Những nguyên nhân và thách thức

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 68 - 71)

6. Kết cấu của luận văn

2.3.3 Những nguyên nhân và thách thức

a) Nguyên nhân chủ quan

Sự phát triển của các cơ sở điều còn nhiều bất cập, các thông tin về nguyên liệu, sản phẩm điều thiếu chính xác và không có tính hệ thống.

Vai trò của hiệp hội chế biến và xuất khẩu điều trong quá trình phát triển ngành điều chưa đáp ứng được yêu cầu đặt ra trong thời kỳ mới.

ngành điều giữa các trung tâm phát triển cây giống và người dân trồng điều, các cá nhân tham gia sản xuất, thương lái và cơ sở chế biến.

Thương hiệu điều chưa được nhìn nhận trên thị trường.

b) Nguyên nhân khách quan

Giá điều luôn biến động mạnh về giá mua nguyên liệu đầu năm và cuối năm. Trong khi đó các giải pháp ứng phó chưa kịp thời dẫn đến thiệt hại không nhỏ cho các doanh nghiệp sản xuất trong nước.

Điều kiện tự nhiên ảnh hưởng lớn đến giá điều của năm sản xuất.

Phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu của các nhà nhập khẩu nước ngoài trong quá trình xuất khẩu.

Chưa chủ động được nguồn nguyên liệu đầu vào và thị trường đầu ra. Bị các thương lái ép giá và phá hoại bằng cách tung tin đồn.

Khả năng quản lý và sản xuất của một số cơ sở chế biến còn hạn chế.

c) Thách thức đối với đẩy mạnh xuất khẩu điều

Nguyên liệu chế biến nhân điều và sản phẩm sau nhân điều ngày càng giảm. Nguồn vốn đầu tư cho các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu điều còn thiếu. Các doanh nghiệp chế biến điều với công suất nhỏ sẽ khó tồn tại vì các doanh nghiệp này thiếu các điều kiện cần thiết như: vốn, Công nghệ, Quản lý, tiếp cận thị trường...

Để có những giải pháp tích cực hiệu quả và sát với thực tế qua đó giải quyết những tồn tại, khó khăn mà ngành sản xuất, xuất khẩu điều tỉnh Bình Phuớc đối mặt trong thời gian qua, thì những luận giải của phần tiếp theo sẽ giải quyết đuợc phần nào đó để ngành điều địa phương có hướng đi mới trong tương lai.

Tóm tắt chƣơng 2

Cây điều luôn được xác định là loại cây trồng chủ lực của tỉnh. Trong những năm gần đây, mặc dù ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, biến động thị trường, sự cạnh tranh của cây trồng khác làm cho diện tích điều tụt giảm, nhưng năng suất vẫn khá ổn định. Tuy nhiên, với sản lượng tiêu thụ và giá trị thu về khi xuất khẩu các sản phẩm nhân điều đã phản ánh được thực trạng việc chế biến và kinh doanh xuất khẩu điều trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong những năm qua.

Với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng thích hợp, Bình Phước có vùng nguyên liệu tương đối ổn định về sản lượng và chất lượng tốt đảm bảo cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến điều xuất khẩu.

Ngành chế biến và kinh doanh xuất khẩu điều của tỉnh tuy còn nhiều khó khăn nhưng cũng đã có những thành tựu nhất định về việc cải tiến kỹ thuật, máy móc trang thiết, đổi mới trang thiết bị để sản xuất những sản phẩm chất lượng và đạt chuẩn xuất khẩu. Để có khối lượng hạt điều xuất khẩu ngày càng lớn, các doanh nghiệp đã trực tiếp tạo ra việc làm cho hàng ngàn lao động. Kéo theo đó là những dịch vụ phụ trợ và các doanh nghiệp cũng không ngừng mở rộng sản xuất và tìm kiếm những thị trường mới để xuất khẩu.

Để ngành điều phát triển ổn định và mang lại hiệu quả cao trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế, Bình Phước cần có thêm những giải pháp thiết thực hơn. Các giải pháp sẽ tiếp tục được làm rõ trong chương 3.

CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU HẠT ĐIỀU CỦA TỈNH BÌNH PHƢỚC

3.1 Định hƣớng chung của tỉnh Bình Phƣớc đối với ngành xuất khẩu hạt điều 3.1.1 Mục tiêu phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đẩy mạnh hoạt động khẩu hạt điều của tỉnh bình phƣớc (Trang 68 - 71)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)