2 2 Các chỉ tiêu hóa học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 37 - 39)

- Độ cứng của nước: Độ cứng của nước biểu thị hàm lượng muối canxi vàø

Magiê trong nước vì các ion này sẽ kết hợp với một số khoáng trong nước tạo thành cặn trong nước, trong bình đun nước hoặc hệ thống dẫn nước. Như vàäy, nước cứng là do trong nước có chứa các cation canxi hoặc Magiê. Các cation này thường có trong nước ngầm hoặc nước bề mặt chảy qua các

khu vực có đá vôi. Có thể phân biệt thành 3 loại độ cứng: độ cứng tạm thời, độ cứng vĩnh cửu vàø độ cứng toàn phần. Nước có độ cứng cao gây trở ngại cho sinh hoạt vàø sản xuất: giặt quần áo tốn xà phòng, nấu thức ăn lâu chín, gây đóng cặn nồi hơi, giảm chất lượng sản phẩm

- pH: pH của nước được đặc trưng bởi nồng độ ion H+ trong nước. Trong thiên nhiên, pH chi phối hầu hết các tiến trình sinh học trong nước, liên quan đến tính ăn mòn, tính tan của nước, pH chi phối hầu hết các quá trình xử lý nước như: tạo bông, kết tửa, làm mềm, khử sắt, diệt khuẩn.

- Độ kiềm: Độ kiềm trong nước tự nhiên là do các muối của axit yếu gây

nên(có cả kiềm yếu vàø kiềm mạnh). Độ kiềm trong nước cao có thể ảnh hưởng tới sự sống của các vi sinh vàät trong nước, là nguyên nhân gây nên độ cứng của nước. Trong xử lý ô nhiễm nước thì độ kiềm chỉ là chỉ tiêu cần biết để tính toán trong quá trình trung hòa hoặc làm mềm nước, hoặc làm dung dịch đệm trung hòa axít sinh ra trong quá trình keo tụ.

- Clo: Clorua là anion chính trong nước thiên nhiên vàø nước thải. Vị mặn

của clorua thay đổi tùy theo hàm lượng vàø thành phần hóa học của nước. Với mẫu nước chứa 250mgCl/l người ta đã có thể nhận ra vị mặn. Tuy nhiên, khi nước có độ cứng cao, vị mặn lại khó nhận biết dù nước có chứa tới 1000mgCl/l. Khi nước ngầm có hàm lượng clorua lên tới 500-1000mg/l có thể gây ra bệnh thận.

- Sắt: Trong nước ngầm, sắt thường tồn tại dưới sắt II (Fe2+) hòa tan của các muối bicacbonat, sunfat, clorua, đôi khi dưới dạng keo của axít humic hoặc keo silic. Nước ngầm có hàm lượng sắt cao, đôi khi lên tới 30mg/l hoặc cao hơn nữa. Nước mặt chứa sắt (III) nhưng hàm lượng thường không cao. Việc tiến hành khử sắt chủ yếu đối với các nguồn nước ngầm. Khi trong

nước có hàm lượng sắt >0,3mg/l sẽ gây mùi tanh khó chịu, làm vàøng quần áo khi giặt, làm hư hỏng sản phẩm của ngành dệt, giấy, phim ảnh vàø làm giảm tiết diện vàän chuyển nước trong đường ống.

- Mangan: Trong nước ngầm, magan thường tồn tại ở dạng magan II (Mn2+) nhưng với hàm lượng nhỏ hơn Fe2+ rất nhiều. Với hàm lượng magan >0,05mg/l đã gây ra các tác hại cho việc sử dụng vàø vàän chuyển nước như sắt. Công nghệ khử mangan thường kết hợp với khử sắt trong nước.

- Các hợp chất của axit silic: Các hợp chất của axit silic thường gặp ở dạng

keo hay ion hòa tan trong nước. Nồng độ axit silic trong nước cao sẽ gây khó khăn cho việc khử sắt. Trong nước cấp cho nồi hơi áp lực cao, sự có mặt của hợp chất axit silic rất nguy hiểm do cặn silicat lắng đọng trên thành nồi.

- Các hợp chất chứa nitơ: Trong nước nitơ có thể tồn tại dưới dạng axit nitrit

(HNO3-) vàø amôniăc (NH3+). Nếu nước chứa hầu hết các hợp chất hữu cơ chứa nitơ, amôniăc vàø NH4OH, thì chứng tỏ nước gây độc cho cá vàø thủy sinh vàät. Nếu nước chứa nitơ dạng nitrit (NO2-) là nước đã bị ô nhiễm một thời gian dài hơn. Nếu nước chứa chủ yếu nitơ dạng nitrat (NO-3) chứng tỏ quá trình ôxy hóa đã kết thúc.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu và đề xuất việc kiểm soát tình hình ô nhiễm nước ngầm tại Cao Lãnh và Sa Đéc thuộc tỉnh Đồng Tháp (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(99 trang)
w