Năm 2018 đánh dấu năm thứ 2 liên tiếp Ngân hàng đạt kết quả kinh doanh xuất sắc kể từ khi thực hiện chiến lƣợc chuyển đổi từ cuối năm 2016 với tên gọi VIB 2.0. Sau thời gian chuyển đổi mạnh mẽ và sâu rộng trên phạm vi toàn hệ thống, VIB đã có sự tăng trƣởng vƣợt bậc về Tổng tài sản, dƣ nợ, huy động và lợi nhuận. Để có đƣợc kết quả này, việc chuyển đổi đƣợc thực hiện một cách bài bản, sâu rộng và đồng bộ ở mọi khía cạnh của kinh doanh bao gồm: Product – xây dựng sản phẩm; Customer - chiến lƣợc khách hàng; Sales force - chính sách nhân viên bán hàng;
Sales platform - kênh bán hàng và công cụ bán hàng; Risk - kiểm soát rủi ro; và System - tự động hóa hệ thống.
Việc chuyển đổi đồng bộ này đã tạo nên một mô hình vận hành xuất sắc của VIB ngày hôm nay, giúp kinh doanh tăng cả về lƣợng và về chất, đồng thời mang đến cho khách hàng trải nghiệm tuyệt vời về các sản phẩm và dịch vụ ƣu việt. Việc đạt đƣợc nhiều năm kinh doanh liên tục thành công cũng góp phần VIB nâng cao nhận diện thƣơng hiệu, sự tín nhiệm của Ngân hàng nhà nƣớc cũng nhƣ các đối tác kinh doanh trong nƣớc và quốc tế.
-Tổng tài sản
Đvt: tỷ đồng
Hình 3.2: Tình hình tổng tài sản của VIB từ 2015 – 2018
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của VIB
+Tổng tài sản tăng trƣởng theo hƣớng tăng nhanh tài sản sinh lời và đảm bảo duy trì tốt tỷ lệ tài sản thanh khoản cao.
+Tổng tài sản của VIB trong năm 2018 chạm ngƣỡng gần 140 nghìn tỷ đồng, tăng 13% so với năm trƣớc. Dƣ nợ cấp tín dụng (bao gồm cho vay khách hàng và trái phiếu doanh nghiệp) đạt 101 nghìn tỷ, tăng hơn 17% so với năm 2017, nằm trong nhóm có mức tăng trƣởng dƣ nợ cao nhất ngành ngân hàng. Dự nợ tín dụng đóng góp tỷ trọng 73% trong tổng tài sản năm 2018
-Tổng dư nợ
Đvt: tỷ đồng
Hình 3.3: Tình hình tổng dƣ nợ của VIB từ 2015 – 2018
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của VIB
+Dƣ nợ cho vay của ngân hàng bán lẻ đạt trên 74 nghìn tỷ, chiếm tỷ trong 73% tổng dƣ nợ. Trong 2 năm liên tiếp 2017 và 2018, dƣ nợ ngân hàng bán lẻ đã tăng trƣởng tƣơng ứng là 83% và 48%.
+Để có mức tăng trƣởng mạnh ở phân khúc ngân hàng bán lẻ trong bối cảnh hạn mức tín dụng đƣợc quản lý ở mức thấp, VIB đã chuyển dịch tỷ trọng dƣ nợ từ phân khúc khách hàng doanh nghiệp sang phân khúc khách hàng cá nhân, giảm bớt tỷ trọng cho vay món lớn, cho vay tập trung nhóm khách hàng doanh nghiệp, cũng nhƣ giảm tỷ trọng cho vay ngoại tệ theo định hƣớng của ngành ngân hàng.
+Bên cạnh đó, VIB cũng duy trì tỷ lệ tài sản thanh khoản đạt 27,7 nghìn tỷ, chiếm tỷ trọng 20% tổng tài sản ngân hàng. Trong số tài sản thanh khoản, có 57% là trái phiếu chính phủ.
-Huy động vốn
VIB hƣớng đến đa dạng hóa nguồn vốn huy động với các sản phẩm huy động đa dạng, nhằm đảm bảo ổn định nguồn vốn, an toàn thanh khoản và tạo điều kiện tăng trƣởng tín dụng bền vững. Nguồn huy động của VIB rất dồi dào từ đối tƣợng khách hàng phong phú bao gồm: cá nhân, tổ chức kinh tế, tổ chức tín dụng, các tổ chức tài chính trong nƣớc và quốc tế. Năm 2018, VIB tiếp tục đẩy mạnh huy động thông qua phát hành giấy tờ có giá, củng cố nguồn vốn trung dài hạn, duy trì tỷ lệ
vốn ngắn hạn cho vay trung dài hạn ở mức 36,5% (giới hạn của NHNN quy định là 40%). Tổng huy động của VIB tăng 23% so với năm 2017, trong đó chủ yếu là do tăng nguồn huy động từ khách hàng (tăng 24%) và phát hành giấy tờ có giá (tăng 12%). Tiền gửi từ khách hàng đạt gần 85 nghìn tỷ đồng và vẫn là mục chiếm tỷ trọng lớn (66%) trong cấu trúc nguồn vốn của VIB, tiếp đó là huyđộng từ các TCTD khác (23%) và giấy tờ có giá (8%).
Đvt: tỷ đồng
Hình 3.4: Tình hình tổng dƣ nợ của VIB từ 2015 – 2018
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của VIB
-Kêt quả kinh doanh
+Tổng thu nhập hoạt động thuần (TOI) tăng trƣởng ấn tƣợng gấp gần 2 lần trong giai đoạn 2015-2018
Đvt: tỷ đồng
Tổng thu nhập hoạt động năm 2018 của VIB đạt trên 6 nghìn tỷ đồng, tăng 49% so với năm 2017, giúp đƣa tốc độ tăng trƣởng kép hàng năm (CAGR) trong giai đoạn 2016-2018 đạt 34%. Trong đó thu nhập lãi thuần và thu nhập ngoài lãi tăng lần lƣợt 40% và 99%. Thu nhập ngoài lãi tăng trƣởng nhanh nhờ việc đẩy mạnh hoạt động dịch vụ, đa dạng hóa nguồn thu, hiện chiếm 21% trong tổng doanh thu.
Thu nhập lãi thuần đạt 4.825 tỷ đồng tính đến cuối năm 2018, chủ yếu nhờ vào sự tăng trƣởng của thu nhập lãi từ cho vay khách hàng đạt 8.060 tỷ đồng và tăng 48% so với năm 2017. Hoạt động thu lãi từ hoạt động đầu tƣ vẫn giữ mức hiệu quả ổn định bằng việc tăng 8% so với năm trƣớc. Kết quả này đạt đƣợc nhờ việc tiếp tục phát huy mức tăng trƣởng ấn tƣợng của cho vay khách hàng, giữ vững vị trí dẫn đầu trong những phân khúc thế mạnh của VIB.
Thu nhập thuần từ hoạt động dịch vụ cũng chứng kiến sự tăng trƣởng vƣợt bậc đạt 735 tỷ đồng, tăng 81% so với năm 2017. Thành tích này là kết quả của việc triển khai mô hình tích hợp trong phát triển hoạt động phân phối bảo hiểm đƣa thị phần bảo hiểm (bancassurance) của VIB lên top 3 toàn thị trƣờng, với doanh thu phí từ bảo hiểm năm 2018 tăng 203% so với năm trƣớc. Một sản phẩm khác cũng băt đầu mang lại nguồn thu nhâp phí đáng kể và tăng mạnh từ cuối 2018 là sản phẩm thẻ tín dụng mới. VIB đã triển khai mô hình phát triển thẻ tín dụng đa kênh với sự kết hợp của ngân hàng số, song song với việc cho ra mắt các dòng thẻ cạnh tranh trên thị trƣờng với các ƣu đãi và tính năng ƣu việt dành tặng chủ thẻ.
VIB kết thúc năm tài chính 2018 với kết quả nổi bật ở tất cả các chỉ số quan trọng: quy mô tăng trƣởng ổn định (huy động ~ 23%, dƣ nợ ~ 17%), đặc biệt các chỉ tiêu về hiệu quả có tốc độ tăng trƣởng cao nhất trong các năm gần đây và tiếp tục đạt kỷ lục mới (tổng thu nhập hoạt động ~ 49%, lợi nhuận trƣớc thuế ~ 95%).
3.1.4. Tình hình hoạt động tín dụng
Những năm qua, VIB đã không ngừng có những cải tiến về dịch vụ tín dụng, kết quả thu đƣợc khá khả quan khi dƣ nợ tín dụng không ngừng tăng trƣởng qua các năm. -Năm 2015, dƣ nợ tín dụng của VIB tăng trƣởng 25%, đạt mức 47.776 tỷ đồng thì tới năm 2016 tiếp tục tăng trƣởng 26%, đạt mức 60.179 tỷ đồng. Trong năm
2017, dƣ nợ tín dụng đạt mức tăng cao nhất với tỷ lệ tăng trƣởng 33%, cao hơn nhiều so với tốc độ tăng trƣởng chung của ngành ngân hàng với 19%. Trong năm 2018, dƣ nợ tín dụng tiếp tục tăng thêm 20% đạt mức 96.138 tỷ đồng.
Đvt: tỷ đồng
Hình 3.6: Tình hình tăng trƣởng dƣ nợ tín dụng của VIB từ 2015 – 2018
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của VIB
-Thời gian qua VIB đã vận hành tốt quy trình tập trung hóa công tác thẩm định, phê duyệt tín dụng tại Hội sở chính đổi với Khách hàng doanh nghiệp; Đã hoàn thiện hệ thống phê duyệt tín dụng tập trung LOS đảm bảo tồi ƣu hóa quy trình luân chuyển hồ sơ, tiết kiệm thời gian và nguồn lực trong hoạt động cấp tín dụng. -Đối với Khách hàng cá nhân, công tác phê duyệt tập trung đang trong giai đoạn hoàn thiện. Hiện tại, tất cả các sản phẩm tín dụng cá nhân có rủi ro cao đã đƣợc tập trung hóa phê duyệt tín dụng tại Hội sở chính (Cho vay cá nhân kinh doanh, Cho vay bất động sản cá nhân với dƣ nợ lớn, Thẻ tín dụng, Thấu chi,...), chỉ ủy quyền các sản phẩm tín dụng có mức độ rủi ro thấp, dƣ nợ nhỏ tới các Chi nhánh, Phòng giao dịch;
-Các quy trình liên quan đến hoạt động cấp tín dụng cũng liên tục đƣợc cả tiến theo hƣớng đơn giản hóa, giảm thiểu về mặt thủ tục nhƣng vẫn phải đảm bảo nguyên tắc về kiểm soát và quản trị rủi ro nhƣ quy trình thẩm định, quy trình giải
ngân, quy trình kiếm soát trong và sau khi cho vay. Song song với đó là hệ thống mẫu biểu, tờ trình tín dụng, check list hồ sơ vay vốn mới cũng đƣợc thiết kế lại;
Bảng 3.1: Cơ cấu dƣ nợ tín dụng theo kỳ hạn và ngành kinh tế của VIB từ 2015 – 2018 Đvt: tỷ đồng Chỉ tiêu 2015 2016 2017 2018 Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng Dƣ nợ Tỷ trọng
Phân theo thời gian
Nợ ngắn hạn 17.053 35,7% 19.946 33,1% 18.349 23,0% 14.516 15,1% Nợ trung hạn 15.095 31,6% 18.772 31,2% 21.889 27,4% 24.226 25,2% Nợ dài hạn 15.628 32,7% 21.461 35,7% 39.626 49,6% 57.396 59,7%
Phân theo ngành kinh tế
Nông nghiệp và lâm nghiệp 1.465 3,1% 1.577 2,6% 2.316 2,9% 2.596 2,7% Thƣơng mại, sản xuất và chế biến 14.245 29,8% 16.976 28,2% 21.723 27,2% 24.419 25,4% Xây dựng 1.164 2,4% 2.582 4,3% 3.833 4,8% 5.384 5,6% Kho bãi vận tải và thông tin liên lạc 8.532 17,9% 11.157 18,5% 15.094 18,9% 18.651 19,4% Cá nhân và các ngành nghề khác 22.371 46,8% 27.893 46,4% 36.897 46,2% 45.089 46,9% Tổng dƣ nợ 47.776 100% 60.179 100% 79.864 100% 96.138 100%
Nguồn: Báo cáo thƣờng niên của VIB
-Trong 4 năm trở lại, hoạt động tín dụng của VIB đang dần chuyển dịch theo hƣớng giảm tỷ trọng cho vay ngắn hạn, tăng tỷ trọng cho vay trung và dài hạn. -Tỷ trọng dƣ nợ ngắn hạn trong tổng dƣ nợ cho vay của VIB đã giảm từ 35,7% trong năm 2015 xuống còn 15,1% vào năm 2018. Trong khi nợ đó nợ dài hạn của VIB đã tăng từ 32,7% trong năm 2015 lên mức 59,7% trong năm 2018.
-Phân theo ngành hình kinh tế, nhìn chung tín dụng các ngành kinh tế đều có sự tăng trƣởng đều đặn qua các năm; trong đó, các khoản vay cá nhân và ngành nghề khác chiếm tỷ trọng lớn nhất và ổn định trong tổng cơ cấu dƣ nợ của VIB, chiếm hơn 46% trong các năm qua.
3.2 Thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng trƣớc khi thực hiện Basel II
3.2.1 Cơ cấu, chức năng nhiệm vụ của khối quản trị rủi ro
VIB lựa chọn mô hình quản trị rủi ro tín dụng tập trung để đáp ứng đƣợc chiến lƣợc kinh doanh tổng thể, tiệm cận với thông lệ quốc tế, đảm bảo cân bằng
giữa rủi ro và thu nhập. Công tác quản trị rủi ro tín dụng của VIB đƣợc tập trung từ mô hình tổ chức đến quy trình tác nghiệp và đƣợc tổ chức theo mô hình “ba vòng bảo vệ”.
Hình 3.7: Bộ máy quản lý rủi ro tín dụng của VIB theo quyết định 386/QĐ/2016/HĐQT VIB
Nguồn: Học viên mô hình hóa
-Vòng bảo vệ thứ 1 là các đơn vị khởi tạo tín dụng: Các phòng khách hàng lớn, SME, KHCN là đầu mối tại chi nhánh quản lý rủi ro tín dụng. Đây là chốt phòng thủ số 1- sở hữu rủi ro cần chủ động nhận diện, phòng ngừa, giám sát rủi ro tín dụng ngay tại bƣớc đầu về đề xuất cấp tín dụng. Mô hình hoạt động thẩm định/phê duyệt/vận hành đƣợc tập trung hóa, tách bạch với hoạt động kinh doanh giúp cho VIB phục vụ khách hàng nhanh nhất nhƣng vẫn kiểm soát rủi ro.
-Vòng bảo vệ thứ 2 – Khối quản trị rủi ro, Khối Kiểm tra – Kiểm soát nộibộ: Chức năng quản trị rủi ro đƣợc thiết kế độc lập ở vòng bảo vệ thứ 2, độc lập với các đơn vị kinh doanh, thẩm định, vận hành để quản lý đầy đủ các loại rủi ro trong đó có 2 đơn vị đầu mối về quản lý rủi ro tín dụng gồm:
Uỷ ban quản trị rủi ro Ủy ban tín dụng
Hội đồng quản trị
Ban kiểm soát (KTNB) Tổng Giám
Đốc/Ban ĐH
Khối Quản trị rủi ro Phòng QTRR tín dụng Phòng QTRR hệ thống Phòng QTRR hoạt động Phòng QTRR thị trƣờng Ban Pháp chế Trung tâm quản trị nợ Chi nhánh
-Phòng quản trị rủi ro tín dụng chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ sau: +Xây dựng các chính sách tín dụng.
+Xây dựng các tiêu chí đánh giá rủi ro tín dụng của NHTM Quốc Tế theo các quy định của NHNN phù hợp với mục tiêu, chiến lƣợc của NH.
+Xây dựng, quản lý hệ thống quản lý giới hạn tín dụng, định kỳ báo cáo ban điều hành. Đầu mối xây dựng chính sách, thực thi về công tác phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro, xử lý nợ bằng Quỹ dự phòng rủi ro tại NH.
+Giám sát danh mục tín dụng, chất lƣợng nợ và phát hiện sớm các dấu hiệu rủi ro. Theo dõi các khoản vay có rủi ro cao, phối hợp với các bộ phận liên quan (kinh doanh, Thẩm định, quản trị nợ…) để đánh giá, lên phƣơng án xử lý.
+Trung tâm Quản trị nợ chuyên trách công tác quản trị nợ trong các giai đoạn từ sau khi giải ngân đến khi hoàn thành xử lý. Ngoài ra Ngân hàng còn có công ty chuyên trách xử lý Nợ xấu là VIB AMC. VIB đã phân luồng rõ ràng các khoản vay quá hạn xử lý tại cấp chi nhánh, tại Trung tâm quản trị nợ và tại VIB AMC.
-Vòng bảo vệ thứ 3 – Cơ quan kiểm toán nội bộ: Chịu trách nhiệm thực hiện kiểm tra độc lập về chất lƣợng danh mục tính đầy đủ và hiệu quả các quy trình của các đơn vị thuộc vòng kiểm soát 1 và vòng kiểm soát 2 để đảm bảo hoạt động của Ngân hàng an toàn, hiệu quả đi đúng định hƣớng.
Đầu mối chuyên trách công tác quản trị rủi ro tín dụng, giúp việc cho Hội đồng quản trị/Ban điều hành tại VIB là các ủy ban cấp cao và Khối quản trị rủi ro.
Tổng Giám đốc chịu trách nhiệm trƣớc hội đồng quản trị trong việc tổ chức triển khai kịp thời và có hiệu qủa các chiến lƣợc, chính sách, nghị quyết, quyết định của hội đồng quản trị liên quan đến hoạt động quản trị rủi ro.Phó Tổng Giám đốc- GĐ Khối quản trị rủi ro chịu trách nhiệm chỉ đạo, điều hành trực tiếp toàn bộ các hoạt động liên quan đến quản trị rủi ro.
Ủy ban Alco (Uỷ ban Tài sản-Nợ phải trả) do Tổng giám đốc làm trƣởng ban có nhiệm vụ xây dựng, thi hành các chính sách rủi ro tín dụng.
Ủyban quản trị rủi ro: Tham mƣu cho hội đồng quản trịtrong việc ban hành các chiến lƣợc, chính sách, quy định liên quan đến quản trị rủi ro trong hoạt động của
Ngân hàng. Ủy ban Quản trị rủi ro có nhiệm vụ phân tích và đƣa ra những cảnh báo về mức độ an toàn của NH trƣớc những nguy cơ tiềm ẩn rủi ro và đề xuất những biện pháp phòng ngừa; xây dựng khẩu vị rủi ro và mức chịu đựng rủi ro của cho các mảng nghiệp vụ cũng nhƣ tổng thể hoạt động của Ngân hàng. Đồng thời chịu trách nhiệm phổ biến kiến thức, văn hóa quản lý rủi ro đến toàn NH, giám sát việc thực thi các chính sách này trong Ngân hàng. Chỉ đạo xây dựng chính sách tín dụng; chỉ đạo điều chỉnh hệ thống phân cấp thẩm quyền trong hoạt động tại VIB phù hợp với thực tiễn; Thƣờng xuyên giám sát chất lƣợng tín dụng của VIB; Ban hành khẩu vị rủi ro, chỉ đạo thực hiện dự án Basel II theo các thông lệ quốc tế và đáp ứng các yêu cầu của NHNN.
Ủy ban tín dụng có nức năng nhiệm vụ nhƣ phần 3.12 đã nêu.
VIB đang trong quá trình xây dựng và hoàn thiện các mô hình rủi ro tín dụng để đáp ứng cho nhu cầu phát triển cho vay bán lẻ. Các báo cáo quản trị phân tích danh mục đang từng bƣớc hoàn thiện. Từ đó, VIB sẽ chọn lựa đƣợc các phân khúc khách hàng tốt, độ rủi ro thấp, nhằm phục vụ tốt hơn nhu cầu ngày càng phát triển và mở rộng của khối NHBL.
Quá trình Thu hồi nợ Đầu - Cuối của VIB đã thiết lập ổn định cho cả Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Khối Ngân hàng bán lẻ, quá trình thu hồi nợ tập trung của VIB đảm bảo rằng các khoản nợ từ Nhóm 2 đến Nhóm 5 đều đƣợc quản lý bởi các Trung tâm Quản lý nợ - Khối quản trị rủi ro phối hợp cùng các bộ phận thuộc Khối Khách hàng Doanh nghiệp và Khối Ngân hàng bán lẻ. Kết quả của quá trình thu hồi nợ hiệu quả này là VIB đã hoàn tất việc mua lại dƣ nợ tại VAMC vào tháng 7 năm 2018 và duy trì tỷ lệ NPL thấp.