Đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 25 - 32)

1.2.2.1. Khái niệm

“Đào tạo NNL là quá trình trang bị kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các kỹ năng lao động cần thiết cho NLĐ, để họ có thể đảm nhận được một công việc nhất định. Giáo dục đào tạo có thể được chia thành giáo dục hàn lâm và đào tạo nghề. Giáo dục hàn lâm nhằm phát triển toàn diện nhân cách và những năng lực rộng cho người học, còn đào tạo nghề nhằm vào mục đích cụ thể và công việc cụ thể được định hướng; đào tạo nghề tập trung vào việc dạy nghề, nâng cao trình độ chuyên môn, tay nghề, phát triển các kỹ năng,

đạo đức, ý thức lao động … nhằm tạo điều kiện cho học viên sau khi kết thúc khóa đào tạo có khả năng, trình độ đáp ứng yêu cầu của người sử dụng lao động, giúp họ tự tìm hoặc tự tạo việc làm nâng cao thu nhập cho bản thân và gia đình, đồng thời góp phần cung ứng nguồn lao động chất lượng cao đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế đất nước trong bối cảnh đẩy mạnh CNH-HĐH.

Hầu hết các quan điểm của các nhà nghiên cứu đều cho rằng đào tạo nghề là quá trình phát triển có hệ thống kiến thức chuyên môn nghề nghiệp, kỹ năng và ý thức kỷ luật lao động; nhằm hướng học viên được đào tạo vào hoạt động nghề nghiệp cụ thể và các hoạt động xã hội.

Đây là một trong những công việc hệ trọng đối với tất cả các nước, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam và lại đang chuyển đổi sang kinh tế thị trường, mở rộng hội nhập quốc tế. Ở đây, cần nhắc lại một tổng kết khoa học sâu sắc của Các Mác: “Những thời đại kinh tế khác nhau không phải ở chỗ sản xuất ra cái gì mà là ở chỗ chúng sản xuất bằng cách nào, với tư liệu lao động nào” (Các Mác – Tư bản, Tập 9 - NXB Sự thật năm 1973 - tr338).

Theo khoản 2 điều 3 luật số 74/2014/QH13 – Luật giáo dục nghề nghiệp ban hành ngày 27 tháng 11 năm 2014 quy định: Đào tạo nghề nghiệp là hoạt động dạy và học nhằm trang bị kiến thức, kỹ năng và thái độ nghề nghiệp cần thiết cho người học để có thể tìm được việc làm hoặc tự tạo việc làm sau khi hoàn thành khóa học hoặc để nâng cao trình độ nghề nghiệp. Cũng theo quy định tại điều 3 của Luật này, đào tạo nghề được tiến hành theo hai hình thức là đào tạo chính quy và đào tạo thường xuyên với các cấp độ đào tạo bao gồm đào tạo trình độ sơ cấp, trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng và các chương trình đào tạo nghề nghiệp khác cho người lao động.

Theo tác giả luận văn này, đào tạo nghề cho NLĐ tham gia xuất khẩu

nghề nghiệp cơ bản để có thể tiến hành lao động sản xuất, thao tác đúng những hoạt động cần thiết để có thể thực hiện được một công việc nhất định theo yêu cầu đặt ra của đối tác nước ngoài.

1.2.2.2. Nội dung đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu

Đào tạo kiến thức chuyên môn, nâng cao tay nghề

Kiến thức là sự hiểu biết của con người về chính mình và thế giới khách quan. Đó là những gì con người tích lũy được thông qua các hoạt động giáo dục đào tạo hoặc trải nghiệm thực tế cuộc sống của mình.

Kiến thức là những thông tin mà con người có được và lưu trữ trong bộ não, cách thức họ tổ chức, sử dụng các thông tin này (PGS.TS Nguy n Tiệp, (2005), “Giáo trình Nguồn nhân lực”, trang 165).

Mỗi công việc, nghề nghiệp đều yêu cầu NLĐ phải có những hiểu biết cơ bản, trình độ chuyên môn tay nghề nhất định để đảm bảo công việc. Cụ thể:

- Kiến thức đại cương là những kiến thức được trang bị thông qua một giai đoạn bắt buộc với tất cả sinh viên, mọi người đều phải biết như nhau (kiến thức mang tính chung nhất), thời gian đào tạo kéo dài từ 1 đến 2 năm đầu đối với các hệ đào tạo dài hạn (hệ ngắn hạn thì ít hơn). Học xong, sinh viên có thể chuyển sang chuyên ngành khác nhau, có quan hệ gần với kiến thức đại cương.

- Kiến thức cơ sở là kiến thức nghề nghiệp chuyên môn mà người học sẽ dựa vào nó để xây dựng và phát triển kiến thức nghề nghiệp chuyên môn. Ví dụ: kiến thức về kinh tế vi mô, vĩ mô, lịch sử các học thuyết kinh tế, xã hội học, tâm lý học, khoa học quản lý, những kiến thức căn bản về thông tin, đồ họa, điện công nghiệp, vật liệu cơ khí… đều có vai trò tạo nền tảng cơ sở.

- Kiến thức công cụ cho chuyên môn nghề nghiệp là các kiến thức mà kiến thức chuyên môn nghề nghiệp dùng nó làm các cơ sở tính toán cho mình. Ví dụ: toán, thống kê, kế toán và soạn thảo văn bản, thiết kế,… Những kiến thức này đóng vai trò là công cụ cho chuyên môn đối với người được đào tạo.

- Kiến thức chuyên môn nghề nghiệp là kiến thức lý thuyết và thực hành để thực hiện một chuyên môn nghiệp vụ nào đó trong xã hội. Ví dụ: ngành kế toán, quản trị kinh doanh, quản trị nhân lực, marketing… và nghề nghiệp gồm có: nghề điện, điện tử, mộc, may mặc,…

Đào tạo kỹ năng

Kỹ năng là năng lực hay khả năng riêng của bản thân mỗi người về một

hoặc nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống. Khi mới sinh ra, con người đều chưa có kỹ năng về một công việc cụ thể thể nào. Hầu hết các kỹ năng nghề nghiệp mà NLĐ có được là do được đạo tạo hoặc tự tích lũy trong quá trình lao động, do đó cần hình thành hệ thống đào tạo nghề nghiệp để đào tạo kỹ năng, năng lực cho mỗi NLĐ.

“Kỹ năng lao động là các nhận thức của người lao động cả về chiều rộng và chiều sâu của một chuyên môn nghề nghiệp nào đó để hình thành năng lực lao động đối với chuyên môn nghề nghiệp đó” (Th.s Lương Văn Úc, (2003), Giáo trình Tâm lý học Lao động, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân, trang 71). NLĐ dựa vào những hiểu biết của mình tiến hành lao động sản xuất, thực hiện các công việc chuyên môn, tích lũy kinh nghiệm giải quyết các vấn đề phát sinh trong quá trình lao động, từ đó dần hình thành kỹ năng nghề nghiệp biết mình cần phải làm những việc gì và làm việc đó như thế nào, thời gian bao lâu, điều kiện làm việc như thế nào,...

Trình độ của NLĐ sau khi trải qua đào tạo nghề được đánh giá thông qua năng lực thực hiện công việc. Đó chính là việc NLĐ biết vận dụng các kiến thức và kỹ năng cần thiết vào công việc đồng thời có tinh thần và ý thức chấp hành kỷ luật lao động để thực hiện và hoàn thành tốt các yêu cầu, nhiệm vụ được giao.

- Năng lực chuyên môn: NLĐ cần được trang bị những kiến thức

chuyên môn, kỹ năng nghề, các kỹ xảo cần thiết để thực hiện các công việc cụ thể, có thể chủ động thực hiện tốt công việc và xử lý linh hoạt, sáng tạo mọi tình huống phát sinh trong quá trình lao động.

- Năng lực phương pháp: Là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng các kiến

thức, kỹ năng đã tiếp thu được sao cho thích hợp với hoàn cảnh mới trong môi trường cụ thể, có khả năng xử lý thông tin trong quá trình lao động và học tập, đưa ra các giải pháp thích ứng để giải quyết các nhiệm vụ mới xuất hiện trong công việc; đồng thời có khả năng làm chủ các tình huống xảy ra trong thực ti n để giải quyết các vấn đề nghề nghiệp và xã hội.

- Năng lực xã hội: Là khả năng và sự sẵn sàng sử dụng phương pháp đã

được trang bị, đề ra chiến lược, chiến thuật trong việc tự đào tạo và bồi dưỡng; đồng thời có khả năng phối hợp với đồng nghiệp trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, biết tổ chức phối hợp để làm việc theo tổ nhóm.

Đào tạo ngoại ngữ

Những thị trường xuất khẩu lao động yêu cầu về kỹ năng càng khắt khe thì mức thu nhập đối với người lao động càng hấp dẫn. Để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, bên cạnh trình độ tay nghề, các doanh nghiệp xuất khẩu lao động cần chú trọng việc đào tạo ngoại ngữ cho người lao động. Việc sử dụng thành thạo ngoại ngữ giúp người lao động có thể chủ động, tự tin

trong giao tiếp với người sử dụng lao động nhằm nắm bắt những yêu cầu công việc, sẵn sàng hòa nhập với môi trường lao động và sinh sống ở nước ngoài.

Bồi dưỡng kiến thức cần thiết cho người lao động

Nhằm mục đích trang bị cho người lao động những hiểu biết cần thiết về pháp luật Việt Nam, pháp luật cũng như phong tục, tập quán, nếp sống, sinh hoạt và làm việc của nước tiếp nhận lao động, các nội dung đào tạo kiến thức cần thiết cho người lao động trước khi đi làm việc ở nước ngoài bao gồm:

+ Truyền thống, bản sắc băn hóa của dân tộc.

+ Những nội dung về pháp luật lao động, hình sự, dân sự...của Việt Nam và nước tiếp nhận lao động.

+ Nội dung hợp đồng ký giữa người lao động và doanh nghiệp, tổ chức sự nghiệp, tổ chức, cá nhân đầu tư ra nước ngoài đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài.

+ Kỷ luật, an toàn vệ sinh lao động.

+ Phong tục, tập quán, văn hóa của nước tiếp nhận. + Cách thức ứng xử trong lao động và đời sống.

+ Sử dụng các phương tiện giao thông, đi lại, mua bán, sử dụng các dụng cụ, thiết bị phục vụ sinh hoạt hàng ngày.

+ Những vấn đề cần chủ động phòng ngừa trong thời gian sống và làm việc ở nước ngoài.

1.2.2.3. Hình thức đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu

Hoạt động đào tạo cơ bản tại trường đào tạo nghề với mục đích trang

bị cho học viên những kiến thức, kỹ năng cơ bản về nghề lao động trong tương lai. Trong giai đoạn đầu, học viên học theo kỹ thuật tổng hợp chung một nghề diện rộng, tạo nền tảng kiến thức cơ bản để tiến hành lựa chọn và học những kiến thức chuyên môn về những nghề cụ thể,... Kết thúc giai đoạn đào tạo này, người học cần nắm được quy luật chung trong quá trình lao động của người công nhân.

Đào tạo tại cơ sở sản xuất là hoạt động đào tạo trực tiếp. Người học

được thực hành công việc trực tiếp dưới sự hướng dẫn, giám sát của đội ngũ giáo viên, người quản lý hoặc công nhân lành nghề. Phương pháp được áp dụng là người học quan sát, theo dõi những động tác, thao tác công việc, kết hợp với những kiến thức về cấu tạo, nguyên tắc vận hành, quy trình công nghệ, phương pháp làm việc… đã được học để tiến hành thực hành nghề tại cơ sở sản xuất dưới sự kiểm tra, hướng dẫn trực tiếp của đội ngũ giáo viên và những người tham gia quản lý.

Đào tạo tại doanh nghiệp xuất khẩu lao động

Đào tạo tại doanh nghiệp XKLĐ là việc NLĐ được học nghề và thực hành nghề tại các trường hoặc trung tâm XKLĐ trực thuộc các doanh nghiệp XKLĐ. Tại đây, NLĐ được đào tạo những kiến thức, kỹ năng… theo yêu cầu của đơn vị tiếp nhận lao động ngoài nước. Kết thúc thời gian đào tạo, NLĐ cần vượt qua kỳ thi đánh giá năng lực, kiểm tra tay nghề theo yêu cầu mới được coi là trúng tuyển và tiến hành các thủ tục cần thiết để xuất cảnh.

Những nội dung được đào tạo chủ yếu bao gồm kỹ năng nghề, kỹ năng giao tiếp, ngoại ngữ, văn hóa, phong tục tập quán, chính sách pháp luật có liên quan của nước tiếp nhận lao động.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đào tạo nghề cho lao động xuất khẩu ở việt nam​ (Trang 25 - 32)