Kết quả đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 70 - 78)

công ở những thị trường được xem là “bình dân” mà không thể thâm nhập các thị trường có thu nhập cao như Mỹ, Canada, Australia và một số nước Đông Âu... đòi hỏi lao động phải có tay nghề cao, trình độ ngoại ngữ khá. Như vậy, với trình độ tay nghề của lực lượng lao động xuất khẩu như hiện nay, Việt Nam hầu như bị động trước những đơn hàng về lao động có nghề của đối tác, bởi những nghề đối tác nước ngoài có nhu cầu tuyển dụng thì ta không đào tạo hoặc có đào tạo nhưng tay nghề chưa đáp ứng được yêu cầu của nước tiếp nhận lao động.

3.2.2. Kết quả đào tạo nghề cho người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động xuất khẩu lao động

Xu hướng quốc tế hóa trong việc sử dụng lao động giữa các quốc gia đưa đi hay tiếp nhận lao động đang ngày một tăng. Mặc dù trong giai đoạn hiện nay, lao động phổ thông vẫn chiếm đa số trên thị trường lao động quốc tế, nhưng xu hướng chung là sẽ dần dần đi vào sử dụng lao động có trình độ chuyên môn cao, nhất là gắn với di n biến của Cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư (Cách mạng công nghiệp 4.0).

Chẳng hạn như thị trường Malaysia, hiện do các ngành kinh tế - đặc biệt là ngành công nghiệp phát triển mạnh nên nhu cầu đối với lao động không chuyên và bán chuyên nghiệp vẫn gia tăng; nhưng đồng thời do trọng tâm phát triển hướng vào tự động hoá cũng như nổi lên của kinh tế tri thức và các

ngành công nghiệp công nghệ cao nên nhu cầu đối với công nhân ngoại quốc có chuyên môn cao cũng ngày một tăng, nhất là khi ngành giáo dục trong nước họ không đủ khả năng đáp ứng nhu cầu này. Nhìn chung, đa số các nước tiếp nhận lao động nước ngoài đều có chính sách cởi mở và ưu tiên hơn đối với loại hình lao động này. Chính vì vậy, ở trình độ tay nghề cao hơn thì sự dịch chuyển sẽ trở nên tự do hơn trong thị trường lao động toàn cầu.

Bên cạnh xu hướng trên là hiện tượng dịch chuyển việc làm từ các nước phát triển đến các nước đang phát triển ở châu Á, bởi chi phí lao động thấp là một trong những lợi thế cạnh tranh rất lớn ở các nước này. Xu hướng này mở ra một khả năng mới, cho phép các nước dư thừa lao động thực hiện xuất khẩu lao động tại chỗ, thuận lợi nhiều hơn cho người lao động. Tuy nhiên, khả năng này hiện còn rất hạn chế vì nó đòi hỏi lao động xuất khẩu phải có trình độ nghề nghiệp cao, trong khi không phải quốc gia xuất khẩu lao động nào cũng có sẵn để đáp ứng được.

Trình độ nghề không chỉ căn cứ vào bằng cấp, chứng chỉ của các cơ sở đào tạo trong nước mà phải được xác định qua tuyển chọn, kiểm tra, đánh giá của đối tác nước ngoài. Quan trọng hơn, phải thể hiện trong năng lực làm việc thực sự của người lao động có đáp ứng được đòi hỏi của công nghệ sản xuất, độ phức tạp của công việc mà họ đảm nhiệm hay không. Nhiều lao động Việt Nam được coi là có tay nghề thợ xây, nhưng khi nước ngoài tuyển chọn lại không đạt vì chưa thực hiện được những thao tác rất cơ bản của nghề do không được đào tạo bài bản. Học sinh tốt nghiệp nghề hàn ở trường cao đẳng nhưng chuyên gia nước ngoài khó chọn được ngay người có thể bồi dưỡng để thực hiện các thao tác hàn kỹ thuật cao theo yêu cầu của họ là phổ biến, hầu hết phải đào tạo lại. Như vậy, thị trường đòi hỏi lao động được đào tạo cơ bản và chuyên sâu, đặc biệt là phải phù hợp với công nghệ sản xuất cụ thể, mang

Bảng 3.3: Cơ cấu trình độ chuyên môn của ngƣời lao động Việt Nam giai đoạn 2015 – 2018 Đơn vị tính: Số LĐ: Người; Tỷ trọng: % Năm Ngành nghề Trình độ chuyên môn Tổng số Lao động kỹ thuật Lao động phổ thông SL TL SL TL 2015 Điện tử 26.453 13.117 49,59 13.336 50,41 May mặc 24.389 11.263 46,18 13.126 53,82 CN xây dựng 45.214 28.975 64,08 16.239 35,92 Cơ khí 4.165 2.103 50,49 2.062 49,51 Khác 15.759 4.214 26,74 11.545 73,26 Cộng 115.980 59.672 51,45 56.308 48,55 2016 Điện tử 28.167 15.874 56,36 12.293 43,64 May mặc 26.540 13.218 49,8 13.322 50,2 CN xây dựng 48.788 31.798 65,18 16.990 34,82 Cơ khí 6.697 2.756 41,15 3.941 58,85 Khác 16.104 6.143 38,15 9.961 61,85 Cộng 126.296 69.789 55,26 56.507 44,74 2017 Điện tử 27.985 15.861 56,68 12.124 43,32 May mặc 31.524 16.719 53,04 14.805 46,96 CN xây dựng 48.617 32.361 66,56 16.256 33,44 Cơ khí 7.269 3.058 42,07 4.211 57,93 Khác 19.356 8.165 42,18 11.191 57,82 Cộng 134.751 76.164 56,52 58.587 43.48 2018 Điện tử 29.870 16.125 53,98 13.745 46,02 May mặc 33.592 17.586 52,35 16.006 47,65 CN xây dựng 45.129 33.628 74,52 11.501 25,48

Năm Ngành nghề Trình độ chuyên môn Tổng số Lao động kỹ thuật Lao động phổ thông SL TL SL TL Cơ khí 11.453 5.023 43,86 6.430 56,14 Khác 22.816 9.158 40,14 13.658 59,86 Cộng 142.860 81.520 57,06 61.340 42,94

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Cục Quản l lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH

Về cơ cấu ngành nghề, hiện nay lao động của Việt Nam được đưa đi làm việc ở nước ngoài theo một số nhóm ngành chủ yếu như: Điện tử, May mặc, Xây dựng, Cơ khí. Nhu cầu của hầu hết các nhóm ngành đều tăng, năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là nhóm ngày Xây dựng và Cơ khí có nhu cầu rất lớn. Trình độ chuyên môn của người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo một số ngành nghề chủ yếu qua các năm gần đây cũng có những đặc điểm riêng: Một số ngành nghề phục vụ xuất khẩu lao động đã thu hút được lượng nhỏ lao động có trình độ đại học, phần lớn số lao động có nghề còn lại là lao động kỹ thuật.

Bảng 3.4: Tỷ lệ lao động có nghề trong tổng số lao động Việt Nam xuất cảnh giai đoạn 2015 – 2018

Đơn vị tính: Người, % Số TT Năm Số lao động xuất cảnh Tổng số Lao động có nghề Tỷ lệ % lao động có nghề 1 2015 115.980 59.672 51,45 2 2016 126.296 69.789 55,26 3 2017 134.751 76.164 56,52 4 2018 142.860 81.520 57,06

Nguồn: Tổng hợp từ các báo cáo của Cục Quản l lao động ngoài nước, Bộ LĐTB&XH

Tỷ lệ lao động có trình độ tay nghề đã qua đào tạo trong tổng số lao động đưa đi làm việc ở nước ngoài năm 2015 là 51,45%. Đến năm 2018, tỷ lệ này đạt 57,06%, là tỷ lệ cao nhất trong những năm gần đây, tăng thêm 5,61% so với tỷ lệ lao động có nghề tương ứng của năm 2015. Điều đó cho thấy Việt Nam cũng đã chú trọng hơn tới chất lượng lao động đi làm việc ở nước ngoài; tuy nhiên con số trên cũng chưa thể đáp ứng được nhu cầu lao động có nghề của các nước tiếp nhận lao động.

Việc đưa những NLĐ có trình độ tay nghề cao, đã qua đào tạo đi làm việc ở nước ngoài không những mang lại cho họ cơ hội có được việc làm với thu nhập cao mà còn giúp tăng nguồn thu ngoại tệ cho đất nước, đồng thời quảng bá hình ảnh con người Việt Nam, khẳng định uy tín quốc gia trong khu

vực và trên thế giới. Đánh giá chung về người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động hiện nay có thể thấy:

(1) Về chất lượng đào tạo cơ bản: Sau hơn 30 năm đổi mới, tuy đã có những thay đổi rất lớn, nhưng Việt Nam vẫn là một nước nông nghiệp, đang phát triển, chất lượng nguồn nhân lực còn hạn chế. Chất lượng nhân lực Việt Nam theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới năm 2016 chỉ đạt 3,79 điểm (thang điểm 10) trong khi một số nước trong khu vực như Malaysia là 5,59/10, Thái Lan là 4,94/10; Việt Nam đứng thứ 11/12 nước ở châu Á tham gia xếp hạng. Điểm yếu cơ bản của lực lượng lao động Việt Nam hiện nay là tỷ lệ lao động qua đào tạo, nhất là đào tạo nghề dài hạn, có trình độ cao còn thấp, chỉ bằng 1/3 các nước và các nền công nghiệp mới như Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore… Mặt khác, kỹ năng tay nghề yếu, đặc biệt là so với tiêu chuẩn nghề của khu vực và thế giới. Năng lực cạnh tranh và năng suất lao động của Việt Nam cũng còn hạn chế. Năng suất lao động trung bình của Việt Nam chỉ bằng một nửa các nước ASEAN, thấp hơn Indonesia 10 lần, Thái Lan 30 lần, Nhật Bản 135 lần, khiến chỉ số cạnh tranh của Việt Nam trên trường quốc tế liên tục giảm trong những năm qua. Vì vậy, cần phải đẩy nhanh việc nâng cao chất lượng giáo dục - đào tạo có kỹ năng nghề và có năng lực làm việc trong môi trường đa văn hóa. Bên cạnh đó, lao động Việt Nam làm việc ở nước ngoài không hoặc ít có khả năng phát triển, bởi ý thức tự đào tạo, nâng cao tay nghề của người lao động còn rất hạn chế. Đa số NLĐ Việt Nam thường thiếu chủ động tìm hiểu công việc có liên quan, không đề cao ý thức tự rèn luyện kỹ năng, hoàn thiện bản thân mà chủ yếu thực hiện công việc một cách máy móc theo sự phân công, hướng dẫn của chủ sử dụng lao động. Nguyên nhân chính là do ý thức tự đào tạo của NLĐ còn yếu; ngoài ra, yếu tố dây chuyền công nghệ trong sản xuất cũng hạn chế tính sáng tạo và làm giảm khả năng phát triển của NLĐ. Không chỉ vậy, người lao động Việt

Nam làm việc ở nước ngoài còn thiếu, yếu về tính liên thông, liên kết, chưa biết liên kết các bước công việc thành một quy trình lao động hoàn chỉnh. Do vậy, phần lớn NLĐ Việt Nam chỉ đảm nhận được những công việc giản đơn mà chưa tiếp cận được với những công việc phức tạp, đòi hỏi trình độ chuyên môn cao.

(2) Về tính đồng bộ về các mặt chủ yếu của người lao động xuất khẩu:

Hầu hết người lao động Việt Nam tham gia xuất khẩu lao động mới chỉ đáp ứng được các công việc không đòi hỏi khắt khe về trình độ chuyên môn và kỹ năng nghề. Do vậy, đối với các công việc có yêu cầu trình độ kỹ thuật và tay nghề cao hoặc yêu cầu về khả năng tổ chức quản lý của đối tác nước ngoài thì lao động của ta chưa đáp ứng được. Việt Nam hiện nay không chỉ thiếu lực lượng lao động kỹ thuật mà còn thiếu trầm trọng cả đội ngũ cán bộ hành chính, cán bộ quản lý chất lượng cao. Nhân lực được đào tạo trong hệ thống giáo dục nghề nghiệp dù đã có những chuyển đổi để thích nghi với nền kinh tế thị trường; song vẫn chưa đáp ứng kịp nhu cầu của thị trường lao động, chưa gắn kết tốt với việc làm. So với các nước phát triển, sản phẩm đào tạo nguồn nhân lực ở Việt Nam chất lượng còn hạn chế, thiếu tính cạnh tranh do năng lực hoạt động, năng lực chia sẻ và năng lực hòa nhập còn nhiều mặt bất cập, dù người Việt Nam không thiếu sự thông minh và cần cù. Đặc biệt, so với nhiều các nước phát triển, người lao động Việt Nam cho đến nay vẫn chỉ ở mức rất thấp về sự thành thạo tiếng Anh và công nghệ cao.

(3) Về năng lực, phẩm chất đạo đức, trí tuệ của người lao động xuất khẩu: Ý thức cộng đồng của người lao động Việt Nam còn hạn chế. Một bộ

phận lao động còn thiếu ý thức tôn trọng pháp luật: tình trạng đơn phương bỏ trốn khỏi nơi làm việc theo hợp đồng hoặc không chịu về nước sau khi đã kết thúc thời hạn làm việc theo hợp đồng đang di n ra khá trầm trọng ở những thị trường có thu nhập cao và ổn định như Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan,... Nổi

cộm là tình trạng lao động bỏ trốn, cư trú bất hợp pháp thời gian qua chủ yếu xảy ra ở Hàn Quốc. Thời điểm cao nhất là hơn 55% vào năm 2016. Qua 3 năm thực hiện quyết liệt các giải pháp để ngăn chặn và khắc phục, đến nay tỷ lệ lao động Việt Nam ra nước ngoài bỏ trốn đã giảm xuống còn 33%. Tại hai thị trường có số lượng tiếp nhận lao động Việt cao nhất hiện nay là Nhật Bản, Đài Loan thì tỷ lệ lao động bất hợp pháp của Việt Nam lần lượt là 4% và 14%; nhưng so với thị trường Hàn Quốc thì tỷ lệ này vẫn thấp hơn rất nhiều. Thực trạng đó gây hậu quả nghiêm trọng cho chiến lược phát triển xuất khẩu lao động của nước ta. Tỷ lệ lao động bỏ trốn cao sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hạn ngạch cho lao động Việt Nam được phép nhập cảnh vào thị trường lao động của các quốc gia và vùng lãnh thổ này. Điều này đồng nghĩa với việc ngừng tiếp nhận lao động Việt Nam ở một số thị trường có tỷ lệ lao động bỏ trốn cao và cơ hội tham gia xuất khẩu lao động của lao động Việt Nam tới các thị trường này sẽ không còn nữa. Xuất khẩu lao động của Việt Nam đang chịu sức ép cạnh tranh gay gắt về thị trường, về hiệu quả kinh tế và về chất lượng lao động. Khả năng thích ứng, hội nhập văn hoá - xã hội của phần lớn số lao động đi làm việc ở nước ngoài còn yếu. Không chỉ vậy, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài còn rất yếu về ngoại ngữ, về tác phong công nghiệp và về khả năng thích ứng với mối quan hệ chủ thợ. Tình trạng lao động không có thiện chí hợp tác với chủ sử dụng lao động, với đại diện của doanh nghiệp Việt Nam ở nước ngoài để thương lượng, giải quyết những tranh chấp phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, tự ý đình công, lãn công, đưa ra những yêu sách bất hợp lý đối với chủ sử dụng lao động hoặc gây ra các vụ đánh nhau, trộm cắp,... cũng còn phổ biến ở một số thị trường trọng điểm như ở Malaysia, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật Bản, Brunei.

Chính những hạn chế nêu trên đã và đang là nguyên nhân dẫn đến nguy cơ giảm thị phần hoặc mất một số thị trường xuất khẩu lao động “truyền thống” của xuất khẩu lao động Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 70 - 78)