CHƯƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU
3.3 Một số kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu tại Công ty
3.3.1 Đối với công ty
- Đào tạo, xây dựng đội ngũ cán bộ, công nhân viên có năng lực nắm bắt và phản ứng nhanh đối với những thay đổi trên thị trường nội địa và quốc tế. Nâng cao kiến thức cần thiết cho người lao động về các tiêu chuẩn chất lượng quốc tế, vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Nâng cao hệ thống website của công ty để khách hàng có thể nắm bắt được nhiều thông tin hơn về công ty.
- Chú trọng công tác tuyển dụng, đào tạo và phát triển cho công nhân viên. Thực hiện các chính sách chăm lo cho đời sống người lao động, tạo động lực cho công nhân viên làm việc, đảm bảo năng suất lao động ổn định, nâng cao lòng trung thành và sự gắn bó giữa người lao động với công ty.
- Tăng cường khả năng tự cung cấp nguồn nguyên liệu đầu vào, chủ động trong việc cung ứng để hạn chế những rủi ro về nguồn nguyên liệu. Thường xuyên kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc thực hiện các quy trình chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nguyên liệu đầu vào đến thành phẩm đầu ra.
- Ngày nay, người tiêu dùng đặc biệt quan tâm đến những vấn đề về sức khỏe và môi trường, nên bên cạnh việc đảm bảo chất lượng sản phẩm công ty nên xem xét phát triển theo hướng thân thiện với môi trường, tạo hiệu ứng cho sản phẩm. Từ đó sản phẩm của công ty sẽ được khách hàng ưa chuộng và có được lợi thế cạnh tranh hơn. - Đa dạng hóa các chủng loại sản phẩm, nghiên cứu, phát triển thêm nhiều sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu đa dạng của khách hàng. Xu hướng thế giới ngày càng tiêu dùng nhiều sản phẩm thủy hải sản tươi sống vì thế trong tương lai, công ty cũng nên xem xét xuất khẩu mặt hàng này.