6. Kết cấu của luận văn
2.1.2 Hoạt động thu mua hạt điều
Đầu những năm 2000, khi công suất chế biến các nhà máy vượt quá sản lượng thu hoạch trong nước, các doanh nghiệp (DN) đã nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ các nước châu Phi. Thời điểm đó, các DN chỉ nhập khẩu khoảng 20% - 30%, còn lại 70% - 80% là sử dụng nguồn nguyên liệu điều thô trong nước, nhưng đến năm 2014 đã phải nhập 50% sản lượng điều thô mới đủ chế biến hàng chất lượng cao để xuất khẩu. Và năm 2015, các DN đã nhập trên 867.000 tấn, chiếm hơn 60% sản lượng chế biến. Châu Phi là khu vực có vùng nguyên liệu điều thô lớn nhất thế giới, chiếm 40% sản lượng điều toàn cầu. Vì vậy, trong số 867.000 tấn điều thô nhập khẩu năm 2015 từ 25 nước, chủ yếu từ khu vực này và trong số 867.000 tấn điều thô Việt Nam nhập, riêng Bờ Biển Ngà chiếm 302.000 tấn (36%).
Việt Nam nhiều năm liền là nước xuất khẩu hạt điều nhân lớn nhất thế giới. Tuy nhiên, để đem lại kim ngạch xuất khẩu 2,2 tỷ USD trong năm 2014 thì ngành điều phải nhập khẩu 700.000 tấn điều thô từ các nước trong tổng số 1,2 triệu tấn nguyên liệu toàn ngành. Như vậy, chỉ có 500.000 tấn điều thô trong nước. Con số này cho thấy, sản phẩm thực sự của ngành điều chỉ chiếm một phần trong số kim ngạch xuất khẩu.
Bảng 2.6 Tình hình thu mua hạt điều của tỉnh Bình Phƣớc
ĐVT: Tấn
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Sản lượng thu mua 87.488 101.348 93.092 83.213 125.202
Sản lượng nhập khẩu 12.597 26.252 19.695 37.978 10.019
Tỷ lệ thu mua/ sản lượng thu hoạch (%)
62,5 67,3 62,3 67,5 65,3
(Nguồn: Niên giám thống kê cục thống kê Bình Phước) Theo số liệu từ bảng bảng 2.7 thì trong những năm qua tuy sản lượng điều thu hoạch của tỉnh Bình Phước là rất lớn nhưng sản lượng thu mua còn hạn chế so với sản lượng thu hoạch. Điều này chứng tỏ sức mua của các doanh nghiệp trong ngành vẫn còn hạn chế, trung bình những năm qua chỉ thu mua được trung bình 65% sản lượng thu hoạch của toàn tỉnh. Để đảm bảo cho việc sản xuất thì các doanh nghiệp này buộc phải nhập khẩu nguyên liệu từ bên ngoài tỉnh với số lượng không nhỏ. Nguyên nhân của việc sản lượng thu mua còn hạn chế là do các doanh nghiệp chưa liên kết với các nông hộ trồng điều mà phải mua qua trung gian là các đại lý hay các kho nông sản, phần khác là do các doanh nghiệp ngoài tỉnh đến cạnh tranh thu mua và một phần do các nông hộ cất trữ.
Theo số liệu thống kê của Vinacas, bình quân 5 năm qua mỗi năm nông dân Bình Phước thu hoạch được khoảng 150 ngàn tấn hạt điều thô trong tổng số khoảng 500 ngàn tấn cả nước. Bên cạnh nguồn nguyên liệu trong tỉnh, mỗi năm các doanh nghiệp và các cơ sở chế biến của Bình Phước nhập khẩu khoảng 200 ngàn tấn (gấp 1,34 lần sản lượng sản xuất của tỉnh) hạt điều thô về chế biến, trong tổng số 700 ngàn tấn cả nước nhập khẩu từ nước ngoài.
Bình Phước chiếm khoảng 30% sản lượng hạt điều trồng được trong cả nước và cũng chiếm 30% sản lượng nhập từ nước ngoài vào Việt Nam. Tuy nhiên, theo thống kê của Hiệp hội Điều Việt Nam (Vinacas), trong số 2,2 tỷ USD kim ngạch xuất khẩu năm 2014, mặc dù các doanh nghiệp Bình Phước đã có nhiều cố gắng nhưng chỉ chiếm 179 triệu USD, xấp xỉ 8,137% cả nước. Đây là con số rất đáng buồn cho giới doanh nghiệp điều và là vấn đề rất đáng suy nghĩ đối với các nhà quản lý vĩ mô.
Bảng 2.7 Giá điều thu mua qua các năm
ĐVT: Ngàn đồng
Năm 2010 2011 2012 2013 2014
Điều tươi 20 – 23 21 – 25 20 – 26 23 – 27 21 – 28
Điều thô 25 – 28 27 – 29.5 27 – 30 28 – 30.5 29 – 32
(Nguồn: tác giả sưu tầm) Thực trạng hiện nay hầu hết doanh nghiệp, cơ sở sơ chế đều trộn điều nhân Bình Phước với điều nhân các vùng khác và với điều nhập khẩu từ nước ngoài về. Tỷ lệ trộn có thể là điều trong nước 40%, điều nhập khẩu 60% hoặc 50%-50%, hoặc 60%-40%, 70%-30%... tùy theo giá cả và đơn đặt hàng. Vấn đề đặt ra là: Như vậy chất lượng hạt điều - thương hiệu hạt điều Bình Phước nói riêng và Việt Nam nói chung đang được hòa vào chất lượng hạt điều các vùng khác và các nước khác trên thế giới.
Thành phần tham gia vào quá trình thu gom hạt điều chủ yếu là các thương lái ( đại lý thu mua, người mua gom) hoặc các doanh nghiệp sản xuất có các cơ sở chuyên thu mua để cung ứng cho các nhà máy của mình. Yếu tố quan trọng nhất ở đây là các thương lái, người trung gian mang hạt điều thô đến các nhà sản xuất và đóng góp cho những thảnh công của ngành điều Việt Nam nói chung và tỉnh Bình Phước nói riêng.
Hiện thị trường nhập hạt điều thô về Bình Phước chủ yếu từ châu Phi, chiếm 59,97% số lượng điều nhập khẩu, trong đó Bờ Biển Ngà chiếm 34,74%. Con số thật về khối lượng điều nhập về Bình Phước là bao nhiêu đang là dấu hỏi lớn. Điều này cũng đồng nghĩa với việc có bao nhiêu tấn đang trộn lẫn với hạt điều Bình Phước chưa thể xác định.
Hoạt động thu mua hạt điều theo 3 kênh tiêu thụ chính như sau:
Kênh 1: Nông hộ trồng điều —> Thương lái mua gom —> Đại lý thu mua hoặc chủ vựa thu mua hạt điều —> Doanh nghiệp chế biến hạt điều.
Kênh 2: Nông hộ trồng điều—> Thương lái mua gom —> Trạm thu mua hạt điều của Doanh nghiệp chế biến.
Kênh 3: Nông hộ trồng điều—> Thương lái mua gom —> Đại lý thu mua — > trạm thu mua hạt điều của doanh nghiệp chế biến quy mô nhỏ tại địa phương —> Nhà máy chế biến của địa phương khác.
Để có khối lượng điều lớn cho việc sản xuất thì các doanh nghiệp sản xuất khó có thể gom đủ và trực tiếp từ người sản xuất mà phải thông qua 2-3 nhà thu mua đôi khi còn nhiều hơn. Do đó, giá thành nguyên liệu đến nhà sản xuất giá thường cao hơn giá thị trường 01 giá từ đó giá thành cũng bị ảnh hưởng dẫn đến giảm sự cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Một vấn đề nữa là hạt điều Bình Phước vốn có danh tiếng chất lượng cao nhất thế giới và giá thu mua cũng cao hơn. Vì thế, không chỉ điều nhập khẩu từ nước ngoài, mà vào mùa thu hoạch, điều ở các địa phương khác cũng được vận chuyển ngược về Bình Phước, thậm chí đưa vào tận vùng sâu ở Bù Gia Mập, Bù Đăng để lấy tiếng là điều Bình Phước, rồi lại vận chuyển ngược trở ra các cơ sở, doanh nghiệp thu mua, chế biến ở Phước Bình hoặc đem về những công ty lớn ở Đồng Nai, Long An, Vũng Tàu... Bình Phước có rất nhiều điểm thu mua nhỏ lẻ rất khó kiểm soát. Được biết với số vốn khoảng 500 triệu đồng thì có thể mở một nhà kho và thuê một vài công nhân. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến việc thu mua và kinh doanh sản xuất của các doanh nghiệp điều trong tỉnh.
Hoạt động thu mua trên ba kênh trên có xảy ra một số tồn tại:
Nhu cầu xuất khẩu thành phẩm từ hạt điều ngày càng tăng, mặt khác có nhiều thương lái cùng mua bán trên 01 thị trường nên dễ xảy ra hiện tượng tranh mua - tranh bán làm cho thị trường bị biến động ảo cho cả người trồng điều và người sản xuất.
Đặc tính của hạt điều là rất nặng khi ngâm nước vắt ra từ quả điều, qua đó nhiều người dân để tăng lợi nhuận trước mắt sẵn sàng ngâm nước hoặc trộn tạp chất làm giảm chất lượng hạt điều khi các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu làm cho giá trị hàng hóa cũng bị giảm sút theo, làm giảm uy tín của doanh nghiệp.
Với các đại lý, cơ sở thu mua để phơi, tích trữ rồi bán lại cho các cơ sở, doanh nghiệp chẻ điều, lại có mánh khóe rất đơn giản nhưng tinh vi, khó phát hiện.
Đó là ―đấu đầu, đấu cuối‖ - lấy hàng xấu cuối vụ năm nay phơi cất để đến đầu vụ năm sau trộn vào với điều đầu mùa và bán. Nếu doanh nghiệp mua phải lô hàng này cầm chắc lỗ vì tỷ lệ nhân thấp. Hậu quả cuối cùng là doanh nghiệp lớn chẻ điều gánh hết. Vì khi thu mua số lượng lớn không thể kiểm tra hết
Do có nhiều kênh thu mua nên việc mua bán diễn ra lòng vòng, hạt điều thô đến nhà sản xuất vừa mất thời gian, vừa phải qua nhiều trung gian. Vì vậy, nếu những năm điều mất mùa giá của nguyên liệu đầu vào sẽ rất cao ảnh hưởng đến chi phí của người sản xuất.
Người dân sản xuất được hạt điều đôi khi họ mong muốn mang hạt điều bán nhanh để có tiền trang trải cuộc sống, cũng như tích lũy vốn sau một mùa vụ căng thẳng, theo thói quen sẽ bán tại những đại lý gần nhất, hoặc những đại lý cho họ vay vốn để trang trải trước mùa vụ như thuê nhân công, thuốc trừ sâu... qua đó giá bán của nông hộ cũng thấp hơn thị trường.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng thu mua hạt điều còn có các tồn tại kể trên là do mối liên hệ giữa nhà sản xuất - thu mua - chế biến hạt điều chưa thật vững chắc, chưa hình thành trên quan điểm chia sẻ quyền lợi một cách hợp lý. Đặc biệt là thiếu vai trò điều hành quản lý theo cơ chế thị trường của các cơ quan chức năng. Trên thực tế còn để quy luật thị trường tự điều tiết là chính, vai trò của hiệp hội điều Việt Nam nói chung, Hiệp Hội điều Bình Phước nói riêng ít phát huy tác dụng.