Thực trạng vùng nguyên liệu và hoạt động sản xuất hạt điều của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 36 - 41)

6. Kết cấu của luận văn

2.1 Thực trạng vùng nguyên liệu và hoạt động sản xuất hạt điều của tỉnh

2.1.1 Sản lƣợng và sự phân bổ

Cây điều luôn được xác định là loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Trong những năm gần đây, mặc dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, biến động thị trường, sự cạnh tranh của cây trồng khác làm cho diện tích điều tụt giảm, nhưng năng suất vẫn khá ổn định. Hiện nay, cả nước có 21 tỉnh, thành phố trồng điều với tổng diện tích 311.000 ha. Bình Phước là tỉnh có diện tích điều lớn nhất cả nước với 135 ngàn ha.

Theo số liệu thống kê năm 2010 diện tích trồng cây điều trên toàn tỉnh là 155.746 ha chiếm khoảng 22,6% tổng diện tích đất tự nhiên của toàn tỉnh, bằng 24,76% diện tích đất nông nghiệp và bằng 49,6% diện tích đất trồng cây công nghiệp. Nhưng đến năm 2014 thì diện tích giảm xuống còn 134.107 ha trên toàn tỉnh vì những nguyên nhân khách quan như thời tiết, sâu bệnh, giá cả….Theo Trung tâm Giống Nông lâm nghiệp tỉnh Bình Phước, qua điều tra, khảo sát, một số giống điều cho kết quả tốt tại địa phương như PN1, LG1, CH1, MH4/5, MH5/4 và các giống chọn lọc có triển vọng như PL18, ĐP41, ĐP27, BĐ44. Hiện nay, cả tỉnh đã có khoảng 30 ngàn ha điều trồng mới bằng giống mới chiểm khoảng 25,5% diện tích điều của tỉnh. Tuy nhiên, diện tích điều còn lại chủ yếu được trồng bằng hạt, trong số này có trên 30% diện tích điều già cỗi cần cải tạo.

Nhìn chung cây điều vẫn là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Bình Phước. Hiện toàn tỉnh còn khoảng 135 ngàn hecta điều, chiếm 30% về diện tích và sản lượng thu hoạch trong mùa đạt 149 ngàn tấn, chiếm 30% sản lượng cả nước.

Bảng 2.1 Diện tích trồng điều tỉnh Bình Phƣớc đến năm 2014

ĐVT: Ha

Năm 2000 2010 2011 2012 2013 2014

Diện tích 70.524 155.746 148.020 140.134 134.911 134.107

với năm 2000 Tốc độ phát triển so

với năm 2000 (%)

- 220,84 209,89 198,7 191,3 190,16

(Nguồn: Niên giám thống kê cục thống kê tỉnh Bình Phước) Theo bảng số liệu trên ta thấy tốc độ gia tăng diện tích cây trồng từ năm 2000-2010 tăng rất nhanh từ 70.524 ha lên 155.746 ha với tốc độ tăng trưởng 220,84%, nhưng từ năm 2011 đến năm 2014 thì diện tích lại có xu hướng giảm dần từ 148.020 ha xuống còn 134.104 ha, tốc độ tăng trưởng cũng giảm từ 209,89% xuống còn 190,16%. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên ảnh hưởng đến diện tích cây trồng nói trên vì vào mùa mưa bão, sâu đục thân cây gây nên chết và đổ cây hàng loạt. Khi đó người dân không đầu tư lại cây điều mà họ chuyển sang loại cây cao su có giá trị kinh tế cao hơn trong thời gian gần đây.

Trong những năm đầu tốc độ gia tăng diện tích trồng cây điều rất nhanh vì khi đó mọi người đều khó khăn và cây điều dễ trồng, dễ thu hoạch, thời gian thu hồi vốn nhanh, đặc biệt là chi phí bỏ ra ban đầu rất thấp. Chính vì lý do đó mà rất nhiều người dân khai hoang lập đồn điền trồng cây điều nên diện tích được mở rộng rất nhanh. Đến những năm gần đây giá cao su rất hấp dẫn người nông dân, nhiều gia đình có diện tích trồng điều lớn họ đã tích lũy vốn trong quá khứ họ sẵn sàng phá bỏ rẫy điều đề trồng cây cao su.

Đây chính là thực trạng mà ngành điều trong những năm gần đây đang gặp phải, nếu cứ tốc độ giảm diện tích trồng cây điều như hiện nay sẽ làm ảnh huởng rất nhiều đến nguồn nguyên liệu đầu vào cho các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm điều xuất khẩu.

Bảng 2.2: Sản lƣợng điều phân theo huyện/thị xã

ĐVT: Tấn

Huyện/Thị xã 2000 2010 2011 2012 2013 2014

Đồng xoài 665 3.397 3.397 4.419 1.616 2.293

Phước Long + Bù Gia Mập 7.281 58.426 46.552 53.591 43.820 73.086 Lộc Ninh 691 4.613 5.110 5.505 4.841 5.321 Bù Đốp 402 2.679 2.846 3.077 2.535 3.422 Bù Đăng 3.950 46.251 68.914 57.612 51.153 82.594 Bình Long + Hớn Quản 2.825 7.580 7.725 7.666 5.181 7.063 Chơn Thành 1.240 1.338 1.548 1.563 558 364 Tổng 19.214 139.982 150.592 149.425 123.279 191.734

Lượng tăng (giảm) về sản lượng qua các năm - 120.768 10.970 (1167) (26.146) 68.455 Tốc độ tăng (giảm) qua các năm - - 7,58% (0,78)% (17,5)% 55,53%

(Nguồn: Niên giám thống kê cục thống kê tỉnh Bình Phước)

Bảng 2.3: Tỷ trọng sản lƣợng điều phân theo huyện/thị xã

ĐVT: %

Huyện/Thị xã 2000 2010 2011 2012 2013 2014

Đồng Xoài 3,46 2,43 2,26 2,96 1,31 1,20

Đồng Phú 11,24 11,21 9,63 10,70 11,01 9,17

Phước Long +Bù Gia Mập 37,89 41,74 30,91 35,86 35,55 38,12

Lộc Ninh 3,60 3,30 3,39 3,68 3,93 2,78 Bù Đốp 2,09 1,91 1,89 2,06 2,06 1,78 Bù Đăng 20,56 33,04 45,76 38,56 41,49 43,08 Bình Long + Hớn Quản 14,70 5,41 5,13 5,13 4,20 3,68 Chơn Thành 6,45 0,96 1,03 1,05 0,45 0,19 Tổng cộng 100 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dựa vào bảng 2.3 và 2.4, ta thấy sản lượng toàn tỉnh tăng mạnh từ năm 2000 đến năm 2010. Nếu như năm 2000 tổng sản lượng đạt 19.214 tấn, đến năm 2010

tổng sản lượng đạt 139.982 tấn và năm 2014 là 191.734 tấn. Trong giai đoạn trên sản lượng điều cao nhất là năm 2014 (191.734 tấn) kế đến là năm 2011, thấp nhất là năm 2013 (123.279 tấn), tương ứng với diện tích trồng cây điều giảm. Tốc độ tăng (giảm) về sản lượng cũng biến động nhiều từ năm 2000 đến năm 2014. Cụ thể là từ năm 2010 đến năm 2014, sản lượng giảm mạnh trong 2 năm 2012 và 2013 (năm 2013 giảm 17,5% so với năm 2012, tương đương 26.146 tấn về sản lượng). Theo bảng thống kê thì sản lượng điều tập trung ở Thị xã Phước Long, huyện Bù Gia Mập với tổng sản lượng năm 2014 là 73.086 tấn chiếm 38.12% tổng sản lượng trên toàn tỉnh, huyện Bù Đăng với sản lượng 82,594 tấn chiếm 43.1% diện tích và vùng chuyên canh tập trung sản xuất hạt điều tại tỉnh Bình Phước là huyện Bù Đăng, Thị xã Phước Long, huyện Bù Gia Mập.

Trong giai đoạn trên Bình phước đã không ngừng áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào trồng mới và nâng cao hiệu quả từ những diện tích trồng cũ để cải thiện năng suất cây trồng. Người dân đã tích cực tham gia nhiều lớp đào tạo khuyến nông do tỉnh tổ chức, từ đó áp dụng nhiều tiến bộ để tối thiểu thiệt hại do thiên nhiên tác động lên diện tích trồng điều, cho năng suất cao.. Nhìn chung là chỉ mới cải thiện năng suất trên cây trồng cũ, chưa có những giống mới, sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế, người dân hầu như chưa ai biết và chưa ai trồng sản phẩm hạt điều hữu cơ. Với diện tích và tổng sản lượng điều của tỉnh Bình Phước trong thời gian qua chứng minh rằng tại đây là nơi có điều kiện thuận lợi cho việc mở rộng phát triển ngành điều trong tương lai.

Bảng 2.4: Diện tích thu hoạch cây điều phân theo huyện/thị xã

ĐVT: Ha

Huyện/thị xã 2010 2011 2012 2013 2014

Đồng Xoài 4.067 4.067 2.502 1.972 1.972

Đồng Phú 18.379 15.044 14.140 14.140 14.335

Phước Long +Bù Gia Mập 53.322 48.097 47.470 46.502 46.045

Lộc Ninh 5.070 5.549 5.710 5.447 4.924

Bù Đăng 51.511 56.486 57.190 58.438 57.487

Bình Long + Hớn Quản 7.337 6.670 6.294 5.116 4.786

Chơn Thành 1.484 1.407 733 384 281

Tổng Cộng 144.413 140.711 136.599 134.527 132.034

(Nguồn: Niên giám thống kê cục thống kê Bình Phước) Trên bảng so sánh ta thấy Phước Long; Bù Gia Mập; Bù Đăng là nơi có diện tích thu hoạch cây điều là cao nhất tỉnh. Năm 2010 Phước Long và Bù Gia Mập có tổng diện tích thu hoạch là 53.322 ha, tổng giá trị sản xuất đạt 350,556 tỷ đồng đến năm 2014 tổng diện tích còn 46.045 ha, tổng giá trị sản xuất đạt 1381,35 tỷ đồng hay huyện Bù Đăng năm 2010 có tổng diện tích là 51.511 ha, tổng giá trị sản xuất đạt 277.506 tỷ đồng, đến năm 2014 tổng diện tích tăng lên 57.487 ha, tổng giá trị sản xuất đạt 1724,61 tỷ đồng. Ngoài việc là vùng có điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho việc trồng điều thì Phước Long, Bù Gia Mập và Bù Đăng cũng là nơi có nhiều cơ sở thu mua và chế biến điều nhân xuất khẩu của tỉnh.

Bảng 2.5: Tỷ trọng diện tích thu hoạch cây điều phân theo huyện/ thị xã ĐVT: %

STT Huyện/Thị xã 2010 2011 2012 2013 2014

1 Đồng Xoài 2,8 2,9 1,8 1,5 1,5

2 Đồng Phú 12,7 10,7 10,4 10,5 10,9

3 Phước Long +Bù Gia Mập 36,9 34,2 34,7 34,6 34,9

4 Lộc Ninh 3,5 3,9 4,2 4 3,7 5 Bù Đốp 2,2 2,4 1,9 1,9 1,7 6 Bù Đăng 35,7 40,1 41,9 43,4 43,5 7 Bình Long + Hớn Quản 5,1 4,7 4,6 3,8 3,6 8 Chơn Thành 1,1 1,1 0,5 0,3 0,2 Tổng cộng 100 100 100 100 100 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Dựa vào bảng 2.5 ta có thể tính được bảng 2.6. Theo bảng trên ta thấy được tỷ trọng diện tích thu hoạch cây điều từ năm 2010 đến năm 2014 có nhiều thay đổi

nhưng phần lớn là diện tích giảm do nhiều nguyên nhân như thời tiết, người dân chuyển đổi cây trồng, chặt cây điều để trồng cao su… Phước Long và Bù Đăng luôn là nơi có tỷ trọng diện tích thu hoạch từ cây điều là cao nhất tỉnh, đạt lần lượt là 34,9% và 43,5% năm 2014. Từ đó có thể thấy được vai trò quan trọng của Phước Long và Bù Đăng trong việc sản xuất điều xuất khẩu. Chơn Thành luôn là huyện có tỷ trọng thấp nhất vì đa phần người dân đã thay thế cây điều bằng cây cao su do trong giai đoạn năm 2007 – 2010 đang là cơn sốt cao su nên phần nhiều người dân nơi đây đã chặt bò cây điều và thay vào đó là cây cao su.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)