Tái thiết kế quy trình tín dụng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (vib)​ (Trang 90 - 91)

Song song với việc thuê tƣ vấn triển khai dự án PD VIB nên thuê tƣ vấn gói tái thiết kế quy trình tín dụng để đồng bộ hóa các cấu phần, tăng hiệu quả. QTTD là nội dung có vai trò hết sức quan trọng. Thời điểm hiện tại các NH đang cạnh tranh quyết liệt về chất lƣợng dịch vụ cung cấp cho khách hàng bên cạnh chính sách thuế, phí nên QTTD phải đƣợc tái thiết kế liên tục đáp ứng nhu cầu kinh doanh, phù hợp với thông lệ. Cụ thể:

- Tại bƣớc 1 khởi tạo tín dụng cần tách bộ phận nhập liệu chuyên trách đảm bảo thông tin đầu vào chính xác làm cơ sở check policy tự động tránh rủi ro sai sót cũng nhƣ rủi ro đạo đức do RM nhập liệu.

- Ban hành các hƣớng dẫn thẩm định thực địa cho RM, bộ phận thẩm định áp dụng. Ngoài ra nên có bộ phận thẩm định thực địa chuyên trách tập trung hóa (Giống mô hình ACB)

- Rà soát chỉnh sửa checklist hiện tại, phân biệt giữa khách hàng hiện hữu và khách hàng mới, tinh gọn thủ tục cho khách hàng không chỉ giúp giữ khách hàng tốt mà còn tăng chất lƣợng dịch vụ

- Tái thiết kế tổng thể quy trình quản trị nợ và giám sát tín dụng. Nên tách bộ phận giám sát tín dụng chuyên trách thuộc khối Quản trị rủi ro để thực hiện một cách bài bản, độc lập với đơn vị kinh doanh trong kiểm soát sau mục đích sử dụng vốn, kiểm tra định kỳ/đột xuất hoạt động kinh doanh, định giá lại và kiểm tra hiện trạng TSBĐ của khách hàng phát hiện kịp thời rủi ro chủ quan và khách quan.

Nghiên cứu triển khai hình thức nhắc nợ qua điện thoại tại TT DVKH VIB247. Phân loại nợ quá hạn theo số ngày để phân luồng nhắc nợ giữa VIB247- RM-AMC. Không những đáp ứng yêu cầu minh bạch thông tin của thông tƣ 39 mà còn giám sát đôn đốc kịp thời khách hàng, phát hiện sớm rủi ro từ khách hàng (Hoạt động kinh doanh khó khăn, ốm đau/mất tích...) hay rủi ro từ chính RM (Vay hộ vay ké, đảo nợ cho khách hàng...)

- Tăng tỷ lệ tập trung ở tất cả các khâu giúp chuyên môn hóa, kiểm soát rủi ro. Chuẩn hóa quy định ban hành sản phẩm, danh mục sản phẩm phù hợp đối

tƣợng, phân khúc khách hàng làm cơ sở tăng tỷ lệ thẩm định/phê duyệt tự động từ 30% lên tối thiểu 60%-70%đối với cho vay KHCN vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo kiểm soát rủi ro. Việc xử lý rủi ro theo nhóm sản phẩm cho vay sẽ thuê bên ngoài, không nhất thiết giao cho chi nhánh để đẩy nhanh tiến độ cũng nhƣ hiệu quả. So với một số ngân hàng khác, VIB còn hạn chế trong việc xây dựng các mô hình phê duyệt tự động, mục tiêu dài hạn của VIB cần tự động hóa trong phê duyệt với một số khoản vay có khả năng kiểm soát rủi ro tốt, hạn chế nguồn nhân lực và chi phí cho ngân hàng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (vib)​ (Trang 90 - 91)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)