Vai trò của nhà nước đối với hoạt động đào tạo nghề cho lao động xuất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 32 - 34)

động xuất khẩu

Trong nền kinh tế thị trường, nhà nước đóng vai trò quan trọng nhất trong quản lý toàn bộ nền kinh tế và cung cấp hàng hoá cho xã hội (thông qua chủ thể của mình là các doanh nghiệp nhà nước, các cơ sở sản xuất thuộc sở hữu nhà nước). Tuy nhiên tính chất quan trọng của nhà nước còn phải tuỳ thuộc tính chất của từng loại hàng hoá. Nếu là những loại hàng hoá tư nhân thì nhà nước không cần thiết phải trực tiếp sản xuất mà nên để thị trường tự do tự chủ cung cấp những loại hàng hoá này vì hiệu quả kinh tế là thế mạnh của khu vực tư nhân. Hơn nữa, thông qua các chính sách khuyến khích đầu tư, ưu đãi thuế, quyền sử dụng đất, trợ cấp…, Nhà nước có thể hướng dòng tài chính dịch chuyển từ những ngành có năng suất biên thấp đến ngành có năng suất biên cao hơn, và nhiệm vụ sản suất hàng hoá cho xã hội có thể đạt được hiệu quả bởi “bàn tay vô hình” tự điều tiết của thị trường.

Đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐXK nói riêng là loại hàng hoá có nhiều bất đối xứng thông tin, có lợi ích ngoại sinh và là công cụ điều tiết thu nhập vì vậy cơ chế kiểm soát chất lượng cũng như giá cả của nó phức tạp hơn nhiều. Chính điều này làm cho việc quản lý đối với hàng hoá này khó khăn hơn, nhà nước cần có những chính sách quản lý nó. Do mỗi quốc gia trên thế giới đều có những điều kiện về kinh tế, xã hội, lịch sử, văn hoá khác nhau, vì vậy vai trò, chức năng của Nhà nước trong việc thúc đẩy sự phát triển của ngành giáo dục đào tạo nói chung và trong đào tạo nghề cho LĐXK nói riêng của nền kinh tế thị trường ở mỗi quốc gia là khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung Nhà nước cần chú trọng phát triển sự nghiệp giáo dục, và tìm cách phát huy tác dụng chủ đạo của giáo dục, cụ thể được thể hiện ở 2 phương diện sau:

Thứ nhất, Cung cấp kinh phí đào tạo: căn cứ vào chi phí đào tạo đối với

mỗi học sinh, nhà nước coi đó là một loại chi phí công cộng chuẩn. Và ở hầu hết các quốc gia có nền kinh tế thị trường thì kinh phí đào tạo nghề thì nhà nước là người cung cấp chính. Ví dụ ở Mỹ, trong những năm 90, các trường đại học cộng đồng công lập chiếm gần 2/3, còn lại hơn 1/3 là các trường dân lập. Nguồn kinh phí đào tạo của trường công lập chủ yếu lấy từ nguồn thuế của địa phương, từ nguồn ngân sách chính phủ bang, từ nguồn tài trợ của chính phủ liên bang, từ nguồn học phí của học sinh, ngoài ra còn hỗ trợ từ nguồn trợ cấp xã hội của chính phủ. Năm 1990 các trường dạy nghề công lập của bang Wisconsin (Mỹ) kinh phí đào tạo 45% là từ nguồn thuế của đại phương, 20% từ ngân sách chính phủ bang và liên bang, 10% là từ nguồn thu học phí, phần còn lại là từ nguồn trợ cấp của xã hội và nguồn thu nhập từ quá trình sản xuất của nhà trường.

Thứ hai, Quản lý và điều tiết quá trình phát triển lĩnh vực đào tạo nghề

nghề cho LĐXK: Đối với lĩnh vực đào tạo nghề nói chung và đào tạo nghề cho LĐXK nói riêng, Nhà nước cần có những chính sách quản lý hiệu quả nhằm phát triển ngành giáo dục và đào tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển của nền kinh tế xã hội cũng như những yêu cầu ngày càng khắt khe của chủ sử dụng lao động ngoài nước. Các biện pháp quản lý chủ yếu cần tập trung vào việc quy hoạch, xác lập hành lang pháp luật cho quá trình thu phí đào tạo, xây dựng và cung cấp những căn cứ kinh tế cho việc phát triển đào tạo nghề; lập ra những quy phạm và điều chỉnh các quan hệ giữa các ngành nghề và các loại hình đào tạo nghề; đổi mới các mục tiêu định hướng đào tạo nghề theo nhu cầu của thị trường lao động ngoài nước và tiếp cận thị trường dựa trên nhu cầu phát triển kinh tế xã hội trong tương lai. Đối với thực ti n Việt Nam hiện nay, để làm được các việc này Nhà nước nên là chủ thể chính trong đầu tư đáp ứng những đòi hỏi về nhu cầu nhân lực có trình độ tay nghề

cao. Nhà nước cần đầu tư xây dựng, nâng cấp thêm nhiều trường dạy nghề chính quy từ bậc trung cấp nghề, cao đẳng nghề, chú trọng đào tạo đội ngũ nhân lực trình độ cao phục vụ nhu cầu XKLĐ. Các chính sách cần tập trung vào việc khuyến khích các thành phần kinh tế tư nhân, tập thể, các tổ chức chính trị xã hội, các hiệp hội, đoàn thể tham vào quá trình đào tạo, đầu tư xây dựng mới các trường dạy nghề cho xã hội, thực hiện xã hội hoá giáo dục. Xây dựng những quy định về trách nhiệm xã hội của các trường đào tạo nghề đối với sản phẩm đào tạo của mình; tăng cường mối quan hệ giữa trường đào tạo nghề với doanh nghiệp, bảo đảm tính hiệu quả của việc đào tạo được kéo dài, được kề thừa và tiếp nối đối với mỗi cá nhân người lao động; Xây dựng cơ cấu đào tạo nghề linh hoạt, nâng cao và bảo đảm chất lượng của việc đào tạo; tiếp tục sửa đổi bổ sung nhằm hoàn thiện luật Dạy nghề vừa phù hợp với yêu cầu phát triển của nền kinh tế, đảm bảo tất cả người lao động được đào tạo đáp ứng yêu cầu của đơn vị sử dụng lao động và xu thế phát triển của xã hội, vừa phát huy được sức mạnh tổng hợp của xã hội trong việc phát triển lĩnh vực đào tạo nghề trong xã hội cũng như quốc tế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 32 - 34)