VIB cần sớm sửa đổi, ban hành các văn bản quy định, quy trình, hƣớng dẫn về nghiệp vụ xử lý thu hồi nợ nhƣ: Quản lý và xử lý nợ có vấn đề, xử lý TSBĐ, thuê bên thứ ba thu hồi nợ, khởi kiện, thi hành án… theo nguyên tắc tách bộ phận cho vay với xử lý nợ. Trong đó phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm, quy trình phối hợp giữa các phòng/ban tại Hội sở, chi nhánh và phối hợp giữa chi nhánh với Trụ sở chính. Bổ sung các khoản cấp tín dụng ở mức từ 1% vốn tự có của VIB trở lên vào đối tƣợng tăng cƣờng quản lý. Hội sở cần ban hành danh sách hợp tác với các đơn vị cung cấp dịch vụ hỗ trợ pháp lý (luật sƣ) để chi nhánh chủ động thuê khi tranh tụng ra Tòa án để xử lý nợ.
Bám sát lộ trình triển khai Nghị quyết 42 về xử lý nợ xấu, hoàn tất công tác rà soát hợp đồng bảo đảm đáp ứng đầy đủ điều kiện của NQ gồm bắt buộc đăng ký giao dịch bảo đảm đầy đủ, điều khoản hợp đồng thế chấp có quy định quyền giao/bàn giao TSBĐ giữa khách hàng và ngân hàng. Tích cực phối hợp với các cơ quan nhà nƣớc để có mẫu biểu, hƣớng dẫn kịp thời.
Một số chính sách quản lý TSBĐ còn chƣa rõ ràng nhƣ chính sách nhận và quản lý TSBĐ là hàng hóa và quyền đòi nợ hình thành từ phƣơng án, danh mục hồ sơ bảo hiểm còn thiếu chặt chẽ (Thiếu giấy tờ chứng minh đã nộp tiền phí bảo hiểm...) cần hoàn thiện.
Trong 2 năm trở lại đây, tình hình nợ xấu của VIB có chiều hƣớng gia tăng, do sự phức tạp và khó khăn chung của nền kinh tế. VIB đang cố gắng theo mục tiêu chung cần giảm tối đa nợ xấu, nợ quá hạn trong thời gian tới.