5 Môi trường đất

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 57 - 58)

Phần lớn diện tích đất ở tỉnh dùng cho sản xuất nông nghiệp (chiếm 64%), đất chuyên dùng chiếm 7,78%, đất ở chiếm 9,03% vàø đất chưa sử dụng chiếm 19,21%. Trong những năm gần đây, đất chuyên dùng có xu hướng tăng lên, chủ yếu là đất dành cho phát triển giao thông vàø xây dựng, điều này thể hiện xu hướng chuyển biến tích cực góp phần hoàn thiện dần hệ thống cơ sở hạ tầng, tạo thuận lợi cho công tác quản lý, thu gom chất thải rắn đồng thời cũng tạo tiền đề cho phát triển công nghiệp vàø dịch vụ.

Hầu hết đất đai trong tỉnh đều được canh tác nông nghiệp, một phần dùng trồng tràm (vùng Đồng Tháp Mười). Hiện nay đất đai trong tỉnh đang gặp 2 vàán đề lớn:

- Thoái hóa đất: do tăng vụ theo kiểu độc canh nên đất đai không được cày

xới thường xuyên, cùng với việc sử dung phân bón hóa học đã làm cho đất đai ngày càng chai cứng, bí, chặt, quá trình ghey hóa diễn ra mạnh mẽ nhất là ở các vùng canh tác 3 vụ lúa/năm trong một thời gian dài. Kết quả là dưỡng chất trong đất mất cân đối, năng suất cây trồng thấp.

- Mất đất canh tác nông nghiệp: phổ biến ở nước ta hiện nay, thường là mất

các loại đất tốt, điều kiện canh tác rất thuận lợi. Chỉ riêng trong 3 năm gần đây đã mất hơn 1. 200 ha đất nông nghiệp để chuyển cho các hoạt động khác bao gồm

o 700 ha đất cho 2 khu công nghiệp Sa Đéc vàø trần quốc toản.

o 62 khu dân cư mới với diện tích khoảng 500 ha (kể cả đất đào đắp) vàø tới đây mỗi huyện-thị sẽ quy hoạch khu trung tâm công nghiệp khoảng 50 ha. Do biến động về đất đai dẫn đến biến động dân cư đã làm phát sinh những vàán đề môi trường bức xúc như kinh tế, xã hội…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 57 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w