Giải pháp mở rộng thị trƣờng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 79 - 82)

6. Kết cấu của luận văn

3.2.3 Giải pháp mở rộng thị trƣờng

a) Thị trƣờng truyền thống

Cơ sở giải pháp: sản phẩm tại địa phương đã được nhiều đối tác và khách hàng

chấp nhận, việc hợp tác đã được thực hiện từ lâu nên có nhiều thuận lợi.

Nội dung giải pháp:

hệ với các đối tác tại các thị trường trên, tận dụng chính sách thuế, hạn ngạch nhập khẩu không bị hạn chế, các doanh nghiệp trong nước đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm. Doanh nghiệp sử dụng chính sách phân khúc thị trường, đối với thị trường đòi hỏi yêu cầu cao về chất lượng, mẫu mã sản phẩm, uy tín của doanh nghiệp.

+ Đối với thị trƣờng Trung Quốc: Tích cực triển khai nhiều dự án lớn tại thị trường trên như tham gia hội chợ triển lãm, quảng cáo trên các phương tiện thông tin đại chúng, phối hợp với đối tác lâu năm quảng bá thương hiệu điều trên nhiều phương tiện khác nhau trên quan điểm chia sẻ quyền lợi...

Điều kiện thực hiện:

 Đối với thị trường Mỹ và EU: Để đáp ứng được, khi xuất khẩu sang thị trường này phải nêu rõ quy trình sản xuất từ khâu nguyên liệu đầu vào đến quy trình sản xuất ra thành phẩm đều đáp ứng được yêu cầu về ATVSTP.

 Đối với thị trường Trung Quốc: thực tế những năm vừa qua Trung Quốc nhập khẩu hơn 50% tổng sản phẩm hạt điều tại địa phương. Yêu cầu của thị trường Trung Quốc không quá khó so với 2 thị trường Mỹ và EU. Tại thị trường này doanh nghiệp có thể bán sản phẩm không phải là chất lượng cao nhất nhưng vẫn được chấp nhận, do đó trong thời gian tới ngoài những đối tác lâu năm, các doanh nghiệp cần phải thẩm định kỹ những đối tác trước khi ký kết các hợp đồng mua bán sản phẩm hạt điều.

Kết quả dự kiến: nâng cao sản lượng xuất khẩu sang thị trường Mỹ và EU

đồng thời giữ vững sản lượng xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc.

b) Thị trƣờng tiềm năng

Cơ sở giải pháp: căn cứ vào các báo cáo số liệu nhập khẩu hạt điều đối với

thị trường không phải là thị trường truyền thống của Hiệp hội điều Việt Nam và thông qua các tổ chức để xem xét tốc độ tăng trưởng kinh tế của các khu vực thuộc thị trường này.

thông qua, các hiệp định thương mại đã được ký kết giữa Việt Nam và các thành viên, đây là cơ hội rất lớn đối với các doanh nghiệp địa phương khi khai thác tại khu vực trên.

Đối với thị trường Úc: Đây là thị trường đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, tính ổn định của sản phẩm đặt lên hàng đầu. Cho nên các doanh nghiệp phải đẩy mạnh sản xuất và cung ứng sản phẩm đạt chất lượng theo yêu cầu của đối tác, ngoài ra phải chủ động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm đối với thị trường, có thể sử dụng chính sách cho sử dụng hàng mẫu, hội nghị khách hàng thường niên với chất lượng tăng dần qua từng năm trên thị trường này, từ đó người sử dụng tự đánh giá và so sánh với các sản phẩm hạt điều của tỉnh Bình Phước so với các nước khác. Mở rộng thị phần tại thị trường là các nước Châu Phi, đây là thị trường không đòi hỏi cao về tiêu chuẩn hàng hóa, là vùng nguyên liệu lớn nhưng việc sản xuất sản phẩm sau nhân điều còn nhiều hạn chế. Thông qua đối tác mà địa phương đã nhập khẩu nguyên liệu điều làm đối tác phân phối hạt điều đã qua chế biến, ngoài ra còn tìm kiếm thêm những đối tác mới có uy tín trong việc phân phối sản phẩm tại khu vực này.

Đối với thị trường New Zealand và Mexico thì đây là thị trường còn khá mới đối với các doanh nghiệp của tỉnh nên khi xuất khẩu các doanh nhiệp cần phải đảm bảo chất lượng và uy tín để hợp tác và phát triển lâu dài.

Điều kiện thực hiện: Các thị trường tiềm năng có tốc độ tăng trưởng kinh tế

ổn định, nhu cầu về hạt điều và các sản phẩm từ hạt điều ngày càng tăng.

Kết quả dự kiến: Nhanh chóng mở rộng và tiếp cận với các đối tác phát triển thị

trường này.

c) Thị trƣờng nội địa:

Cơ sở giải pháp: Ngoài thị trường thế giới thì thị trường trong nước là một

phao cứu cánh các doanh nghiệp tại địa phương khi thị trường thế giới bị biến động, với một thị trường rộng lớn hơn 90 triệu dân thì việc định hướng mở rộng và phát triển hết sức quan trọng.

của người dân không đồng đều nên doanh nghiệp phải có những sản phẩm chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế, và đa dạng hóa những sản phẩm sau nhân điều, tận dụng hạt điều vỡ chất lượng không cao để sản xuất một số mặt hàng như bánh, kẹo, bột hạt điều… đảm bảo cung ứng cho những người có nhu cầu với giá cạnh tranh.

Điều kiện thực hiện: Doanh nghiệp cần phải cung ứng những hạt điều đạt chất lượng mà thị trường thế giới đã chấp nhận và khẳng định vị thế của thương hiệu tỉnh nhà để qua đó người dân dần có những chọn lựa, nhìn nhận đúng về chất lượng và thương hiệu điều Bình Phước.

Kết quả dự kiến: Cho người tiêu dùng có nhìn nhận đúng về chất lượng sản

phẩm do địa phương sản xuất có thể đạt theo tiêu chuẩn quốc tế và đảm bảo chất lượng, nâng mức tiêu thụ hạt điều của thị trường nội địa lên 7% – 9%.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 79 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)