Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến hạt điều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 45 - 51)

6. Kết cấu của luận văn

2.1.3 Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp chế biến hạt điều

a) Công suất

Theo quy hoạch ngành điều tỉnh Bình Phước thì đến năm 2020 tổng công suất thiết kế của các cơ sở sản xuất chế biến điều vào khoảng 130.100 tấn/hạt/năm.

Theo Chi cục Quản lý chất lượng Nông lâm sản & Thủy sản, hiện nay, toàn tỉnh có khoảng 201 công ty TNHH và doanh nghiệp (109 công ty và 82 doanh nghiệp) và khoảng 400 cơ sở chế biến hạt điều. Nếu hoạt động hết công suất thì trung bình mỗi năm ngành chế biến điều của tỉnh cần nguồn nguyên liệu khoảng 500 ngàn tấn. Do vậy sản lượng điều trong tỉnh chỉ đáp ứng được một phần công

suất chế biến của nhà máy nên các doanh nghiệp phải nhập khẩu điều thô để chế biến, xuất khẩu.

Bảng 2.8 Công suất chế biến của các doanh nghiệp chế biến điều trong tỉnh ĐVT: Tấn

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Công suất thiết kế 130.100 130.100 130.100 130.100 130.100

Sản lượng chế biến 56.000 67.000 81.000 86.000 100.000

Sản lượng thu hoạch 139.982 150.592 149.425 123.279 191.734

Tỷ lệ chế biến/công suất thiết kế (%)

43,04 51,5 62,26 66,1 76,86

Tỷ lệ chế biến/ sản lượng thu hoạch (%)

40 44,49 54,2 69,76 52,2

(Nguồn: tác giả tổng hợp) Theo số liệu từ bảng 2.9 ta thấy được sản lượng hạt điều chế biến của tỉnh tăng qua các năm, từ 56 ngàn tấn năm 2010 lên 100 ngàn tấn năm 2014, tỷ lệ chế biến luôn đạt trên 40%/năm. Tuy nhiên, các doanh nghiệp còn khó khăn về nguồn nguyên liệu, vốn, gian lận thương mại trong sản xuất điều còn phổ biến, mặc dù ở vùng trung tâm sản xuất điều nhưng chưa có nhà máy, doanh nghiệp nào có vùng nguyên liệu của mình, chưa có cam kết nào với người sản xuất nên còn bị động về nguyên liệu. Để có đủ nguyên liệu để chế biến sản xuất thì ngoài sản lượng của tỉnh, các doanh nghiệp phải thu mua từ các vùng nguyên liệu ngoài tỉnh như Tây Ninh, Đồng Nai, thậm chí là các nước Châu Phi và Campuchia… và để đảm bảo nguyên liệu để hoạt động theo công suất thì các doanh nghiệp phải dự trữ ít nhất là từ 50% đến 60% sản lượng theo công suất thiết kế. Tuy vậy, sản lượng chế biến của các doanh nghiệp cũng chỉ đạt tối đa là 60% - 80% công suất thiết kế.

Theo báo cáo của Hiệp hội Điều Việt Nam, ước tính mỗi năm Việt Nam chế biến khoảng 1,3 triệu tấn điều, trong đó nhập khẩu chiếm 64,2%, tương đương 850 ngàn tấn. Năm 2015, sản lượng điều nhân sản xuất của tỉnh Bình Phước đạt 56.747 tấn. Trong đó, sản lượng xuất khẩu đạt 45.281 tấn, chiếm 80% với kim ngạch xuất

khẩu đạt 337,74 triệu USD, tăng 69,61% về sản lượng và tăng 88,52% về giá trị so với năm 2014. Hiện toàn tỉnh có trên 30 nhà máy chế biển hạt điều với tổng công suất trên 100.000 tấn hạt/năm, chiếm xấp xỉ 13% tổng sản lượng chế biến của cả nước.

b) Công nghệ

Từ năm 2000-2010 các cơ quan nghiên cứu, các nhà máy chế tạo thiết bị, các cơ sở chế biến hạt điều luôn cải tiến công nghệ nhưng theo điều tra, đánh giá dây truyền thiết bị - công nghệ chế biến của tỉnh thì: chế biến điều của tỉnh ngoài khâu bóc vỏ lụa đang còn thủ công, còn các khâu khác đã áp dụng cơ khí; tuy nhiên mức độ hiện đại của tất cả các khâu còn hạn chế. Cách đây khoảng 20 năm, khi mới bước chân vào ngành điều, đa số máy móc và thiết bị của các doanh nghiệp trong tỉnh còn thô sơ và lạc hậu thì cần phải có 20 – 22 thậm chí là 30 công nhân tuỳ theo tay nghề trong một ca chẻ được 1,2 đến 1,3 tấn hạt. Nhưng bây giờ, với công nghệ mới thì chỉ cần 4 đến 6 công nhân là có thể chẻ được 1,5 tấn hạt trong 1 ca.

Để nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng công suất và nâng tính cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thương trường, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh có một số doanh nghiệp đã đầu tư mạnh mẽ để trang bị công nghệ, máy móc hiện đại để đáp ứng nhu cầu của thị trường. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn sử dụng thiết bị do các cơ sở cơ khí trong nước đảm nhận, giá chỉ bằng 1/4 so với giá thiết bị cùng chức năng cũng như công suất nhập khẩu từ nước ngoài.

Bảng 2.9 Tình hình công nghệ của doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bình Phƣớc ĐVT: Doanh nghiệp

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng 80 110 130 170 201

DN đầu tư đổi mới công nghệ 45 70 100 135 170

Tỷ lệ đổi mới công nghệ (%) 56,25 63,64 76,92 79,41 84,58

(Nguồn: Tạp chí khoa học thời đại tỉnh Bình Phước) Nhìn chung trong những năm qua thì các doanh nghiệp đã đầu tư đổi mới công nghệ từ số lượng 45 doanh nghiệp lên 170 doanh nghiệp trên toàn tỉnh. Trong

năm 2014 đã có gần 85% số doanh nghiệp đổi mới công nghệ chế biến cũng như sản xuất. Số còn lại cũng đang dần đổi mới công nghệ để nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như bắt kịp xu thế của thị trường. Theo thông tin từ Hội nghị đẩy mạnh sản xuất và tiêu thụ điều do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức ngày 2/7/2015 tại TP.Hồ Chí Minh thì trong số 465 doanh nghiệp, cơ sở chế biến điều, trên toàn quốc có đến 119 cơ sở, doanh nghiệp không bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm (xếp loại C). Hiện chỉ có khoảng 30 doanh nghiệp đạt các tiêu chuẩn như HACCP, ISO 9001, ISO 1400, ISO 2200…

Nếu trước đây một cái máy bóc vỏ lụa mua từ Ý có giá tới 27.000 euro (gần 650 triệu đồng tính theo tỉ giá hiện nay) thì hiện nay doanh nghiệp (DN) chế biến xuất khẩu hạt điều chỉ phải bỏ ra 250 triệu đồng do sử dụng công nghệ trong nước. Máy bóc vỏ lụa của nước ta tỉ lệ hạt tróc vỏ cao hơn, thổi sạch hơn máy nhập từ Ý. Điều này hoàn toàn khác với cách đây 4-5 năm. Khi đó DN điều hầu như phải nhập khẩu 100% máy móc từ Trung Quốc, Ý, Ấn Độ. Có những loại máy nhập từ Ý giá hơn 1 tỉ đồng, sắm hết chín công đoạn, mỗi DN phải bỏ hàng chục tỉ, thậm chí hàng trăm tỉ đồng đối với những công ty quy mô lớn. Để khắc phục tình trạng phải phụ thuộc máy móc ngoại, DN điều đã liên kết với các DN cơ khí trong nước nghiên cứu chế tạo thành công nhiều loại máy móc, thiết bị cho các công đoạn chế biến xuất khẩu hạt điều. Nếu so về giá thành, giá máy móc Việt Nam chỉ bằng 50%-80% giá máy móc nhập khẩu. Máy cắt vỏ hạt điều trong nước độ bung nhân đạt tỉ lệ cao nhất 90%, 10% còn lại là do hạt điều bị dị dạng. Hầu như hiện nay các máy móc của công ty đều tự động hóa, độ chính xác cao nên sử dụng lao động rất ít. Nếu trước đây cần khoảng 100 lao động thì với máy móc trong nước sản xuất chỉ cần 20-30 lao động. Điều này giúp giảm được nhiều chi phí, giảm được giá thành sản xuất, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.

Hiện nay trên tỉnh đang sử dụng 02 công nghệ chính trong sản xuất điều xuất khẩu đó là công nghệ xông hơi nuớc bão hòa, công nghệ chao dầu.

Công nghệ xử lý bằng chao dầu có ưu điểm là tỷ lệ thu hồi hạt cao, hạt không bị vỡ nhiều, cũng như thời gian bảo quản lâu, hạt điều sau khi bóc tách vẫn giữ

được màu sắc của hạt. Tuy nhiên, xử lý bằng công nghệ này rất gây ô nhiễm môi trường và tiêu hao một lượng nước khổng lồ, chất thải ra chủ yếu là chất Phenol độc tố cao là nguyên nhân của một số bệnh nguy hiểm.

Công nghệ xông hơi nước bão hòa đã khắc phục được nhược điểm gây ô nhiễm môi trường, cho năng suất cao, chất lượng đảm bảo, tăng độ trắng của hạt điều... đặc biệt khi sản xuất theo tiêu chuẩn này thì doanh nghiệp sẽ đảm bảo yêu cầu sản xuất theo đúng tiêu chuẩn VSATTP theo đề nghị của các nhà nhập khẩu.

c) Con ngƣời

Ngoài các yếu tố về máy móc và thiết bị thì ý tố con người cũng giữ phần quan trọng trong việc chế biến và sản xuất hạt điều. Bình Phước là một trong những tỉnh có thế mạnh về ngành điều, do đó nhu cầu về nguồn nhân lực của các doanh nghiệp và cơ sở chế biến trong ngành này là rất lớn. Hằng năm, ngành sản xuất và chế biến hạt điều của cả nước cần khoảng 100.000 lao động, trong đó 70% tập trung ở các tỉnh Nam Bộ như Bình Dương, Long An, Đồng Nai, Tây Ninh… Bình Phước cũng là nơi tập trung số lượng lớn lao động trong ngành chế biến và sản xuất hạt điều.

Bảng 2.10 Số lƣợng lao động trong các doanh nghiệp và cơ sở chế biến hạt điều ĐVT: Ngƣời

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Tổng 17.611 16.648 20.993 20.959 20.787

Lao động thường xuyên (đã đào tạo) 12.959 12.602 16.374 16.452 16.754

Lao động theo mùa vụ (chưa đào tạo) 4.652 4.046 4.619 4.507 4.033

Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo (%) 73,59 75,7 78 78,5 80,6

Tỷ lệ lao động chưa qua đào tạo (%) 26,41 24,3 22 21,5 19,4

(Nguồn : Tác giả tổng hợp) Qua bảng 2.11 ta thấy được số lượng lao động trong ngành điều biến động theo chiều giảm từ năm 2010 đến năm 2014. Nguyên nhân là do công nghệ ngày càng được cải tiến và đổi mới làm tăng năng suất và chất lượng chế biến, đồng thời hạn chế số lượng lao động trong các dây chuyền sản xuất. Nếu trước đây một dây chuyền chế biến cần 30 – 40 người để vận hành thì giờ đây với công nghệ hiện đại

chỉ cần 5 – 7 người là có thể vận hành được dây chuyền sản xuất. Mỗi doanh nghiệp lớn trung bình có từ 300 - 500 công nhân tham gia vào việc sản xuất và ở các cơ sở chế biến thì có khoảng 150 - 300 lao động. Tỷ lệ lao động thường xuyên trong các doanh nghiệp chế biến luôn ở mức cao (trên 70%) cho thấy tình hình lao động của các doanh nghiệp luôn ở mức ổn định để phục vụ cho việc chế biến và sản xuất. Ngoài số lượng lao động cố định mà doanh nghiệp hiện có thì trong giai đoạn cao điểm các doanh nghiệp này còn tuyển thêm các lao động hoạt động theo mùa vụ, tuy nhiên các lao động này thì năng suất làm việc không cao bằng những lao động đã làm việc lâu năm và có kinh nghiệm. Với những lao động lành nghệ thì một giờ có thể chẻ được 150kg hạt điều trong khi những lao động mới vào thì chỉ có thể chẻ được 80 - 90kg. Lao động hoạt động trong ngành chế biến và sản xuất hạt điều đa số trong độ tuổi từ 17 – 35 vì lực lượng này còn trẻ, năng động và khả năng tiếp thu công nghệ tốt nên rất phù hợp trong lĩnh vực này.

Bảng 2.11 Số lƣợng lao động trong ngành chế biến hạt điều trong toàn tỉnh ĐVT: Ngƣời

Năm 2010 2011 2012 2013 2014

Số lượng lao động trong ngành

chế biến hạt điều 17.611 16.648 20.993 20.959 20.787

Số lượng lao động trong ngành

chế biến, chế tạo 51.694 49.237 57.186 59.742 62.227

Số lượng lao động toàn tỉnh 529.605 525.975 536.263 545.337 554.211

Tỷ lệ so với ngành chế biến,

chế tạo (%) 34,07 33,81 36,71 35,08 33,41

Tỷ lệ so với toàn tỉnh (%) 3,33 3,17 3,91 3,84 3,75

(Nguồn: Tác giả tổng hợp) Số lượng lao động hoạt động trong ngành chế biến và sản xuất hạt điều luôn chiếm một tỷ lệ không nhỏ (~1/3) trong tổng số lao động trong ngành chế biến, chế tạo nói riêng và trong lực lượng lao động của tỉnh nói chung. Số lượng lao động từ năm 2010 đến năm 2014 có những biến động về số lượng là do trong những năm

qua có những biến động về sản lượng và diện tích thu hoạch điều làm cho các doanh nghiệp cũng gặp không ít khó khăn khi hoạt động. Cụ thể số lượng lao động năm 2011 giảm so với năm 2010 là do một số doanh nghiệp vì thiếu nguyên liệu để sản xuất nên phải đóng của hoặc sa thải bớt công nhân. Nhưng đến năm 2012 số lượng lao động trong ngành tăng lên đáng kể là do ngành chế biến hạt điều đã phục hồi và phát triển. Số lượng lao động giảm nhẹ đến năm 2014 do các doanh nghiệp đã cải tiến máy móc và thiết bị giúp nâng cao năng suất từ đó giảm bớt số lượng lao động chân tay trên các dây chuyến sản xuất.

Nhìn chung ngành công nghiệp chế biến điều tỉnh Bình Phước có sự tăng trưởng nhanh, đã tận dụng tốt điều kiện tự nhiên, thiết bị sản xuất, cải tiến công nghệ, nên đã tạo nhân hạt điều xuất khẩu chất lượng cao, tạo uy tín đối với nhiều thị trường trên thế giới. Với quan điểm phát triển ngành điều bền vững theo hướng hiện đại, đồng bộ, sản xuất hàng hóa lớn với các sản phẩm đa dạng, có chất lượng, mang lại giá trị cao cho người trồng điều và doanh nghiệp, UBND tỉnh đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng và triển khai nhiều nhóm giải pháp. Từ việc nghiên cứu chọn giống, nâng cao năng suất, chất lượng vườn điều, tăng cường liên kết giữa người trồng điều với các doanh nghiệp, xây dựng vùng nguyên liệu điều… đến việc quy hoạch và sắp xếp lại các doanh nghiệp chế biến, xuất khẩu điều theo hướng nâng cao năng lực cạnh tranh, đổi mới công nghệ chế biến nhằm đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 45 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)