Đào tạo, truyền thông, có chế độ đãi ngộ phù hợp, tạo động lực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (vib)​ (Trang 91)

- Đào tạo các kỹ năng thẩm định thực tế, phân tích và nhận diện rủi ro cho RM, thẩm định.

- Thay đổi cơ chế lƣơng tính theo Doanh thu thuần sau rủi ro, gắn trách nhiệm các cá nhân thẩm định phƣơng án cấp tín dụng.

- Tách bạch hoạt động bán hàng và xử lý nợ tại chi nhánh. VIB cần có kế hoạch xây dựng đội ngũ xử lý nợ có kinh nghiệm và nhiệt huyết trong công tác xử lý và thu hồi nợ từ Hội sở chính đến chi nhánh. Nâng cao chất lƣợng cán bộ xử lý nợ và chuyên môn hóa công việc xử lý nợ tại chi nhánh. Nghiên cứu thuê công ty chức năng đòi nợ đối với các sản phẩm cho vay bán lẻ bị rủi ro vì số lƣợng khách hàng rất lớn. Tăng cƣờng vai trò giám sát quản trị nợ tại Hội sở.

- Xây dựng cơ chế khuyến khích, khen thƣởng kịp thời (có thể là khen thƣởng nóng, khen thƣởng đột xuất chứ không nhất thiết đợi đến kỳ hạn mới khen thƣởng) đối với các chi nhánh có chất lƣợng tín dụng tốt; chi nhánh hoàn thành tốt kế hoạch thu nợ có vấn đề đạt kế hoạch sớm và/hoặc vƣợt kế hoạch đƣợc giao. Có thái độ kiên quyết, kể cả kiểm điểm, xác định trách nhiệm chủ quan của từng cán bộ, cán bộ lãnh đạo trong việc phát sinh nợ xấu hoặc không nghiêm túc thực hiện các nhận xét, khuyến nghị của đoàn thanh tra, kiểm toán trong xử lý, khắc phục các tồn tại của hoạt động cấp tín dụng, gây ảnh hƣởng đến chất lƣợng, hiệu quả kinh doanh của chi nhánh và toàn hệ thống.

hiện đáng kể, cụ thể là cuối năm 2018, Ngân hàng đã dành ra một quỹ thƣởng rất lớn dành cho cán bộ nhân viên, khác biệt so với các năm trƣớc. Đó cũng là bƣớc tiến để VIB thu hút nhân lực, nhân tài và gia tăng hiệu quả lao động, từ đó tăng trƣởng lợi nhuận về cho ngân hàng.

4.2.7 Tăng cường giám sát khách hàng và TSBĐ

Tăng cƣờng kiểm tra, giám sát khách hàng và TSBĐ. Tại chi nhánh cần tăng cƣờng nắm bắt thông tin qua quá trình chấm điểm xếp hạng tín dụng, rà soát tín dụng định kỳ và đột xuất đối với các khách hàng có nguy cơ rủi ro cao. Theo dõi chặt chẽ hoạt động kinh doanh của khách hàng để kịp thời phát hiện các biểu hiện không tốt ảnh hƣởng đến khả năng trả nợ của khách hàng, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Nội dung cán bộ khách hàng đi làm việc, kiểm tra tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khách hàng, TSBĐ cần đƣợc thể hiện đầy đủ, rõ ràng trong Biên bản làm việc, có đầy đủ các nội dung theo mẫu của NH.

Hội sở tiếp tục tăng cƣờng kiểm tra, giám sát chi nhánh thông qua Ban kiểm tra nội bộ và Phòng kiểm toán nội bộ. Từ đó, phát hiện kịp thời các khách hàng tiềm ẩn rủi ro cao, có khả năng chuyển nợ xấu để chi nhánh có biện pháp xử lý kịp thời, phù hợp. Giao trách nhiệm cụ thể cho phòng Công nợ làm đầu mối để theo dõi, đôn đốc chi nhánh và xây dựng kịch bản phòng ngừa rủi ro chuyển nợ xấu.

Đối với các khoản nợ SME thƣờng đi kèm với rủi ro nhƣ: khách hàng quản trị kém, báo cáo tài chính không minh bạch, sử dụng vốn vay sai mục đích một phần để đầu tƣ bất động sản... Chi nhánh cần cho vay có TSBĐ tốt và quản lý khách hàng chặt chẽ sau cho vay. Nâng tỷ lệ TSBĐ đối với dƣ nợ nhóm SME.

4.3 Kiến nghị

4.3.1 Đối với các bộ, ngành

Trung tâm Thông tin tín dụng CIC của NHNN cần xây dựng cơ chế liên kết thông tin tín dụng của doang nghiệp với thông tin tín dụng của các ông chủ doanh nghiệp, ngƣời góp vốn để hỗ trợ các NHTM có thêm thông tin đánh giá chính xác “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp cũng nhƣ cá nhân ông chủ doanh nghiệp khiđi vay vốn.

NHNN phối hợp với Bộ Công an đẩy mạnh việc theo dõi, giám sát hoạt động phòng chống rửa tiền trong nền kinh tế và giữ ổn định tỷ giá.

NHNN phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong việc thực hiện chính sách tài khóa với chính sách tiền tệ, đảm bảo giữ ổn định các biến số vĩ mô của nền kinh tế nhƣ lạm phát, thâm hụt ngân sách, đầu tƣ công.

NHNN phối hợp với Bộ Tài chính trong việc xây dựng và phát triển thị trƣờng mua bán nợ để giúp tiến độ xử lý thu hồi nợ của các NHTM đƣợc minh bạch, hiệu quả.

NHNN và các bộ liên quan nhƣ Bộ Tƣ pháp, Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Tài nguyên và Môi trƣờng... sớm ra văn bản chỉ đạo và hƣớng dẫn các cơ quan trong ngành phối hợp và hỗ trợ cho các TCTD trong việc tố tụng hoặc thu giữ TSBĐ để xử lý, thu hồi nợ xấu theo Nghị quyết số 42 của Quốc hội.

4.3.2 Đối với Chính phủ

Quyết liệt triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn quốc để giúp các NHTM kiểm soát đƣợc dòng tiền của tất cả thành phần kinh tế từ tổ chức cho đến cá nhân, giảm nguy cơ sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng và các NHTM có thể triên khai việc nhận TSBĐ là dòng tiền sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban nghành hữu quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Về phía Chính phủ cần có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể hoặc có các cuộc hội thảo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng đặc biệt là các đơn vị: Toà án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ công an, thanh tra nhà nƣớc, Bộ tài chính, Bộ tƣ pháp để các ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ngoài ra Chính phủ cần ban hành các chính sách để giải quyết các khoản nợ do những nguyên nhân khách quan nhƣ: thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…vì thực tế VIB thấy khó xử lý vì không trích lập thì sai quy định của Nhà nƣớc còn trích lập thìgiảm thu nhập của NH.

Cải thiện môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ, bao gồm cả đầu tƣ nƣớc ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng. Xem xét biểu thuế phù hợp đối với các NHTM trên cơ sở so sánh với các loại hình kinh doanh khác.

Nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ban hành 1993- 2003, hiện nay IAS đã đƣợc sửa đổi tuy nhiên Việt Nam vẫn chƣa cập nhật những thay đổi này.

4.3.3. Kiến nghị với Ủy ban giám sát tài chính Quốc gia

Chuẩn hóa chế độ công khai thông tin của các định chế tài chính. Để có nguồn thông tin phục vụ cho giám sát, Ủy ban thu thập thông tin qua 3 kênh chủ yếu: đề nghị các định chế tài chính báo cáo trực tiếp cho Ủy ban theo mẫu của Ủy ban, đề nghị các Bộ ngành liên quan báo cáo theo kênh của các cơ quan báo cáo cho nhau và khai thác các kênh thông tin quốc tế, nối mạng với các tổ chức tài chính, các cơ quan giám sát quốc tế để tình cung cấp đƣợc rộng hơn và tiếp cận với tình hình Việt Nam từ bên ngoài. Vì vậy tính chuẩn hóa trong chế độ công khai thông tin sẽ giúp Ủy ban có đầy đủ nguồn thông tin phục vụ cho quá trình phân tích dự báo. Cho phép Ủy ban quyền điều tra, thanh tra, cƣỡng chế thực thi đối với hành vi vi phạm trong hoạt động và công bố thông tin. Trong điều kiện thị trƣờng tài chính – ngân hàng chƣa đảm bảo thông tin minh bạch, lợi dụng điều này, nhiều tổ chức, cá nhân tung tin không trung thực gây nhiễu loạn thị trƣờng… ảnh hƣởng đến sự phát triển ổn định của thị trƣờng tài chính. Nếu công bố thông tin không trung thực gây tác động xấu đến thị trƣờng sẽ bị phạt nặng, trong đó, có tính đến việc đình chỉ, đóng cửa hoạt động.

Kịp thời công bố những cảnh báo các nguy cơ gây mất an toàn an ninh tài chính. Trên cơ sở các thông tin nhận đƣợc từ các kênh, báo cáo và thông qua công tác phân tích, dự báo, ủy ban cần công bố kịp thời các cảnh báo và các nguy cơ gây mất an toàn an ninh tài chính quốc gia, các cảnh báo đối với các ngân hàng thƣơng mại, trên cơ sở các cảnh báo đó, các NHTM cần điều chỉnh trong hoạt động kinh doanh doanh của mình.

KẾT LUẬN

Một trong những vấn đề đặt ra cho sự tồn tại và phát triển của một ngân hàng thƣơng mại là khả năng quản trị rủi ro, đặc biệt là rủi ro tín dụng một cách toàn diện và hệ thống bởi lẽ, rủi ro tín dụng là một trong những vấn đề rủi ro lớn nhất mà tất cả các ngân hàng thƣơng mại phải đƣơng đầu và thƣờng khó kiểm soát và dẫn đến những thiệt hại, thất thoát về vốn và thu nhập của ngân hàng. Hiệp ƣớc Basel II là chuẩn mực quốc tế mà hệ thống các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam đang hƣớng đến từng bƣớc áp dụng, nhằm tăng cƣờng an toàn và hiệu quả hoạt động. Ba năm trƣớc, NHNN đã lựa chọn 10 ngân hàng thƣơng mại đầu tiên để lên kế hoạch thí điểm thực hiện. Ngày 30/12/2016, NHNN ban hành thông tƣ số 41/2016/TT-NHNN quy định tỷ lệ an toàn vốn đối với ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nƣớc ngoài tại Việt Nam, yêu cầu các ngân hàng tuân thủ, áp dụng các chuẩn mực trƣớc ngày 1/1/2020.

Với mục tiêu nghiên cứu cùng với việc vận dụng các kiến thức đã đƣợc học và các phƣơng pháp nghiên cứu khoa học, đề tài “Hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam (VIB)” đã giải quyết một số vấn đề sau:

Một là, làm rõ thêm cơ sở lý luận về rủi ro tín dụng của NHTM, hạn chế rủi ro tín dụng theo Basel II tại các NHTM.

Hai là, phân tích, đánh giá thực trạng hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam trong chƣơng 3. Từ đó, đánh giá hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam về các kết quả đạt đƣợc, các mặt hạn chế và nguyên nhân.

Ba là, đề tài đã đƣa ra một số giải pháp hoàn thiện hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn Basel II tại Ngân hàng thƣơng mại cổ phần quốc tế Việt Nam. Đồng thời, cũng nêu một số kiến nghị với Chính phủ, NHNN và một số bộ, ngành có liên quan nhằm giúp các NHTM quản trị rủi ro tín dụng tốt hơn.

Nhìn chung, luận văn đã giải quyết đƣợc các vấn đề đặt ra, đạt đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài. Hy vọng những đóng góp của đề tài nghiên cứu này sẽ góp phần hoàn thiện quản trị rủi ro tín dụng cho ngân hàng

Với thời gian cũng nhƣ trình độ kiến thức còn hạn chế, nội dung chuyên đề của em chắc chắn không tránh khỏi có nhiều thiếu sót. Kính mong các thầy cô cho ý kiến nhận xét giúp em khắc phục những hạn chế đó.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam giai đoạn 2013-2017

2. Đinh Xuân Cƣờng và cộng sự, 2014. Đòn bẩy để các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam tiếp cận Hiệp ƣớc vốn Basel II, Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Kinh tế và

Kinh doanh, tập số 30, số 3

3. Đặng Kim Cƣơng và Nguyễn Công Bình, 2008. Phân tích các báo cáo tài chính – Lý thuyết bài tập và bài giải. Hà Nội: NXB Giao thông vận tải

4. Trần Đình Định, 2008. Quản trị rủi ro trong hoạt động ngân hàng theo chuẩn mực,

thông lệ quốc tế và quy định của Việt nam, Hà Nội: NXB Tƣ pháp

5. Nguyễn Hồng Hà, 2017.bài viết Ứng dựng chuẩn Basel II vào quản lý rủi ro

tín dụng tại Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam: Trƣờng hợp LienvietPostbank

6. Phan Thị Thu Hà, 2009. Quản trị ngân hàng thƣơng mại, Hà Nội: NXB Giao thông vận tài .

7. Phạm Huy Hùng, 2015. Các yêu cầu của chuẩn mực Basel II về đánh giá rủi

ro tín dụng tại các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam.

8. Nguyễn Minh Kiều, 2010. Tài chính doanh nghiệp căn bản. Hà Nội: NXB Thống kê.

9. Mc Kinsey, 2010.Tài liệu tƣ vấn Chiến lƣợc Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ Phần Quốc Tế giai đoạn 2011- 2015, Hà Nội.

10. Ngân hàng Nhà Nƣớc, 2013. Thông tƣ số 02/2013/TT – NHNN ngày 21/1/2013 về phân loại nợ, trích lập và sử dụng dự phòng, Hà Nội.

11. Ngân hàng Nhà Nƣớc, 2014. Thông tƣ số 09/2014/TT – NHNN sửa đổi Thông tƣ số 02/2013/TT – NHNN , Hà Nội

12. Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Quốc Tế, 2015. Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán, Hà Nội.

13. Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Quốc Tế, 2016. Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán, Hà Nội.

14. Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Quốc Tế, 2017. Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán, Hà Nội.

Ngân hàng Thƣơng Mại Cổ phần Quốc Tế, 2018. Báo cáo tài chính hợp nhất đã đƣợc kiểm toán, Hà Nội.

15. Trần Thị Thanh Tú, 2018. Giáo trình phân tích tài chính. Hà Nội: NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

16. Bản dịch basel II, sự thống nhất quốc tế và đo lƣờng các tiêu chuẩn vốn – tác giả Khúc Quang Huy biên dịch năm 2008 thông qua NXB Văn hóa- thông tin. 17. 25 nguyên tắc giám sát ngân hàng theo Basel II và việc tuân thủ của Việt Nam- TS Hạ Thị Thiều Giao năm 2010.

18. Các khái niệm về rủi ro hệ thống và an toàn hệ thống ngân hàng (nhƣ Manager Systemic risk” của Charles Taylor, 2009. define Systemic Risk của DarryII Hendricks , 2009. và systemic risk and macroeconomy” của Lucchetta (2010).

19. Luận cứ khoa học về xác định mô hình quản lý rủi ro tín dụng tại hệ thống NHTM Việt Nam", Luận án tiến sỹ kinh tế của tác giả Lê Thị Huyền Diệu, 2010.

Học viện Ngân hàng

20. Quản trị rủi ro hoạt động kinh doanh của NHTM Việt Nam theo Hiệp ƣớc Basel" Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Nguyễn Anh Tuấn, 2012. Trƣờng đại học Ngoại thƣơng, Hà nội

21. Quản trị rủi ro tín dụng tại NHTM cổ phần Quốc Tế Luận án tiến sĩ kinh tế

của tác giả Nguyễn Quang Hiện, 2016. Học viện Tài chính

22. Quản trị rủi ro tín dụng theo Hiệp ƣớc Basel 2 tại Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam" -Luận án tiến sĩ kinh tế của tác giả Trần Thị Việt

Thạch , 2016. Học viện Tài chính.

23. Đặng Quang Tuyến, 2019. Kiểm soát rủi ro trong hoạt động của các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam theo Hiệp ƣớc Basel II, Luận án tiến sỹ, Học viện Khoa

học xã hội Việt Nam

24. Tô Ngọc Hƣng Phạm Quỳnh Trang, 2018. Những vấn đề quan tâm để triển khai Basel II trong quản trị rủi ro tín dụng tại các ngân hàng thƣơng mại Việt Nam,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (vib)​ (Trang 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)