Thực trạng hoạt động tổ chức xuất khẩu sản phẩm hạt điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.2 Thực trạng hoạt động tổ chức xuất khẩu sản phẩm hạt điều

2.2.1 Thị trƣờng xuất khẩu và doanh thu của hạt điều Bình Phƣớc

Hằng năm cả thế giới có khoảng 2,8 - 2,9 triệu tấn hạt điều thì chỉ riêng Việt Nam đã chế biến 1,3 triệu tấn (khoảng 40%), tương đương với Ấn Độ. Năm 2014, trong số 170.000 tấn nhân điều mà Mỹ nhập khẩu, VN đã cung cấp khoảng 80.000 tấn (gần một nửa) trị giá 2.2 tỷ USD.

Hiện nay toàn tỉnh có 36 doanh nghiệp sản xuất chế biến sản phẩm nhân điều xuất khẩu trực tiếp như Doanh nghiệp Hà Mỵ, Mỹ Lệ, Hoàng Sơn I, Công ty cổ phần hạt điều Gia Bảo, Phúc thịnh… Các sản phẩm hạt điều được phân phối vào

các siêu thị và các cửa hàng tiện lợi ở các nước nhập khẩu. Hầu hết các doanh nghiệp đều sử dụng các hình thức bán hàng qua mạng, áp dụng thương mại điện tử để quảng bá thương hiệu, tăng khả năng cạnh tranh…

Biểu đồ 2.1 Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam giai đoạn 2009 - 2014

(Nguồn: Hải quan Việt Nam) Kim ngạch xuất khẩu hạt điều của Việt Nam từ 846,68 triệu USD năm 2009 đã tăng lên 1,64 tỷ USD vào năm 2013. Năm 2014, với 302,90 nghìn tấn hạt điều xuất khẩu, thu về gần 2 tỷ USD, tăng 16,2% về lượng và 21,4% về giá trị so với năm 2013. Tuy là một trong những nước xuất khẩu điều nhân lớn nhất thế giới nhưng theo số liệu thống kê cho biết có đến 95% sản lượng điều nhân của Việt Nam được xuất khẩu ra thế giới, chỉ có khoảng 5% được tiêu thụ trong nước. Cùng với ký kết hiệp định TPP thì dự báo trong năm 2016 lượng nhân điều Việt Nam xuất vào Mỹ có thể đạt trên 100.000 tấn/năm. Các doanh nghiệp xuất khẩu điều Bình Phước cũng đang nhắm đến các thị trường tiềm năng là các nước Đức, New Zealand ThaiLand, và Mexico. Dự kiến đến năm 2020, Bình Phước sẽ sản xuất được hơn 60.000 tấn điều nhân cung cấp cho thị trường thế giới với kim ngạch xuất khẩu ước đạt 292 triệu USD.

Bảng 2.12 Nhu cầu điều nhân của thế giới và khả năng cung cấp của Việt Nam ĐVT: Ngàn tấn Năm 2010 2011 2012 2013 2014 2015 2020(*) Thế giới 650 720 850 1.000 1.200 1.300 1.500 Việt Nam 120 150 220 250 306 330 350 Bình phước 18.199 17.273 22.490 25.854 26.697 56.747 63.543 Tỷ lệ cung ứng của Bình Phước/VN (%) 15,17 11,52 10,22 10,34 8,7 17,2 18,73 Tỷ lệ cung ứng của Bình Phước/thế giới (%) 2,8 2,4 2,65 2,59 2,22 4,36 4,23

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) [(*) là năm dự báo] Theo bảng số liệu thì nhu cầu điều nhân của thế giới là rất lớn (trung bình mổi năm khoảng trên 1 triệu tấn/năm) và có xu hướng tăng qua các năm. Tỷ lệ cung ứng điều nhân của Bình Phước so với cả nước luôn ở mức ổn định từ 10 – 15%/năm. Tỷ lệ xuất khẩu điều nhân của Bình Phước ra thị trường thế giới nhìn chung vẫn còn thấp (bình quân 3%/năm). Điều này chứng tỏ năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp trong tỉnh vẫn còn hạn chế. Trong thời gian tới cần có những chiến lược để phát triển hơn về cả sản lượng xuất khẩu và giá trị thu về để từ đó khẳng định vị thế của hạt điều Bình Phước trên thị trường thế giới. Dự báo đến năm 2020 thị trường thế giới sẽ cần 1,5 triệu tấn nhân điều cho chế biến và Bình Phước sẽ cung ứng được 63.543 tấn tương đương 4,23%.

Bảng 2.13 Thị trƣờng xuất khẩu điều nhân của tỉnh Bình Phƣớc năm 2010 – 2014

Thị trường

Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014

Lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Lượng (Tấn) Tỷ trọng (%) Tổng 18.199 100 17.273 100 22.490 100 25.854 100 26.697 100 Mỹ 3.543 19,47 3.352 19,41 4.486 19,95 5.425 20,98 5.568 20,86 Trung Quốc 6.023 33,1 5.436 31,47 6.685 29,72 8.531 33 8.756 32,8 EU 2.986 16,41 3.321 18,74 4.453 19,8 5.347 20,68 5.202 19,49 Khác 5.647 31,02 5.164 30,38 6.866 30,53 6.551 25,34 7.171 26,85

(Nguồn: Cục hải quan tỉnh Bình Phước & tác giả tổng hợp) Trong thời gian qua thị trường điều nhân xuất khẩu lớn nhất của tỉnh Bình Phước vẫn là Trung Quốc với thị phần trung bình chiếm 32,18%, tiếp đến là Mỹ với thị phần trung bình chiếm 20,134% … Thị trường xuất khẩu tập trung ở các nước Trung Quốc, Mỹ, Hà Lan, Canada, Anh, HongKong…, với kim ngạch xuất khẩu đạt bình quân 130 triệu USD/năm. Ngoài những thị trường chủ yếu như Trung Quốc và Mỹ, thời gian qua hạt điều còn được xuất khẩu sang thị trường mới là các nước EU. Thị trường xuất khẩu điều nhân Bình Phước không ngừng mở rộng, trong đó có các nước là thành viên TPP cho thấy, hạt điều vẫn là mặt hàng xuất khẩu đóng vai trò chủ lực và đem nguồn thu ổn định cho tỉnh. Hiện nay, nhân điều chế biến XK chiếm 95% sản lượng.

Bảng 2.14: Sản lƣợng điều nhân xuất khẩu của tỉnh qua các năm

ĐVT: Tấn

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Sản lượng xuất khẩu 18.199 17.273 22.490 25.854 26.697

Sản lượng thu hoạch 139.982 150.592 149.425 123.279 191.734

Công suất chế biến 130.100 130.100 130.100 130.100 130.100

Lượng tăng (giảm) điều nhân qua các năm

- (926) 5.217 3.364 843

Tỷ lệ sản lượng xuất khẩu/chế biến (%)

14 13,29 17,3 19,89 20,54

(Nguồn: Niên giám thống kê tổng cục thống kê Bình Phước) Theo bảng 2.15, sản lượng nhân điều xuất khẩu năm 2011 giảm so với năm 2010 giảm 926 tấn nhưng tăng mạnh từ năm 2012 đến năm 2014. Cụ thể năm 2012 tăng 5.217 tấn so với năm 2011, năm 2013 tăng 3.364 tấn so với năm 2012, năm 2014 tăng 843 tấn so với năm 2013. Nhìn chung sản lượng điều nhân xuất khẩu của tỉnh Bình Phước từ năm 2010 đến năm 2014 tăng mạnh, tăng 8.498 tấn (tăng 46.7%). Sản lượng xuất khẩu tăng mạnh và đạt 179 triệu USD, xấp xỉ 8,137% so với cả nước là 2.2 tỷ USD.

Tuy Bình Phước là thủ phủ điều nhưng sản lượng sản xuất vẫn chưa đáp ứng được công suất chế biến bình quân hàng năm là 130.100 tấn nhưng các doanh nghiệp và cơ sở chế biến phải nhập thêm nguyên liệu từ ngoài tỉnh, chủ yếu là từ châu phi và campuchia. Cụ thể là năm 2010 tỷ lệ sản lượng điều nhân/chế biến là 14%, năm 2011 là 13,29%, năm 2012 là 17,3%, năm 2013 là 19,89% và năm 2014 là 20,54%. Sản lượng bình quân các năm đều tăng, nhưng giá trị sản phẩm này mang lại chưa tương xứng với tiềm năng, trong đó sản lượng hạt điều xuất khẩu của tỉnh chỉ có 1,8-2,2% lượng sản xuất ra được tiêu thụ trong nước, chỉ có khoảng 0,01% lượng hạt điều chế biến được tiêu thụ tại chỗ. Nguyên nhân chính là người sản xuất và nhà xuất khẩu hạt điều chưa liên kết cùng nhau trong sản xuất, kinh doanh, chưa quan tâm đến việc xây dựng thương hiệu cho hạt điều của mình.

Bảng 2.15 Kim ngạch xuất khẩu điều nhân của tỉnh so với cả nƣớc ĐVT: Triệu USD Năm 2010 2011 2012 2013 2014 Bình phước 110 145 162 158 198 Cả nước 1200 1400 1750 2000 2200 Bình Phước/cả nước (%) 8,75 8,93 8,17 7,9 8,14 (Nguồn: Tác giả tổng hợp) Giá trị xuất khẩu điều nhân của Bình Phước trong những năm qua biến chuyển theo chiều tăng từ 110 triệu USD năm 2010 lên 198 triệu USD năm 2014. Giá trị điều nhân xuất khẩu luôn chiếm một tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu của tỉnh nhưng so với cả nước thì tỷ lệ về giá trị xuất khẩu điều nhân của Bình Phước vẫn còn thấp ( bình quân 8%/năm). Là một tỉnh có thế mạnh về ngành điều nhưng giá trị xuất khẩu điều nhân của Bình Phước vẫn còn hạn chế nguyên nhân cũng vì người dân chưa chú trọng vào việc canh tác cũng như sản xuất, các năng lực xuất khẩu của các doanh nghiệp sản xuất còn yếu kém.

Dầu vỏ hạt điều là nguồn nguyên liệu rất quan trọng mà lâu nay bị lãng quên vì giá trị xuất khẩu không cao. Sản phẩm được làm ra từ dầu vỏ hạt điều rất nhiều như: làm sơn chống hàu cho vỏ tàu thuyền và một phần sơn trong khai thác các dàn khoan, làm sơn chống rỉ, chế biến thành bột ma sát bố thắng xe hơi,... ta thấy dầu vỏ hạt điều cũng tạo ra rất nhiều sản phẩm đáp ứng được yêu cầu trên thị trường. Trên toàn tỉnh hiện có khoảng 27 công ty, doanh nghiệp sản xuất tinh dầu điều. Hiện giá tinh dầu điều dao động từ 8.000-9.500 đồng/kg. Ngoài dầu điều, công ty còn tận dụng được bã điều bán để làm khí đốt cho các nhà máy xi măng, luyện nhôm, kim loại, đốt lò rang tiêu, cà phê... Giá bã vỏ điều là 1.000 đồng/kg. Cứ 100 tấn vỏ sẽ thu được 650 tạ dầu và còn lại là bã, đều tạo nguồn thu lớn cho doanh nghiệp.

Theo báo cáo của hiệp hội điều Việt Nam, trong năm 2014 cả nước xuất khẩu đạt khoảng 306.000 ngàn tấn điều nhân, tăng khoảng 17.4% so với năm 2013 và đạt kim ngạch xuất khẩu trên 2 tỷ USD, tăng 21.9% so với năm trước đó; cộng thêm các sản phẩm phụ như dầu vỏ hạt điều và các sản phẩm giá trị gia tăng khác thì tổng

kim ngạch xuất khẩu đạt 2.2 tỷ USD. Giá hạt điều xuất khẩu năm 2014 bình quân đạt 6.533USD/tấn tăng 3,8% so với năm 2013. Theo kế hoạch của Hiệp hội Điều Việt Nam, năm nay sản lượng điều xuất khẩu của nước ta sẽ đạt 350.000 tấn với kim ngạch hơn 2,5 tỷ USD. Theo quy hoạch đến năm 2020 Việt Nam sẽ nâng diện tích trồng điều lên 300.000 ha và đạt sản lượng khoảng 400.000 tấn hạt. Tỷ lệ chế biến sâu sản phẩm nhân điều đạt 20%, chế biến dầu từ vỏ hạt điều đạt tỷ lệ 50%. Bình Phước là một trong những tỉnh thuộc vùng quy hoạch trọng điểm trồng điều với diện tích 137.700 ha, năng suất bình quân 1.5 tấn/ha và đạt sản lượng 288.764 tấn hạt với công suất chế biến 130.100 tấn/năm cho ra 63.543 tấn điều nhân và 29.454 tấn dầu điều, đạt kim ngạch xuất khẩu 292 triệu USD.

Sơ đồ 2.1 Các kênh phân phối hạt điều xuất khẩu

(Nguồn: CBI: Cơ cấu và kênh buôn bán hạt điều, 2013) Hạt điều chủ yếu được nhập khẩu bởi các nhà nhập khẩu chuyên nghiệp, họ giao dịch với nhiều loại hạt khô, quả khô, nhưng sẽ chuyên về một loại hạt hoặc quả khô nhất định. Nhà nhập khẩu mua hạt điều làm sản phẩm của mình, sau đó bán lại cho nhà rang xay/đóng gói để chế biến, hoặc xuất khẩu lại sang nước khác. Nhà nhập khẩu tạo ra đầu vào cho toàn bộ những người tiêu dùng hạt điều tiềm năng. Họ thường có mối quan hệ lâu năm với cả nhà cung cấp lẫn người mua, và có thể tư

vấn nhà xuất khẩu về nhiều vấn đề, kể cả luật lệ, yêu cầu chất lượng, hay xu hướng thị trường. Ngày nay, chỉ còn lại một nhóm các nhà nhập khẩu đa quốc gia lớn, cùng nhau chiếm phần lớn trong toàn bộ thị phần nhập khẩu hạt điều của châu Âu. Các nhà nhập khẩu cũng ngày càng tự tay đóng gói sản phẩm nhằm cung cấp trực tiếp cho thị trường bán lẻ.

2.2.2 Chủng loại sản phẩm và chất lƣợng hàng hoá dịch vụ

Hiện nay, sau khi Việt Nam gia nhập WTO xuất khẩu điều không những cạnh tranh về giá mà còn canh tranh về chất luợng, an toàn - vệ sinh thực phẩm cho hạt điều. Trong khi đó, có tình trạng một số nhà cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy luôn gian lận bằng cách ngâm nước, trộn tạp chất khiến cho chất lượng hạt điều kém, hậu quả tất yếu là giá bán thấp. Theo ý kiến của các chuyên gia thì việc đảm bảo độ ẩm cho sản phẩm nhân điều là rất quan trọng (độ ẩm cho phép là <10%) vì không đảm bảo giữ được độ ẩm này thì nhân điều sẽ bị ẩm mốc và hư hại. Nhiều doanh nghiệp bị các đối tác trả lại hàng gây thiệt hại lớn về chi phí vận chuyển và làm mất uy tín của các doanh nghiệp trên thị trường thế giới. Và đây cũng chính là tình trạng chung mà các doanh nghiệp sản xuất và chế biến điều Bình Phước đang phải đối mặt.

Bảng 2.16 Giá điều nhân xuất khẩu năm 2010 – 2014 của tỉnh Bình Phƣớc ĐVT: USD/tấn Chủng loại Quý IV/Năm 2010 Quý IV/Năm 2011 Quý IV/Năm 2012 Quý IV/Năm 2013 Quý IV/Năm 2014 Thị trường

WW 7.337 7.538 7.671 7.700 7.666 Hoa Kỳ, Australia, Tây

Ban Nha

W 7.513 7.669 7.807 7.898 7.698 Trung Quốc, Hà Lan,

Nga, Thổ Nhĩ Kỳ

DW 7.763 8.598 7.771 7.795 7.401 Đức, Trung Quốc

WB 6.787 6.750 6.954 6.834 6.989 Hà Lan, Nga

0 1,000 2,000 3,000 4,000 5,000 6,000 7,000 8,000 9,000 10,000

Quý IV/2010 Quý IV/2012 Quý IV/2012 Quý IV/2013 Quý IV/2014

WW W DW WB

Sản phẩm điều nhân xuất khẩu chủ yếu của tỉnh là loại WW với giá dao động từ 7.337 – 7.666 USD/tấn. Thị trường nhập khẩu nhân điều chủ yếu của tỉnh Bình Phước chủ yếu là Mỹ, Trung Quốc, khối liên minh EU. Các chủng loại xuất khẩu chủ yếu là WW vì loại này đạt chất lượng tốt, tỷ lệ hạt bể thấp.

Qua kết quả khảo sát từ các chuyên gia thì các sản phẩm ăn liền bao gồm nhân điều rang muối, nhân điều gia vị, nhân điều hương tỏi, nhân điều WASABI, kẹo nhân hạt điều, kẹo nhân điều thập cẩm, kẹo socola nhân hạt điều... với công suất thiết kế 4.360 tấn/năm, với thế mạnh là nguồn nguyên liệu nhưng sản phẩm xuất khẩu từ nhân điều rất còn khiêm tốn. Đây cũng là cái chung và cái khó của hầu hết các cơ sở sản xuất điều trên toàn quốc, do thiếu công nghệ, thị trường tiêu thụ, chính sách phát triển thị trường. Thương hiệu của doanh nghiệp... tại nước ngoài đối với sản phẩm làm từ nhân điều rất thấp do chưa có nhiều thương hiệu đại diện cho tỉnh nhà nên chủ yếu là xuất khẩu nhân hạt điều thô ra nước ngoài.

Biểu đồ 2.2 Giá xuất khẩu một số chủng loại điều nhân của tỉnh Bình Phƣớc

(Nguồn: tác giả tổng hợp) Nhìn vào biểu đồ ta thấy giá xuất khẩu của các chủng loại điều nhân chủ yếu luôn biến đổi tăng giảm khác nhau qua các thời điểm nhưng mức giá trung bình

luôn đạt trên 7.500 USD/tấn. Điều này chứng tỏ hạt điều của tỉnh Bình Phước có giá trị cao trong xuất khẩu và duy trì được giá xuất khẩu ổn định.

Hạt điều Bình Phước được đánh giá là có chất lượng tốt nhất thế giới về hương vị và độ dinh dưỡng, tuy nhiên có rất ít doanh nghiệp được cấp chứng nhận quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO và HACCP. Trong đó tiêu biểu là Doanh nghiệp TNHH Hà Mỵ; VINAFIMEX - xí nghiệp chế biến xuất nhập khẩu nông sản Bình Phước; hay Doanh nghiệp TNHH Mỹ Lệ... Lý do ngành công nghiệp chế biến điều của chúng ta có từ rất lâu, phát triển mạnh mẽ từ năm 1990 nhưng trong một thời gian dài các nhả quản lý nhà nước của chúng ta chưa quan tâm, cũng như doanh nghiệp cũng chưa thấy tầm quan trọng trong việc đạt những tiêu chí do nhà nhập khẩu nước ngoài yêu cầu.

2.3 Đánh giá chung thực trạng xuất khẩu hạt điều tỉnh Bình Phƣớc

2.3.1 Vai trò của hoạt động xuất khẩu đối với sự phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Bình Phƣớc tỉnh Bình Phƣớc

Bảng 2.17 Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Phƣớc

ĐVT: Triệu USD

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Giá trị toàn tỉnh 509,188 691,692 638,045 716,243 871

Giá trị điều nhân 105 125 143 158 179

Tỷ lệ so với toàn tỉnh (%) 20,62 18,07 22,41 21,92 20,55 (Nguồn: Niên giám thống kê cục thống kê Bình Phước) Kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Phước không ngừng tăng trong các năm qua. Cụ thể năm 2010 là 509.188 triệu USD, năm 2011 là 691.692 triệu USD, năm 2012 là 638.045 triệu USD, năm 2013 là 716.243 triệu USD, năm 2014 là 871 triệu USD. Nhìn chung mặt hàng xuất khẩu tại địa phương chủ yếu là nông sản chế biến, chiếm tỷ trọng khoảng từ 80% - 90%, gồm các mặt hàng: mủ cao su, hạt điều nhân, hạt tiêu, tinh bột mì, đũa tre... còn lại là sản phẩm nông sản khác, hàng dệt may, hàng điện tử. Xuất khẩu tạo ra nguồn ngoại tệ rất lớn để nhập khẩu trang thiết bị, xây dựng cơ sở hạ tầng, cải tiến kỹ thuật và nguyên liệu đầu vào từ nước ngoài...

Bên cạnh đó, chính xuất khẩu tăng trưởng nhanh và bền vững tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)