Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (vib)​ (Trang 93 - 94)

Quyết liệt triển khai việc thanh toán không dùng tiền mặt trên toàn quốc để giúp các NHTM kiểm soát đƣợc dòng tiền của tất cả thành phần kinh tế từ tổ chức cho đến cá nhân, giảm nguy cơ sử dụng vốn vay sai mục đích của khách hàng và các NHTM có thể triên khai việc nhận TSBĐ là dòng tiền sản xuất kinh doanh của khách hàng.

Cần phải có sự phối hợp đồng bộ giữa các ban nghành hữu quan trong việc xử lý nợ tồn đọng. Về phía Chính phủ cần có các văn bản hƣớng dẫn cụ thể hoặc có các cuộc hội thảo nhằm nâng cao ý thức trách nhiệm của các ban ngành liên quan trong việc xử lý nợ tồn đọng đặc biệt là các đơn vị: Toà án nhân dân tối cao, viện kiểm soát nhân dân tối cao, Bộ công an, thanh tra nhà nƣớc, Bộ tài chính, Bộ tƣ pháp để các ngân hàng góp phần thúc đẩy kinh tế phát triển.

Ngoài ra Chính phủ cần ban hành các chính sách để giải quyết các khoản nợ do những nguyên nhân khách quan nhƣ: thiên tai, bão lũ, dịch bệnh…vì thực tế VIB thấy khó xử lý vì không trích lập thì sai quy định của Nhà nƣớc còn trích lập thìgiảm thu nhập của NH.

Cải thiện môi trƣờng thu hút vốn đầu tƣ, bao gồm cả đầu tƣ nƣớc ngoài vào nền kinh tế và khu vực ngân hàng. Xem xét biểu thuế phù hợp đối với các NHTM trên cơ sở so sánh với các loại hình kinh doanh khác.

Nâng cao tính minh bạch thông tin của tất cả các tổ chức thông qua ứng dụng các chuẩn mực kế toán quốc tế. Chuẩn mực kế toán quốc tế (IAS) ban hành 1993- 2003, hiện nay IAS đã đƣợc sửa đổi tuy nhiên Việt Nam vẫn chƣa cập nhật những thay đổi này.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hạn chế rủi ro tín dụng theo tiêu chuẩn basel II tại ngân hàng thương mại cổ phần quốc tế việt nam (vib)​ (Trang 93 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)