1 TỔNG QUAN VỀ CHẤT LƯỢNG NƯỚC NGẦM 1 1 Nguồn gốc vàø chất lượng nước ngầm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 27 - 29)

3. 1. 1. Nguồn gốc vàø chất lượng nước ngầm

Nước mưa, nước mặt vàø hơi nước trong không khí ngưng tụ lại thẩm thấu vàøo lòng đất tạo thành nước ngầm. Nước ngầm được giữ lại hoặc chuyển động trong các lỗ rỗng hay khe nứt của các tầng đất đá tạo nên tầng ngậm nước. Khả năng ngậm nước của các tầng đá phụ thuộc vàøo độ nứt nẻ. Các loại đất sét, hoàng thổ không chứa nước. Ơû nước ta, một số nơi phát hiện nước ngầm phong phú trong các tầng trầm tích biển, trầm tích sông vàø trong tầng đá vôi nứt nẻ.

Các trạng thái tồn tại của nước ngầm:

- Ở thể khí: cùng với không khí nằm trong các lỗ rỗng của đất đá.

- Ở thể bám chặt: bao quanh các hạt đất bằng một lớp rất mỏng, gắn chặt

với đất bằng các lực dính, ở điều kiện bình thường không thể tách ra được. - Ở thể màng mỏng: nằm bao quanh các phần tử đất cát bằng lực phân tử, có

thể di chuyển trong lòng đất dưới ảnh hưởng của lực phân tử nhưng không thể truyền được áp suất.

- Nước mao dẫn: chứa đầy trong các lỗ hỏng nhỏ của đấ, chịu tác dụng của

sức căng bề mặt vàø trọng lực. Nước mao dẫn có thể di chuyển trong đất vàø có thể truyền được áp suất. Vùng nước mao dẫn nằm trên mực nước trọng lực.

- Nước trọng lực hay nước thấm: chứa đầy các lỗ hỏng của đất, chuyển động

dưới tác dụng của trọng lực vàø có thể truyền được áp lực.

Trong các dạng trên chỉ có nước ngầm là có trữ lượng đáng kể vàø có khả năng khai thác được.

Nước ngầm ở nước ta được phân bố gần như ở khắp mọi nơi, nằm ở độ sâu vừa phải. Tầng chứa nước rất dày, trung bình 15-30m có nhiều nơi lên đến 50- 70m do nước ngầm nằm sâu trong lòng đất vàø được bảo vệ bởi các tầng cản nước nên nước ngầm ở nước ta có chất lượng khá tốt: hàm lượng cặn thấp, ít vi trùng, nhiệt độ ổn định, công nghệ xử lý đơn giản nên giá thành sản xuất nước thấp. Tùy vàøo hóa địa tầng chứa nước vàø chất lượng của nguồn bổ cập mà trong nước ngầm thường có hàm lượng muối khoáng khác nhau, nhất là các muối cứng, nếu dùng nước ngầm có hàm lượng muối cứng cao để cất cho nồi hơi thì cần phải làm mềm, đặc điểm nổi bật của nước ngầm là hàm lượng sắt tương đối cao, đặc biệt là sắt Fe2+. Ơû một số vùng, trong nước ngầm có chứa một lượng mangan đáng kể.

Công nghệ xử lý nước ngầm chủ yếu là khử sắt, đôi khi kèm theo xử lý mangan,silic… nước ngầm ven biển thường bị nhiễm mặn, nếu sử dụng để cấp nước thì việc xử lý rất khó khăn, tốn kém. Các vùng ven biển nước ta như Hải Phòng, Thái Bình…. mặc dù nguồn nước ù ngầm rất dồi dào nhưng bị nhiễm mặn nên phải sử dụng nguồn nước mặt làm nguồn cấp nước. Nước ngầm trong các tầng đá vôi nứt nẻ có chất lượng tốt, nước ngầm mạch sâu được các tầng trên bảo vệ nên ít bị nhiễm bẩn bởi các hợp chất hữư cơ vàø vi trùng. Vì thế mà có nhiệt độ ổn định (18-270C). So với nước mặt, nứơc ngầm ấm vàøo mùa đông vàø mát vàøo mùa nóng; ngoài ra, nước ngầm thường được khai thác phân tán, ít ảnh hưởng do chiến tranh, các khu xử lý lưới phân bố ít tốn kém.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 27 - 29)