hàng thƣơng mại
1.3.1Khái niệm, tầm quan trọng và các nhân tố ảnh hưởng tới hạn chế rủi ro tín dụng tại Ngân hàng thương mại theo tiêu chuẩn Basel II
1.3.1.1 Khái niệm hạn chế rủi ro tín dụng
Hạn chế rủi ro tín dụng là sự ngăn ngừa khả năng xảy ra những tổn thất do hoạt động tín dụng đƣa lại và nếu rủi ro tín dụng xảy ra thì giảm thiểu tổn thất cho ngân hàng. Do đó, đây là tổ hợp các biện pháp ngân hàng áp dụng nhằm giảm thiểu tối đa những rủi ro có thể xảy ra và hạn chế mức tối thiểu mức độ thiệt hại khi rủi ro xảy ra trong hoạt động tín dụng ngân hàng.(Nguyễn Hữu Thủy, 2012)
Hạn chế rủi ro tín dụng nhằm vào việc hạ thấp rủi ro tín dụng, nâng cao mức độ an toàn cho kinh doanh của NHTM bằng các chính sách, các biện pháp quản lý, giám sát các hoạt động tín dụng khoa học và hiệu quả.
Nhƣ đã phân tích ở trên, tín dụng ngân hàng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong nền kinh tế thị trƣờng, do đó rủi ro tín dụng không những làm mất đi vai trò tích cực của tín dụng ngân hàng mà ngƣợc lại, nó còn gây những tác hại nghiêm trọng không những đối với hệ thống ngân hàng, với ngƣời đi vay mà đối với cả nền kinh tế và xã hội. Vì thế yêu cầu đảm bảo an toàn cho mỗi khoản tín dụng ngân hàng là điều bắt buộc. Nếu không có những biện pháp phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng thì không thể khắc phục những tác hại to lớn mà rủi ro tín dụng đemlại. Để hạn chế những rủi ro tín dụng phải làm tốt từ khâu phòng ngừa cho đến khâu giải quyết hậu quả do rủi ro gây ra, cụ thể nhƣ:
-Dự báo, phát hiện rủi ro tiềm ẩn: phát hiện những biến cố không có lợi, ngăn chặn các tình huống không có lợi đã và đang xảy ra và có thể lan ra phạm vi rộng. Giải quyết hậu quả rủi ro để hạn chế các thiệt hại đối với tài sản và thu nhập của ngân hàng. Đây là quá trình logic chặt chẽ. Do đó, cần có quản trị để đảm bảo tính thống nhất.
Phòng chống rủi ro đƣợc thực hiện bởi các nhân viên, cán bộ lãnh đạo ngân hàng. Trong ngân hàng, nhân viên có suy nghĩ và hành động khác, có thể trái ngƣợc hoặc cản trở nhau. Vì vậy, đề tài hạn chế rủi ro tín dụng để mọi ngƣời hành động một cách thống nhấtđề ra những mục tiêu cụ thể giúp ngân hàng đi đúng hƣớng. Phải có kế hoạch hành động cụ thể và hiệu quả phù hợp với mục tiêu đề ra.
1.3.1.2 Tầm quan trọng của hạn chế rủi ro tín dụng theo Basel II
Uỷ ban Basel về giám sát ngân hàng (Basel Committee on Banking Supervision - BCBS) đƣợc thành lập vào năm 1974 bởi các NHTW và cơ quangiám sát (CQGS) của 10 nƣớc phát triển (G10) tại thành phố Basel, Thụy Sỹ với mục đích ngăn chặn sự sụp đổ hàng loạt của các NHTM, đặc biệt là từ những thập kỷ 80. Hiện nay, các thành viên của Ủy ban gồm đại diện cơ quan giám sát hoạt động ngân hàng của các nƣớc: Hoa Kỳ, Anh, Bỉ, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Canada, Đức, Hà Lan, Nhật, Thụy Điển, Thụy Sỹ. Ủy ban đƣợc nhóm họp 3 đến 4 lần trong một năm.
còn gọi là là Hiệp ƣớc vốn Basel (the Basel Capital Accord) hay Basel I.
Hệ thống này cung cấp khung đo lƣờng rủi ro tín dụng với tiêu chuẩn vốn tối thiểulà 8%. Basel I không chỉ đƣợc phổ biến trong các quốc gia thành viên mà còn đƣợcphổ biến ở hầu hết các nƣớc khác có các ngân hàng hoạt động quốc tế. Đến năm1996, Hiệp ƣớc vốn (Basel I) đã đƣợc bổ sung, sửa đổi, tuy nhiên vẫn có khá nhiềuđiểm hạn chế đối với giám sát rủi ro của các NHTM ở nhiều nƣớc.
Để khắc phục những hạn chế của Basel I, tháng 6/1999, Uỷ ban Basel đã đề xuất khung đo lƣờng mới với 3 trụ cột chính: (i) yêu cầu vốn tối thiểu trên cơ sở kế thừa Basel I; (ii) sự xem xét giám sát của quá trình đánh giá nội bộ và sự đủ vốn củacác tổ chức tài chính; (iii) sử dụng hiệu quả của việc công bố thông tin nhằm làm lành mạnh kỷ luật thị trƣờng nhƣ là một sự bổ sung cho các nỗ lực giám sát. Đến ngày 26/6/2004, bản Hiệp ƣớc quốc tế về vốn Basel II đã chính thức đƣợc ban hànhvà khuyến nghị áp dụng. Basel II có hiệu lực từ tháng 1/2007 và đƣợc thực hiện theo lộ trình đến hết năm 2009, sau đó thực hiện đầy đủ kể từ năm 2010. Tỷ lệ vốntối thiểu bắt buộc vẫn là 8% trên tổng tài sản có rủi ro, tuy nhiên rủi ro đƣợc tính lại theo 3 yếu tố chính mà ngân hàng phải đối mặt, bao gồm: RRTD, RRHĐ và RRTT. Trọng số rủi ro gồm nhiều mức từ 0% đến 150% hoặc hơn. Theo đó, mẫu số để tính yêu cầu vốn tối thiểu có thay đổi đáng kể.
Tầm quan trọng của hạn chế rủi ro tín dụng theo Basel II đƣợc biểu hiện cụ thể trên các khía cạnh sau:
(i) Xuất phát từ hậu quả của rủi ro tín dụng đối với hoạt động kinh doanh của các ngân hàng thƣơng mại
-Làm tăng chi phí, giảm lợi nhuận của NHTM: Khi rủi ro xảy ra, Ngân hàng phải trích lập dự phòng rủi ro, điều này khiến hiệu quả hoạt động giảm do phải trích dự phòng từ lợi nhuận, nếu tình trạng này kéo dài, khiến lợi nhuận âm sẽ gây hậu quả nghiêm trọng và uy tín bị giảm sút, NH có thể rơi vào tình trạng mất khả năng chi trả, thậm chí có thể bị phá sản, đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay tỷ trọng cho vay tiêu dùng ngày càng lớn hơn so với thời gian trƣớc đây.
hàng thƣơng mại đi vay để cho vay,do đó, khi rủi ro xảy ra, nguồn vốn cho vay không thể thu hồi đƣợc đẩy đủ, trong khi đó, kỳ hạn thanh toán các khoản huy động tiền gửi đã tới, buộc NHTM phải huy động các nguồn vốn khác để chi trả. Điều này dẫn tới kế hoạch sử dụng vốn của NHTM bị ảnh hƣởng, hạn chế khả năng thanh toán của ngân hàng.
-Gây ảnh hƣởng tới uy tín và hoạt động kinh doanh của ngân hàng thƣơng mại: khi rủi ro tín dụng xảy ra và diễn biến theo chiều hƣớng xấu làm cho lợi nhuận của NH sụt giảm, khả năng thanh toán cũng giảm sút. Nợ xấu tăng cao cũng cho thấy công tác quan trọng trong điều hành hoạt động ngân hàng là quản trị rủi ro kém hiệu quả. Tổng hợp lại, khách hàng sẽ dần giảm lòng tin vào ngân hàng đó. Khi lòng tin và uy tín bị giảm, các hoạt động kinh doanh của NHTM sẽ giảm sút theo, thậm chí là ngƣng trệ. Về lâu dài, nếu không đƣợc khắc phục, NHTM sẽ đứng trên bờ vực phá sản.
(ii)Hạn chế rủi ro tín dụng theo Basel II nhằm tăng cƣờng hiệu quả của công tác quản trị rủi ro tín dụng
Thứ nhất: Hội đồng quản trị là ngƣời chịu trách nhiệm quyết định Chiến lƣợc và khẩu vị rủi ro tín dụng, là cơ sở quan trọng để thiết lập chính sách quản trị rủi ro tín dụng phù hợp với năng lực quản trị rủi ro tín dụng, từ đó ngân hàng có thể đạt mục tiêu quản trị trong từng giai đoạn.
Thứ hai: Các bộ phận trong Bộ máy quản trị rủi ro tín dụng đƣợc phân định chứcnăng rõ ràng, cụ thể, đảm bảo tính độc lập là cơ sở để thực thi kiểm soátrủi ro tín dụng chặt chẽ, tránh đƣợc sự xung đột lợi ích hoặc lợi ích nhóm chi phốiđến hiệu quả kiểm soát rủi ro tín dụng. Việc tổ chức bộ máy quản trị rủi ro tín dụng theoBasel 2 còn tăng cƣờng tính chuyên môn hóa cho Khối quan hệ khách hàng,Khối quản lý rủi ro tín dụng, Khối kiểm tra- kiểm soát rủi ro nội bộ và Khối kiểm tra nội bộ. Khối quan hệ kháchhàng tập trung hơn cho công tác giao dịch, đánh giá khách hàng, từ đó có thểhiểu rõ khách hàng và sàng lọc, lựa chọn khách phù hợp với khẩu vị rủi ro tín dụngđã đƣợc xác định.
cụ đo lƣờng, giám sát rủi ro chính xác và hiệu quả. Trên cơ sở đó,giúp cho ngân hàng có thể nhận diện, đánh giá, phân biệt từng đối tƣợngkhách hàng, đánh giá chính xác rủi ro đối với từng khoản tín dụng và danhmục tín dụng, kiểm soát rủi ro trong khả năng chấp nhận mà ngân hàng đã xácđịnh.
Thứ tƣ: Trên cơ sở kiểm soát tốt rủi ro tín dụng, NHTM sẽ thiết lập và duy trì đƣợcdanh mục tín dụng tốt hơn, nâng cao chất lƣợng tín dụng, giảm nợ xấu, giảmáp lực về vốn và tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh, từ đó kinh doanh cólãi, củng cố và nâng cao sức mạnh tài chính để phát triển bền vững.
Thứ năm: Tiếp cận và thực hiện quản trị rủi ro tín dụng theo chuẩn quốc tế. Trongđiều kiện hội nhập kinh tế khu vực và thế giới ngày càng sâu rộng, cácNHTM không thể đứng ngoài xu thế đó. Vì vậy, việc thực hiện quản trịrủi ro tín dụng theo thông lệ và chuẩn mực quốc tế là điều kiện tiên quyết để cácNHTM đổi mới, hoàn thiện, nâng cao chất lƣợng quản trị rủi ro tín dụng. Từ đó tạotiền đề để có thể “chơi chung sân” với các NHTM trên thế giới
1.3.1.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến hạn chế rủi ro tín dụng
Thứ nhất; Các nhân tố thuộc về phía ngân hàng là nhóm yếu tố quan trọng
nhất ảnh hƣởng tới hạn chế rủi ro tín dụng của NHTM. Bao gồm các yếu tố sau đây: -Chính sách quản trị tín dụng của ngân hàng; Mô hình quản trị rủi ro rín dụng và quy trình thủ tục cấp tín dụng mà ngân hàng áp d ụng. Đây là nhân tố quan trọng quyết định hiệu quả công tác quản lý RRTD. Nếu NHTM tiêu chuẩn rõ ràng, cơ chế cấp tín dụng phải nhất quán, phân tán rủi ro, mô hình tổ chức phải đồng bộ nhất quán và khâu kiểm soát phải chặt chẽ, khoa học thì công tác quản lý RRTD mới có hiệu quả. Việc tổ chức bộ máy quản lý rủi ro trong hoạt động ngân hàng là nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến công tác quản lý RRTD bởi nếu một mô hình quản lý rủi ro thiếu khoa học, lạc hậu sẽ dẫn tới những rủi ro tiềm ẩn trong hoạt động tín dụng. -Trình độ chuyên môn và phẩm chất đạo đức của cán bộ tín dụng: đây là chính là yếu tố quan trọng nhất ảnh hƣởng tới công tác quản trị rủi ro tín dụng vì chính con ngƣời là chủ thế đề ra và tổ chức thực hiện các chính sách quản trị rủi ro tín dụng. -Mức độ áp dụng công nghệ: Hệ thống thông tin hiện đại là bộ phận không thể
thiếu của NHTM để quản lý đƣợc cơ sở dữ liệu của ngân hàng, cũng nhƣ cung cấp các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại cho khách hàng, khách hàng có thể sử dụng các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng qua online trực tuyến mà không phải đến ngân hàng... Công nghệ tiên tiến sẽ thể hiện rất rõ giúp ngân hàng trong lĩnh vực quản lý, trong việc mở rộng sản phẩm dịch vụ và quan trọng hơn là cho phép ngân hàng có thể giảm thiểu rủi ro tốt hơn bởi các công cụ hỗ trợ.
-Tính hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ ngân hàng
Hệ thống kiểm soát nội bộ đóng vai trò quan trọng đối với công tác quản trị ngân hàng nói chung và quản lý rủi ro tín dụng nói riêng. Nó quyết định tính chính xác và tin cậy của thông tin trong nội bộ hệ thống ngân hàng.
Hệ thống kiểm soát nội bộ phải đƣợc tổ chức một cách hệ thống và có sƣ phân cấp phân quyền giữa bộ phận quản lý và bộ phận điều hành, đảm bảo tính độc lập trong hoạt động.
Thứ hai, các yếu tố khách quan thuộc về môi trƣờng vĩ mô:
Các yếu tố này chủ yếu liên quan tới chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Hoạt động tín dụng của NHTM là hoạt động quan trọng của nền kinh tế, tuy nhiên lại tồn tài nhiều rủi ro. Khi rủi ro tín dụng xảy ra, chắc chắn sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng cho kinh tế vĩ mô. Chính vì vậy, Nhà nƣớc luôn có các biện pháp, chính sách chặt chẽ để quản lý rủi ro tín dụng. Điều này giúp cho hoạt động tín dụng của NHTM đƣợc lành mạnh. Quốc gia nào có nền kinh tế càng phát triển thì quản lý Nhà nƣớc về hoạt động quản trị rủi ro tín dụng càng chặt chẽ. Các NHTM quản trị theo đúng thông lệ quốc tế sẽ góp phần hạn chế rủi ro.
Tình hình kinh tế cũng có ảnh hƣởng đến sức mạnh tài chính của ngƣời đi vay và thiệt hại hay thành công đối với NH. Đối mặt với những thay đổi, điều chỉnh chính sách của Nhà nƣớc là thách thức thật sự đặt cho các NH, chỉ có các chính sách quản trị rủi ro linh hoạt và hiệu quả mới giúp NH vƣợt qua đƣợc khó khăn này.
Sự phát triển và hỗ trợ của các kênh cung cấp thông tin về khách hàng. Hiệu quả hoạt động của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng và của công tác quản lý rủi ro tín dụng
phụ thuộc nhiều vào việc thu thập thông tin về khách hàng. Bất cứ ngân hàng nào cũng có những hạn chế về nhân sự, trình độ công nghệ,... để có thể thu thập thông tin về khách hàng một cách toàn diện và chính xác. Bên cạnh đó, thông tin về mỗi đối tƣợng khách hàng rất đa dạng nên cần phải có sự hỗ trợ của các kênh thu thập, xử lý và cung cấp thông tin một cách chuyên nghiệp để hỗ trợ cho hoạt động quản trị của ngân hàng.
Thứ ba, các yếu tố khách quan thuộc về khách hàng
Ý thức chấp hành quy trình vay vốn, ý thức trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, hiệu quả của khách hàng cũng ảnh hƣởng tới hiệu quả quản trị rủi ro tín dụng của NHTM. Khách hàng cố tình lừa đảo trong việc làm giả hồ sơ, giấy tờ, phƣơng án kinh doanh để vay vốn NHTM thì cán bộ ngân hàng nếu không phát hiện ra sẽ dẫn tới thẩm định khoản vay sai lầm và phát sinh rủi ro tín dụng.
Tính chất đặc thù của từng lĩnh vực ngành nghề và thị trƣờng hoạt động cũng nhƣ các yếu tố về năng lực tài chính, năng lực quản lý của từng đối tƣợng khách hàng quyết định mức độ rủi ro tín dụng của khoản tiền vay. Vì vậy trong hoạt động quản lý rủi ro tín dụng, mỗi ngân hàng cần xem xét các đặc điểm của khách hàng để đƣa ra các chính sách quản trị phù hợp.