Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 107 - 108)

5. Bố cục của luận văn

4.3.1. Kiến nghị với cơ quan quản lý nhà nước

Thứ nhất: Hoàn thiện đầy đủ và đồng bộ cơ chế pháp luật, đặc biệt là các biện pháp bình ổn giá nguyên nhiên liệu trên thị trường

- Thị trường nguyên nhiên liệu trong nước chịu ảnh hưởng và tác động mạnh mẽ bởi những biến động của thị trường nhiên liệu thế giới, do vậy Nhà nước cần có những biện pháp hiệu quả ổn định giá nhiên liệu, tránh để giá nhiên liệu biến động quá lớn gây thiệt hại cho doanh nghiệp.

- Hoàn thiện chính sách tín dụng: Lãi suất ngân hàng còn nhiều bất hợp lý, hành lang pháp chế còn chưa rõ ràng, gây không ít khó khăn cho cả ngân hàng và doanh nghiệp. Các chính sách tín dụng cũng cần được sửa đổi đảm bảo tăng trưởng vững chắc cho các ngân hàng, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vay vốn.

Thứ hai: Phát triển mạnh hệ thống hỗ trợ doanh nghiệp

- Khuyến khích phát triển loại hình công ty cổ phần: Cần có những chính sách khuyến khích loại hình doanh nghiệp này dưới các hình thức cụ thể như: miễn thuế trong thời gian cụ thể đối với các công ty cổ phần, các công ty Nhà nước mới thoái vốn và đang tái cấu trúc Công ty…

- Quan tâm đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ, đồng thời tạo điều kiện phát triển các doanh nghiệp lớn: Tạo ra sự bình đẳng trong các khu vực kinh tế, tránh tình trạng quá ưu tiên đến các doanh nghiệp lớn, tạo ra sự ỷ lại cho các doanh nghiệp lớn đặc biệt là các doanh nghiệp Nhà nước.

- Tập trung tháo gỡ những rào cản hành chính của Doanh nghiệp; điều này sẽ góp phần đẩy nhanh sự phát triển của các doanh nghiệp, do đó gián tiếp hỗ trợ các doanh nghiệp nâng cao năng lực cạnh tranh sản phẩm của mình.

- Thiết kế các chính sách và công cụ hỗ trợ doanh nghiệp phù hợp với các định hướng phát triển và quy định của các tổ chức kinh tế quốc tế mà Việt Nam gia nhập, đây là một tất yếu khách quan vì phải tạo ra sự phù hợp với

- Tạo thuận lợi cho các dịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp, xã hội hoá các dịch vụ công...

- Phát triển và phát huy mạnh vai trò của các hiệp hội doanh nghiệp, đặc biệt về đại diện bảo vệ quyền lợi doanh nghiệp, hỗ trợ, xúc tiến thương mại. Điều này đặc biệt cần thiết trong thời buổi cạnh tranh gay gắt như hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam phải đứng trước một sự cạnh tranh ồ ạt, lấn sân từ các công ty nước ngoài. Vì vậy, yêu cầu là phải có một hiệp hội các doanh nghiệp trong cùng một ngành đứng ra liên kết để bảo vệ lợi ích các doanh nghiệp.

Thứ ba: Đề nghị với UBND tỉnh Thái Nguyên, các cấp, các ngành tạo

điều kiện giúp đỡ Công ty mở mang phát triển thêm ngành nghề mới, để tạo thêm việc làm cho người lao động, đồng thời mang lại hiệu quả kinh tế cho Nhà nước cũng như toàn thể cổ đông, người lao động của Công ty.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại công ty cổ phần vận tải thái nguyên (Trang 107 - 108)