Phương pháp phân tích tổng hợp

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 53 - 54)

Phân tích trước hết là phân chia cái toàn thể của đối tượng nghiên cứu thành những bộ phận, những mặt, những yếu tố cấu thành giản đơn hơn để nghiên cứu, phát hiện ra từng thuộc tính và bản chất của từng yếu tố đó; từ đó hiểu được đối tượng nghiên cứu một cách mạch lạc hơn, hiểu được cái chung phức tạp từ những yếu tố bộ phận ấy. Nhiệm vụ của phân tích là thông qua cái riêng để tìm ra được cái chung, thông qua hiện tượng để tìm ra bản chất, thông qua cái đặc thù để tìm ra cái phổ biến.

Tổng hợp là quá trình ngược với quá trình phân tích, nhưng lại hỗ trợ cho quá trình phân tích để tìm ra cái chung, cái khái quát. Từ những kết quả nghiên cứu từng mặt, phải tổng hợp lại để có nhận thức đầy đủ, đúng đắn cái chung, tìm ra được bản chất, quy luật vận động của đối tượng nghiên cứu.

Phương pháp phân tích - tổng hợp được sử dụng chủ yếu trong Chương 3, Chương 4. Cụ thể như sau:

Thứ nhất, phân tích cơ sở khoa học để lựa chọn, xác định các nhân tố

ảnh hưởng tới hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu. Các nhân tố bao gồm: nhân tố thị trường tiếp nhận lao động, nhân tố thuộc về môi trường trong nước,...

Thứ hai, phân tích tình hình xuất khẩu lao động và đào tạo nghề cho lao

động xuất khẩu.

Thứ ba, phân tích bối cảnh kinh tế mới ảnh hưởng tới thị trường xuất

khẩu lao động.

Thứ tư, phân tích cơ sở khoa học để đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao

hiệu quả đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 53 - 54)