6 2 Ô nhiễm môi trường do rác thả

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 61 - 64)

Rác thải chưa được thu gom vàø xử lý hợp vệ sinh ở các Thị xã, thị trấn, thị tứ: Hiện nay lượng rác thải ở các Thị xã, thị trấn, thị tứ thải ra hàng ngày từ các nguồn:

- Rác thải sinh hoạt;

- Rác thải ở các khu công nghiệp tập trung, các cơ sở sản xuất, kinh doanh; - Rác thải ở các nhà hàng, khách sạn, trường học, khu vui chơi, giải trí

- Rác thải y tế (bao gồm rác thải của các trạm y tế, các phòng khám vàø điều trị bệnh tư nhân).

Các loại rác trên chưa được thu gom triệt để vàø xử lý hợp vệ sinh. Theo số liệu báo cáo của các huyện thị, khối lượng rác đô thị thu gom hàng ngày trên toàn tỉnh hiện nay đạt khoảng 125 tấn/ngày, đạt khoảng 70% lượng rác đô thị thải ra

Trong Tỉnh vàãn còn xảy ra tình trạng vứt rác bừa bãi, vàãn còn nhiều hộ chưa chịu đóng tiền thu gom rác theo qui định. Rác y tế ở các phòng khám tư nhân vàãn chưa được thu gom riêng mà vàãn thu gom vàø chôn lấp chung với rác sinh hoạt.

Hầu hết các huyện, thị đều đã qui hoạch các bãi chôn lấp rác. Tuy nhiên, các bãi rác chưa được xây dựng cơ sở hạ tầng hoàn chỉnh để đáp ứng các yêu cầu vệ sinh môi trường, những năm lũ cao thường hay bị ngập. Hiện trong tỉnh đang hình thành một số bãi rác tự phát ở cấp xã (khoảng 27 bãi rác với diện tích trung bình khoảng 2-3ha/bãi rác). Việc mỗi xã quy hoạch 01 bãi rác như các huyện, thị đang tiến hành hiện nay là một định hướng không phù hợp về mặt môi trường, vì mỗi bãi rác sẽ là một điểm gây ô nhiễm môi trường, do vàäy càng xây dựng nhiều bãi rác sẽ càng gia tăng vàø làm phân tán nguồn ô nhiễm do rác thải.

Công nghệ chôn lấp rác ở tỉnh hiện nay rất đơn giản vàø lạc hậu. Việc quản lý, xây dựng vàø vàän hành các bãi chôn lấp hầu hết chưa tuân thủ theo các qui định hiện hành dẫn đến ô nhiễm nước, không khí, nước rò rỉ, thẩm thấu rác gây ô nhiễm môi trường nước mặt, nước ngầm, các khí mê tan, H2S … bốc lên gây ô nhiễm môi trường không khí xung quanh.

Năng lực quản lý, công tác thu gom vàø xử lý chất thải rắn còn hạn chế, thể hiện như: Thiếu lực lượng lao động, phương tiện, công cụ thu gom vàø vàän chuyển rác. Ngoại trừ Thị xã Cao Lãnh vàø Thị xã Sa Đéc còn lại tất cả các huyện, thị trong Tỉnh đều thiếu các phương tiện thu gom rác. Hầu hết các huyện, thị sử dụng xe ben đã quá cũ kỹ hoặc xe ba gác thô sơ để thu gom rác. Số lượng công nhân thu gom rác chưa đáp ứng yêu cầu, ở 2 Thị xã dao động khoảng 50-100 người/T. Xã, ở các huyện, thị khoảng 14-20 người/huyện thị.

Tiền thu phí thu gom rác của các hộ dân không đủ trang trãi để sửa chữa vàø mua sắm thêm các trang thiết bị thu gom rác.

Chưa thực hiện được việc thí điểm công tác phân loại rác tại các hộ gia đình đã gây rất nhiều khó khăn trong việc xử lý rác.

Các tổ chức tư nhân chưa tham gia đầu tư nhiều trong công tác thu gom vàø xử lý rác. Công tác thu gom xử lý rác được các huyện giao khoán chủ yếu cho các Ban quản lý chợ hoặc đơn vị thu hoa chi, riêng 02 Thị xã thì công tác thu gom rác giao cho công ty Cấp thoát nước & Môi trường đô thị đảm nhiệm.

Các hoạt động nghiên cứu vàø triển khai thực hiện công tác quản lý chất thải rắn đang được thực hiện nhưng vàãn còn hạn chế, công tác quan trắc môi trường tại các địa điểm chôn rác chưa thực hiện được.

Nguồn kinh phí cho công tác thu gom vàø xử lý chất thải rắn chưa rõ ràng vàø chưa có sự đầu tư đúng mức để thực hiện. Theo báo cáo của các huyện thị, trung bình hàng năm mỗi huyện thị đầu tư khoảng 150 - 200 triệu cho công tác thu gom vàø xử lý chất thải rắn. Kinh phí từ phí thu gom rác thải của các hộ dân là không đáng kể vàø không thể đáp ứng yêu cầu thu gom vàø xử lý rác.

Công tác xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực thu gom vàø xử lý chất thải rắn trong những năm qua chưa được đẩy mạnh áp dụng trong tỉnh, chủ yếu là thực hiện công tác tuyên truyền, giáo dục cộng đồng để ngăn chặn các hành vi xả rác bừa bãi gây ô nhiễm môi trường.

Hiện nay lượng rác ở các đô thị hằng ngày gồm các nguồn sau:

- Rác thải sinh hoạt: Hình thành do sinh hoạt, hàng ngày của các hộ gia đình, các cơ quan, trường học vàø các chợ.

- Rác công nghiệp: Hình thành do các xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp thải ra.

- Rác ở các công viên, đường phố.

- Rác thải y tế: Bao gồm các loại rác thải ở các bệnh viện, trạm xá vàø các phòng khám vàø điều trị tư nhân: bệnh phẩm, bông băng, kim tiêm, chai lọ thuốc…

- Rác thải xây dựng: Phát sinh chủ yếu do sữa chữa các công trình xây dựng đô thị.

- Bùn cống rãnh, phân rút hầm cầu.

Theo kết quả điều tra của Sở Khoa học Công nghệ vàø Môi trường: - Lượng rác hữu cơ dễ phân hữu khoảng 70%

- Các sản phẩm nhựa khoảng 10%

Cũng như nhiều nơi khác, rác thải hiện là một trong những vàán đề bức xúc. Hiện nay, lượng rác thu gom mỗi ngày khoảng 80 tấn được đem đổ tự nhiên ở bãi rác mà không xử lý. Đây là nguồn gây ô nhiễm, lây lan bệnh tật nếu không có các giải pháp xử lý vàø còn làm mất vẻ mỹ quan.

Tại Cao Lãnh vàø Sa Đéc có hai bãi rác lớn, các bãi rác này gần khu dân cư nên phát sinh nhiều vàán đề môi trường, mỹ quan. Một số bãi rác bị ngập vàøo mùa lũ, đặc biệt những năm lũ lớn như năm 2000 thì hầu hết các bãi rác đều bị ngập.

Rác được đổ tự nhiên vàøo mùa khô ở các bãi rác mà không có các giải pháp bảo vệ. Nước rò rỉ từ bãi rác không được thu gom vàø xử lý đã góp phần gây ô nhiễm nguồn nước ngầm. Ngoài ra, mùi hôi, côn trùng gây bệnh cũng là tác nhân ô nhiễm đặc thù của bãi rác.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 61 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w