3.3.1: Kết quả đạt được
Thứ nhất:Năm 2018, VIB đã đƣợc Thống đốc NHNNtrao quyết định áp dụng
chuẩn mực quản trịrủi ro Basel II theo Thông tƣ 41/2016/TTNHNN kể từ ngày 1/1/2019, sớm hơn mộtnăm so với thời hạn quy định. Việc đáp ứngcác tiêu chuẩn khắt khe của Basel II cho thấyVIB có đủ khả năng hoạt động an toàn theothông lệ tiên tiến của các nƣớc phát triểntrên thế giới để phòng ngừa các rủi ro tíndụng, rủi ro thị trƣờng, rủi ro hoạt động cóthể xảy ra.
Ngân hàng sử dụng các chuyên gia có kinh nghiệm từ đối tác Commonwealth Bank of Australia (CBA) trong thời gian đầu để có những hiểu biết cơ bản, đồng thời hoạch định lộ trình cho việc thực hiện. VIB vốn đã chú trọng phát triển ngân hàng kỹ thuật số và hệ thống ra quyết định kinh doanh dựa vào phân tích cơ sở dữ liệu tự động, nên có nền tảng để tiếp tục phát triển các ứng dụng phục vụ việc tính toán và quản trị tự động các chuẩn mực vốn, cũng nhƣ chiết suất các thông tin cần thiết có sẵn để phục vụ việc tính toán, bảo đảm tuân thủ các quy định tại Thông tƣ 41.
Thứ hai; Văn hóa, chiến lƣợc, khung quản trị rủi ro tín dụng đƣợc chú trọng xây
dựng bài bản. Văn hóa quản trị rủi ro tín dụng đƣợc đƣợc tiếp thu mạnh mẽ từ mô hình tổ chức – quy trình – nguồn lực, toàn Ngân hàng từ ban lãnh đạo đến các cán
bộ nhân viên đều nhận thức và thực thi đầy đủ về quản trị rủi ro tín dụng giúp các thành quả VIB đạt đƣợc luôn là sự phát triển bền vững. Khung quản trị rủi ro tín dụng gồm mô hình tổ chức quản trị rủi ro tín dụng, các chính sách tín dụng dụng và các chính sách đi kèm nhƣ chính sách tài sản đảm bảo, chính sách bảo hiểm, các giới hạn tín dụng theo ngành nghề, các phân khúc/đối tƣợng khách hàng mục tiêu hàng năm, khẩu vị rủi ro, các cảnh báo….
VIB đã duy trì một chính sách quản lý rủi ro tín dụng đảm bảo những nguyên tắc cơ bản sau:
Thiết lập một môi trƣờng quản lý rủi ro tín dụng phù hợp; Hoạt động theo một quy trình cấp tín dụng lành mạnh;
Duy trì một quy trình quản lý, đo lƣờng và giám sát tín dụng phù hợp; và Đảm bảo kiểm soát đầy đủ đối với rủi ro tín dụng.
Tổ chức hoạt động phê duyệt đƣợc chỉnh sửa, mô hình đo lƣờng/giám sát rủi ro, quy trình tín dụng đƣợc triển khai xây dựng một cách đồng bộ trên hệ thống công nghệ tiên tiến tiệm cận thông lệ quốc tế Basel II.
Thứ ba; Mô hình kinh doanh của VIB đƣợc tách bạch rõ ràng.
Hoạt động kinh doanh trên toàn hệ thống đƣợc tổ chức theo nguyên tắc 3 vòng bảo vệ, tiệm cận thông lệ quốc tế. Hoạt động cấp tín dụng đƣợc thực hiện tập trung, chuyên môn hóa công tác thẩm định, phê duyệt, vận hành tách biệt độc lập với đơn vị kinh doanh. Chức năng quản trị rủi ro tín dụng đƣợc thiết lập ở vòng bảo vệ thứ 2 để quản lý đầy đủ các rủi ro, trong đó tập trung hoạch định chính sách và giám sát rủi ro.
Ngân hàng đã chuyển đổi mô hình tổ chức bộ máy tín dụng trong toàn hệ thống với các chức năng độc lập, vừa đảm bảo tính chuyên nghiệp, vừa tăng cƣờng khả năng giám sát giữa các chức năng, theo đó chức năng nghiên cứu, tham mƣu ban hành chính sách tín dụng đƣợc tách biệt với chức năng quản lý khách hàng, thẩm định và đề xuất tín dụng.
Bên cạnh đó, bộ phận Quản trị rủi ro tín dụng đã mang lại nhiều đóng góp chung cho hoạt động tín dụng nhƣ tham mƣu cho Ban lãnh đạo về định hƣớng tín dụng
chung cũng nhƣ cụ thể tại từng chi nhánh, đánh giá, nắm bắt những diến biến có lợi cũng nhƣ cảnh báo các nguy cơ có thể dẫn đến rủi ro tín dụng, bảo đảm cho hoạt động tín dụng của ngân hàng phát triển theo đúng định hƣớng đã đề ra. Danh mục tín dụng, danh mục TSBĐ cũng đƣợc bộ phận này thƣờng xuyên phân tích trên cơ sở khai thác thông tin, số liệu dƣ nợ cho vay, bảo lãnh từ hệ thống ngân hàng lõi để kịp thời tham mƣu cho Ban điều hành các chỉ đạo tín dụng kịp thời, có định hƣớng cụ thể đối với một số ngành kinh tế chiếm tỷ lệ dƣ nợ cho vay lớn. Các trƣờng hợp vi phạm quy định về lãi suất, mức ủy quyền phán quyết hoặc cấp tín dụng đã đƣợc chấn chỉnh, cảnh báo kịp thời.
Thứ tƣ; Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ, hệ thống công nghệ đƣợc đầu tƣ
Hội đồng quản trị và ban lãnh đạo VIB xác định mục tiêu triển khai quản trị rủi ro theo thông lệ quốc tế - Basel II. Ngân hàng đã xây dựng và vận hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ CRA đƣợc xây dựng theo phƣơng pháp thống kê. Hệ thống có đầy đủ 4 chức năng: Xếp hạng tín dụng với kết quả đƣợc sử dụng để phân loại nợ và trích lập dự phòng rủi ro theo tiêu chuẩn quy định của Ngân hàng nhà nƣớc. Hai là chức năng thẩm định tự động đối với các sản phẩm chuẩn (Chiếm 30% số lƣợng phƣơng án của KHCN), ba là hỗ trợ đề xuất và thẩm định cho vay theo từng sản phẩm và cuối cùng là cảnh báo rủi ro gồm black list: KH nợ quá hạn, nợ xấu, mất tích, bỏ trốn giải thể,… Dữ liệu và kết quả xếp hạng của khách hàng trên toàn hệ thống đƣợc kiểm soát và quản lý tập trung tại hội sở chính. Đây là cơ sở cho việc cấp tín dụng và cung cấp dịch vụ cho khách hàng cũng nhƣ việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng theo quy định, đƣợc đánh giá cập nhật định kỳ cho mỗi khách hàng.
Một loạt hệ thống phần mềm đƣợc đầu tƣ nhƣ phần mềm quản trị nợ là kho dữ liệu quản lý thông tin khách hàng nợ có vấn đề tại VIB, tin học hóa quy trình thu hồi nợ với đầy đủ tính năng từ phân luồng hồ sơ, ghi nhận lịch sử phƣơng án, cập nhật thông tin đánh giá khách hàng, xây dựng-phê duyệt-triển khai phƣơng án xử lý nợ, tự động hóa công tác báo cáo đo lƣờng.
Ngoài ra VIB còn đầu tƣ xây dựng phần mềm quản lý và định giá TSBĐ giúp công tác định giá đƣợc nhanh chóng, chính xác, quản trị mọi thông tin về TSBĐ trên hệ thống, đo lƣờng chính xác chất lƣợng xử lý
Thứ năm; VIB đang gấp rút hoàn thiện các cấu phần của dự án Basel 2
VIB là một trong những NHTMCP đầu tiên đƣợc NHNN lựa chọn để triển khai thí điểm Basel II và trƣớc đó, VIB cũng đã chủ động chuẩn bị về nguồn nhân lực, kiến thức và công nghệ để có thể tiếp thu và triển khai hiệu quả các tiêu chuẩn ngân hàng tiên tiến. VIB đã tiến hành phân tích khoảng cách và xây dựng lộ trình triển khai Basel II với sự tƣ vấn của Công ty kiểm toán Ernst & Young Singapore đang trong giai đoạn hoàn thành kế hoạch triển khai Basel II tại VIB theo một lộ trình hợp lý và phù hợp với chiến lƣợc phát triển của VIB trong từng giai đoạn.
Lộ trình triển khai Quản trị rủi ro tín dụng theo Basel II của VIB tuân theo định hƣớng của Ngân hàng Nhà nƣớc. Thực hiện trụ cột 1 (đã hoàn thành 1/1/2019). Thực hiện trụ cột 2 ( dự kiến hoàn thành 1/1/2021)
3.2.2 Những hạn chế
Thứ nhất, Mô hình hoạt động kinh doanh đƣợc tách biệt độc lập với khâu thẩm
định vận hành tuy nhiên chƣa đƣợc triệt để. Do áp lực cạnh tranh nên VIB vẫn chƣa tập trung đƣợc toàn bộ công tác thẩm định, phê duyệt. Đa phần khoản vay từ 3 tỷ trở xuống vẫn đang giao thẩm quyền cho đơn vị kinh doanh, các giám đốc vùng miền thực hiện thẩm định và phê duyệt, giải ngân tại chi nhánh nên vẫn tiềm ẩn rủi ro sai sót. Một phần là do kỹ năng thẩm định khách hàng của Chuyên viên quan hệ khách hàng (RM) còn hạn chế, một phần là do áp lực cạnh tranh hồ sơ chƣa đầy đủ chi nhánh vẫn thực hiện giải ngân để giữ khách hàng cũng nhƣ đủ chỉ tiêu.
Cụ thể 60% phƣơng án chiếm khoảng 30% giá trị cấp tín dụng tập trung thẩm định và phê duyệt tại đơn vị kinh doanh dẫn đến rủi ro đơn vị kinh doanh chạy theo doanh số, không thực hiện đầy đủ chức năng của vòng 1.
Nguyên nhân do đội ngũ RM, thẩm định còn thiếu kiến thức thẩm định thực tế, chủ yếu trên giấy tờ. Kỹ năng phân tích, nhận diện rủi ro, xử lý rủi ro còn hạn chế. Bán hàng mới tập trung vào tín dụng chƣa tập trung vào huy động, dịch vụ, tập trung vào tài sản thay vì đánh giá tính khả thi, hiệu quả của phƣơng án, nguồn trả nợ của khách hàng. Khả năng cập nhật và ứng phó với những biến động của thị trƣờng còn chậm chạp.
dẫn đến việc nắm bắt đặc thù khách hàng, giám sát hoạt động còn hạn chế. Hệ thống sản phẩm/quy trình/phần mềm lớn RM chƣa kịp nắm bắt đầy đủ đã luân chuyển hoặc nghỉ việc dẫn đến rủi ro cho ngân hàng. Ngân hàng còn triển khai cơ chế lƣơng theo hiệu quả thực hiện công việc dẫn đến RM áp lực chỉ tiêu kinh doanh, chạy theo doanh số không tính đến rủi ro.
Thứ hai, hệ thống đo lƣờng rủi ro tín dụng còn nhiều bất cập dẫn đến ra quyết định
cấp tín dụng bị sai lệch hoặc phân loại nợ không chính xác, không phản ánh đúng thực trạng sản xuất kinh doanh của khách hàng. Với KHCN hiện đang xếp hạng tín dụng trên CRA đã có nhiều tính năng hơn và triển khai đƣợc thẩm định tự động cho một số sản phẩm chuẩn. Tuy nhiên với KHDN thì việc xếp hạng tín dụng nội bộ còn mang tính chuyên gia, 60-75% chỉ tiêu phi tài chính, 25-40% chỉ tiêu tài chính. Tỷ lệ này theo lý thuyết chuẩn là 50:50 khi báo cáo tài chính của khách hàng tin cậy. Do vậy hầu hết hạn mức cấp tín dụng đang dựa trên đề xuất của khách hàng, NH chƣa chủ động tính toán đƣợc hạn mức, đƣa ra chính sách lãi suất dựa trên rủi ro mà đang phụ thuộc đánh giá chủ quan của cán bộ tín dụng và cán bộ thẩm định, cấp phê duyệt. Điều này đi ngƣợc với thông lệ chuẩn là NH chủ động tính toán hạn mức cho khách hàng dựa trên kết quả, nhu cầu, kế hoạch kinh doanh của khách hàng.
Ngoài ra việc thực hiện xếp hạng khách hàng lại chỉ đƣợc chú trọng khi xem xét việc cho vay còn sau khi cho vay thì việc đánh giá khách hàng thƣờng xuyên lại không đƣợc thực hiện đầy đủ, đây chính là một trong những yếu tố dẫn đến việc phát sinh rủi ro tín dụng vì khi khách hàng gặp khó khăn ngân hàng sẽ không đƣợc cảnh báo để có những chính sách thay đổi đối với khách hàng hay hỗ trợ khách hàng một cách phù hợp để giúp khách hàng vƣợt qua khó khăn.
Nguyên nhân do hệ thống dữ liệu của ngân hàng còn chƣa đồng độ, chƣa đảm bảo đƣợc cả yêu cầu về chất lƣợng và số lƣợng. Theo đánh giá GAP của chuyên gia thì hệ thống dữ liệu của VIB mới đáp ứng 40%-50% yêu cầu của Basel 2. Thời gian thu thập dữ liệu yêu cầu tối thiểu từ 5-7 năm của khách hàng nợ xấu, cơ sở dữ liệu phải đƣợc mã hóa, đo lƣờng đầy đủ trên phần mềm. Bên cạnh đó, do đặc thù môi trƣờng kinh tế của Việt Nam, dữ liệu do khách hàng cung cấp chƣa đủ tin cậy. Báo cáo tài chính tỷ lệ đƣợc kiểm toán độc lập ít, cơ sở dữ liệu về khách hàng, thị
trƣờng, ngành cũng thiếu, hiện mới chỉ thu thập đƣợc từ Trung tâm CIC nhƣng cũng không kịp thời (Thƣờng CIC cập nhật kết quả biến động sau 2 tuần), chỉ có mối quan hệ giữa ngân hàng và khách hàng chƣa có thông tin về hành vi thanh toán. Đây chính là thách thức lớn nhất của VIB khi tính toán đo lƣờng các chỉ số PD, EAD, LGD và EL theo Basel II.
Nguyên nhân thứ hai doquy trình tín dụng đƣợc cải tiến liên tục tuy nhiên chƣa tiệm cận thông lệ quốc tế. Với giai đoạn đề xuất cấp tín dụng, ngay khâu nhận diện rủi ro của VIB còn một số tồn tại nhƣ sau:
-RM là bộ phận tìm kiếm và hƣớng dẫn, thẩm định trực tiếp khách hàng nhƣng đa phần các thông tin chỉ đƣợc xem xét, đánh giá dựa trên hồ sơ giấy tờ, rất hạn chế thẩm định trực tiếp nhƣ đến cơ sở hoạt động sản xuất kinh doanh/cơ quan nơi công tác/chính quyền địa phƣơng-hàng xóm tại nơi ở…của khách hàng. TSBĐ định giá trên giấy tờ mà không đi thực địa thẩm định hiện vật. Hơn nữa việc thẩm định trực tiếp khách hàng đa phần chỉ do 1 mình RM thực hiện mà không có sự giám sát của CBQL, điều này rất dễ dẫn đến việc RM cùng khách hàng tạo dựng hồ sơ vay vốn, vay ké vay hộ.
-RM là bộ phận tìm kiếm và hƣớng dẫn, thẩm định trực tiếp khách hàng nhƣng đa phần các thông tin chỉ đƣợc xem xét, đánh giá dựa trên hồ sơ giấy tờ, rất hạn chế thẩm định trực tiếp,do tiềm ẩn rủi ro do không đánh giá hết các yếu tố nhất là rủi ro đạo đức do RM cố tình vì chỉ tiêu kinh doanh hoặc vì quan hệ với khách hàng để đánh giá không trung thực. Hình thức thẩm định qua điện thoại cũng chƣa đƣợc triển khai để tối ƣu nguồn lực.
-Giai đoạn sau giải ngân các quy trình quản trị nợ và giám sát tín dụng, xử lý nợ có vấn đề cũng chƣa thực sự đƣợc chú trọng. Toàn bộ khâu giám sát tín dụng vẫn do RM thực hiện nên không đảm bảo tính khách quan cũng nhƣ thƣờng bị bỏ sót do quá bận, làm một cách hình thức không kiểm soát sau mục đích sử dụng vốn, tình hình hoạt động kinh doanh của khách hàng mà chỉ ký biên bản. Với TSBĐ không kiểm tra thƣờng xuyên dẫn đến không định giá lại hoặc nhắc KH bổ sung bảo hiểm kịp thời dẫn đến TSBĐ suy giảm/tổn thất mà không đƣợc bổ sung TSBĐ thay thế.
-Đối với công tác quản trị nợ cũng giao trách nhiệm quá lớn cho RM, không có đơn vị thứ ba độc lập nên việc nhắc nợ không đầy đủ, khoản nợ quá hạn không đƣợc đôn đốc giám sát thƣờng xuyên và xử lý kịp thời. Đến khi khách hàng chuyển nhóm nợ mới chuyển AMC hoặc Trung tâm quản trị nợ thì lúc đó đã muộn.
Thứ ba là hệ thống sản phẩm, chính sách của các khối kinh doanh còn nhiều điều kiện phức tạp, ngoại lệ, chồng chéo dẫn đến khó khăn cho ngƣời dùng là đội ngũ RM, thẩm định cũng nhƣ vận hành. Ví dụ nhƣ chính sách lãi suất, hay chính sách triển khai sản phẩm, hạn mức tín dụng đƣợc quy định khá nhiều cấp. Ngoài ra cũng khó khăn cho công tác xây dựng hệ thống check policy tự động nên tỷ lệ thẩm định tự động còn thấp (Dƣới 40%), thời gian xử lý giao dịch tăng. Checklist của khách hàng còn nhiều, chƣa có sự phân biệt giữa khách hàng hiện hữu và khách hàng mới, thủ tục rƣờm rà dẫn đến mất đi những khách hàng tốt mà dễ phát sinh những trƣờng hợp giả mạo hợp thức hồ sơ để vay vốn chiếm dụng của NH.
Một nguyên nhân nữa do hệ thống công nghệ chƣa đƣợc trang bị đồng bộ, khó khăn cho việc áp dụng Basel II. Chƣa có hệ thống cảnh báo sớm đối với khách hàng tiềm ẩn rủi ro (Mới có 1 phần tại CRA của KHCN). Tại khâu giải ngân không có hệ thống cảnh báo sớm cũng nhƣ black list tự động. Công tác rà soát phát hiện rủi ro tín dụng vẫn đang đƣợc thực hiện thủ công do các bộ phận Kiểm toán nội bộ, Kiểm soát nội bộ và quản trị rủi ro định kỳ đi công tác rà soát, đánh giá. Thông thƣờng công tác phát hiện này thực hiện sau khi Khách hàng đã đƣợc cấp tín dụng/giải ngân nên lúc đó đã xảy ra rủi ro. Các đơn vị kinh doanh vòng 1 chƣa tự phát hiện đƣợc và do đó Hội sở cũng thiếu thông tin để quản lý hệ thống, hỗ trợ và đôn đốc chi nhánh khắc phục, xử lý sớm rủi ro tiềm ẩn
Thứ tƣ, tình hình rủi ro tín dụng của VIB những năm qua vẫn còn diễn biến phức
tạp tiềm ẩn nguy cơ phát sinh rủi ro tín dụng.Cụ thể, tỷ lệ nợ quá hạn tăng trong năm 2016 nhƣng lại giảm trong năm 2017 xuống chỉ còn 3,07% nhƣng tới năm 2018 lại tăng lên mức 3,74%. Tỷ lệ nợ xấu cũng tăng khá trong năm 2016 từ 2,07% lên mức 2,57% nhƣng lại giảm nhẹ năm 2017 xuống còn 2,49%. Mặc dù vậy, tới năm 2018, tỷ lệ nợ xấu lại tăng lên mức 2,52%.
CHƢƠNG 4: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG THEO TIÊU CHUẨN BASEL II TẠI NGÂN HÀNG TMCP QUỐC TẾ
VIỆT NAM
4.1. Định hƣớng áp dụng Hiệp ƣớc Basel II tại Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam Việt Nam
4.1.1 Định hướng hoạt động kinh doanh chung