Giải pháp về phía Người đi vay (Hộ nông dân)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh, thành phố hà nội (Trang 83 - 94)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

3.2.2. Giải pháp về phía Người đi vay (Hộ nông dân)

- Nâng cao năng lực sản xuất của các hộ sản xuất để họ có thể mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh với quy mô lớn, tăng năng lực hoạch toán sản xuất kinh doanh, nâng cao trình độ sản xuất và sự hiểu biết của họ về các TCTD để họ dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn tín dụng hơn.

- Sự hạn chế về trình độ, hạn chế trong hiểu biết về thị trường tín dụng đã làm giảm khả năng tiếp cận và sử dụng vốn của các hộ sản xuất cho nên chính bản thân các hộ mà cụ thể là từng thành viên trong hộ phải chủ động tiếp cận, tìm hiểu về các chương trình tín dụng. Từ đó lựa chọn những chương trình phù hợp với mình, điều này sẽ góp phần nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay của các hộ.

72

một số hộ không dám tiếp cận tín dụng chính thức để nâng cao khả năng sản xuất của mình. Thêm vào đó thì hiểu biết thủ tục vay vốn ngân hàng sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng này.

- Các hộ nên chủ động tham gia vào các tổ vay vốn và tiết kiệm, các hội, các tổ chức xã hội, đoàn thể trên địa bàn nhằm tăng mối liên kết với cộng đồng. Đồng thời cũng tăng khả năng tiếp cận nguồn vốn vay của các hộ sản xuất.

- Các hộ cần có tinh thần tương thân, hỗ trợ, gắn kết với nhau thông qua các tổ chức xã hội để nắm bắt thông tin cũng như dễ dàng hơn trong việc tiếp cận tín dụng chính thức.

73

KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ

1. Kết luận

Sự hoạt động của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh trong thời gian qua trên địa bàn huyện Đông Anh nói riêng và trên toàn Thành phố Hà Nội nói chung đã tạo ra dòng vốn giúp hộ nông dân, trong đó đặc biệt là các hộ nông dân nghèo có vốn đầu tư phát triển sản xuất, tái mở rộng sản xuất nhằm góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho nông hộ, cải thiện đời sống người dân, trong đó một bộ phận không nhỏ là hộ nông dân nằm trên địa bàn khu vực nông thôn đặc biệt là ở những vùng khó khăn của huyện. Với đề tài “Tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh của các hộ nông dân huyện Đông Anh, Thành phố Hà Nội”, nghiên cứu đã đạt được những kết quả sau:

1. Đề tài đã hệ thống hoá được cơ sở lý luận và thực tiễn, đưa ra các khái niệm về tiếp cận vốn vay, sự cần thiết, đặc điểm, ý nghĩa của tiếp cận vốn vay, nội dung và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay của hộ nông dân... Trên cơ sở tiếp cận vốn vay của một số nước trên thế giới, của các địa phương ở Việt Nam, nghiên cứu rút ra một số bài học kinh nghiệm vận dụng trong nghiên cứu sự tiếp cận vốn vay của các hộ nông dân ở huyện Đông Anh.

2. Qua nghiên cứu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh của hộ nông dân huyện Đông Anh thời gian qua, kết quả cho thấy:

- Các hộ nông dân trên địa bàn huyện tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh chủ yếu là từ chính quyền địa phương (23,33%), từ cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV (25,83%), từ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội (22,50%);

3. Qua nghiên cứu thực trạng tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh của hộ nông dân huyện Đông Anh

74

và hiệu quả sử dụng vốn vay của hộ, gồm giải pháp nâng cao tiếp cận các nguồn thông tin về nguồn vốn vay, chính sách vay của ngân hàng, giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn vay như thực hiện kiểm soát chặt chẽ quá trình sử dụng vốn của nông hộ...

2. Khuyến nghị

2.1. Khuyến nghị về điều kiện vay vốn

Qua kết quả điều tra 120 hộ nông dân thì có 99 hộ thấy điều kiện vay chưa phù hợp: như về tài sản đảm bảo, vốn tự có, quy định về đảm bảo tiền vay, hiệu quả kinh doanh…

2.2. Khuyến nghị đối với Hội đồng quản trị NHNN&PTNT

- Qua nhiều năm hoạt động đã khẳng định được vị thế, vai trò và trách nhiệm to lớn của cả hệ thống NHNN&PTNT. Đề nghị Hội đồng quản trị NHNN&PTNT trình Chính phủ nâng cấp Phòng giao dịch thành NHNN&PTNT cấp huyện.

- Đề nghị Hội đồng quản trị NHNN&PTNT trình Chính phủ nâng mức cho vay chương trình tín dụng nông dân, công nhân… cho phù hợp với điều kiện giá cả thị trường.

2.3. Khuyến nghị đối với NHNN&PTNT

- Thành phố Hà Nội là thủ đô, nhu cầu vốn để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ rất lớn. Để tăng trưởng tín dụng về chiều sâu và diện rộng, mau chóng giảm tỷ lệ hộ nghèo nhanh và bền vững, đề nghị NHNN&PTNT tiếp tục bổ sung tăng thêm nguồn vốn đặc biệt là chương trình cho vay hộ nông dân vùng khó khăn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.

75

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Hồng Hoàng Anh (2008), Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến việc tiếp cận

tín dụng chính thức và hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ ở huyện Kế Sách - tỉnh Sóc Trăng, luận văn tốt nghiệp, Trường đại học Cần Thơ

2. Chi cục Thống kê huyện Đông Anh năm 2014 - 2017

3. Kim Thị Dung (2005a), “Tín dụng nông nghiệp nông thôn: thực trạng và một số đề xuất”, Tạp chí nghiên cứu Kinh tế, số 330

4. Kim Thị Dung (2005b), "Vai trò của quỹ tín dụng nhân dân cơ sở đối với kinh tế nông thôn", Tạp chí Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, số 24 5. Phạm Thị Mỹ Dung (2006), Tài chính vi mô lý luận, phương pháp nghiên

cứu vận dụng, NXBNN, Hà Nội

6. Hội Nông dân huyện Đông Anh (2017), Nâng cao hoạt động uỷ thác của

Hội nông dân với ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh.

7. Nguyễn Phượng Lê, Nguyễn Mậu Dũng (2011), "Khả năng tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính thức của hộ nông dân ngoại thành Hà Nội: nghiên cứu điển hình tại xã Hoàng Văn Thụ, huyện Chương Mỹ", Tạp chí Khoa học

và Phát triển, tập 9, số 5

8. Lê Văn Long (2011), Giải pháp chủ yếu giúp hộ nông dân nghèo tiếp cận tín

dụng vi mô ở huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang, Luận văn thạc sĩ Kinh tế

trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội. 9. Nguyễn Văn Lý (2014), Thực trạng khó khăn về tiếp cận vốn vay ngân

hàng và các đề xuất, kiến nghị, Báo Kinh tế - xã hội Đà Nẵng

10. Đỗ Tất Ngọc (2006), Tín dụng ngân hàng đối với kinh tế hộ ở Việt Nam, NXB Lao động, Hà Nội

11. Vũ Thị Tân (2007), Một số yếu tố ảnh hưởng và giải pháp nâng cao khả

76

12. Tổ chức tín dụng và văn bản hướng dẫn thi hành (2002), NXB Chính trị quốc gia Hà Nội.

13. Doãn Hữu Tuệ (2005), "Tài chính vi mô và một số khuyến nghị đối với hoạt động tài chính vi mô ở nước ta". Tạp chí nghiên cứu kinh tế, số 330

Tài liệu trên internet

14. Trần Minh (2009), Quảng Bình: Nông dân khó tiếp cận vốn vay kích cầu, http://vpub.quangbinh.gov.vn/3cms/Ban-in-

507.htm?art=17721261583024816, cập nhật ngày 28/6/2015

15. Bình Nguyên (2014), Nông dân vẫn khó tiếp cận vốn vay,

http://baodongnai.com.vn/kinhte/201406/nong-dan-van-kho-tiep-can- von-vay-2316671/, cập nhật ngày 5/8/2015

16. Hồng Nhung (2014), TP Uông Bí: Nhiều nông dân không thể tiếp cận với

vốn vay ưu đãi, http://www.baoquangninh.com.vn/kinh-te/201406/ tp-

uong-bi-nhieu-nong-dan-khong-the-tiep-can-voi-von-vay-uu-dai- 2232911/, cập nhật ngày 10/6/2015

17. Phát triển tín dụng nông thôn ở một số nước Châu Á, http://ipsard.gov.vn/images/2007/07/PHAA9E~1.DOC, cập nhật 20/7/2015 18. Bùi Thị Anh Trâm (2013), Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn,

http://anninhthudo.vn/tien-vang/giai-phap-nang-cao-hieu-qua-su-dung- von/491964.antd, cập nhật ngày 10/7/2015

19. Vốn vay ngân hàng - phương án vay và những thông tin hưu ích, http://vayvon-ngan-hang.blogspot.com/p/vay-von-ngan-hang.html, cập nhật ngày 8/7/2015.

PHỤ LỤC PHIẾU ĐIỀU TRA

Đề tài: “Giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh”.

Phiếu thăm dò ý kiến này được thực hiện với múc đích thu thập thông tin ban đầu nhằm tìm hiểu tình hình tiếp cận tín dụng của hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh, TP Hà Nội. Các thông tin trên sẽ được giữ kín và chỉ dùng cho mục đích nghiên cứu. Kính mong được cung cấp thông tin chính xác để chúng tôi thực hiện tốt nghiên cứu.

Xin chân thành cảm ơn!

Phần I: MỘT SỐ THÔNG TIN CHỦ YẾU VỀ HỘ

Tên chủ hộ được phỏng vấn:... Thôn:…….…..…...Xã:…….……….Huyện:…..…………Tỉnh:... Ngày phỏng vấn:...

Câu 1: Thông tin về chủ hộ được phỏng vấn

Tuổi: Giới tính Nam 1 Nữ 2 Trình độ văn hoá: Không biết chữ: 1 Cấp 3 4 Cấp 1 2 Trung cấp 5 Cấp 2 3 Cao đẳng, đại học 6 Chuyên môn gì:...

Câu 2: Gia đình ông (bà) có bao nhiêu nhân khẩu?

Câu 3: Nghề nghiệp của ông (bà):

Thuần nông 1 Nông nghiệp kiêm ngành, nghề 2 Buôn bán 3 Cán bộ nghỉ hưu 4 Tiểu - thủ công nghiệp 5

Nghề khác (ghi rõ): ...

Câu 4: Những tài sản chủ yếu của gia đình ông (bà):

Loại tài sản Đơn vị Số lượng Giá trị (1000đ) 1. Tài sản sinh hoạt:

1. Xe đạp Chiếc

2. Xe máy Chiếc

3. Máy vi tính Chiếc

4. Điều hòa Chiếc

5. Tivi Chiếc

6. Tủ lạnh Chiếc

7. Ô tô Chiếc

……….

2. Tài sản là công cụ SX:

1. Ô tô tải Chiếc

2. Xe công nông Chiếc

3. Máy bơm Chiếc

4. Máy cày, bừa Chiếc

5. Máy tuốt lúa Chiếc

6. Máy xay xát Chiếc

7. Máy cắt Chiếc

8. Máy khác Chiếc

3. Tiền

1. Tiền mặt đang có Đồng

2. Tiền gửi ngân hàng Đồng 3. Tiền cho tư nhân vay Đồng

Câu 5: Xin cho biết tổng mức thu nhập bình quân của hộ gia đình trong 1 tháng? TT Thu nhập Ghi chú (1) Dưới 10 triệu đồng (2) Từ 10 đến 18 triệu đồng (3) Từ 18 đến 32 triệu đồng (4) Từ 32 đến 52 triệu đồng (5) Từ 52 đến 80 triệu đồng (6) Trên 80 triệu đồng

Câu 6: Xin hãy cho biết thu nhập của hộ gia đình có đủ chi tiêu cho những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống không?

 Không đủ, thiếu nhiều so với mức chi tiêu để đáp ứng được những nhu cầu cơ bản

 Chỉ đủ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm

 Đủ chi tiêu cho lương thực, thực phẩm, mua sắm quần áo

 Đủ chi tiêu cho gia đình (với cuộc sống khá no đủ)

 Đủ chi tiêu và có một phần để tiết kiệm

Câu 7: Xin hãy cho biết tổng thu nhập của hộ gia đình thay đổi như thế nào so với năm trước?

1 2 3 4 5 6

Giảm đáng kể Giảm ít Không

thay đổi Tăng lên

Tănglên đáng kể

Không biết

Câu 8: Xin hãy cho biết mức sống của hộ gia đình ông bà so với các gia đình khác trên địa bàn?

1 2 3 4 5 6

Rất kém Kém hơn ở mức

trung bình Khá hơn Rất khá Không biết

Câu 9: Ông/bà có tham gia vào tổ chức chính trị xã hội nào trong số các tổ chức sau:

1. Hội Nông dân 2. Hội Phụ nữ 3. Đoàn Thanh niên 4. Hội Cựu chiến binh

Câu 10: Diện tích đất đai của hộ (diện tích nhà ở và vườn tạp, diện tích đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng rừng, đất mặt nước ao hồ...)

Phần II: TÌNH HÌNH TIẾP CẬN VỐN TÍN DỤNG

CỦA HỘ NÔNG DÂN TẠI NGÂN HÀNG NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN HUYỆN ĐÔNG ANH

Câu 11: Ông/bà được nghe thông tin về các chương trình cho vay vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn từ nguồn thông tin nào trong số các nguồn được liệt kê sau:

1. Từ chính quyền địa phương

2. Từ cán bộ Ban quản lý Tổ tiết kiệm và vay vốn 3. Từ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội 4. Từ bạn bè và người thân

5. Tự tìm đến tổ chức cho vay

6. Từ các phương tiện truyền thông (sách, báo, tivi, đài phát thanh...)

Câu 12: Ông/bà có nhận xét như thế nào về chính sách cho vay vốn của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn với những điều kiện được liệt kê sau:

Diễn giải Rất phù hợp Phù hợp Chưa phù hợp

1. Điều kiện vay vốn 2. Phương thức cho vay 3. Mức vốn cho vay 4. Lãi suất cho vay

Câu 13: Ông/bà hiện đang tham gia chương trình cho vay vốn nào từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh, trong số các chương trình sau:

Chương trình vay ban đầu (tr.đ) Số vốn vay

Dư nợ đến thời điểm hiện tại (tr.đ)

Vay hộ sản xuất trồng trọt Vay hộ sản xuất chăn nuôi

Vay hộ nông dânkhu vực làng nghề Vay hộ nông dânkhác

Câu 14: Với khoản vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh, Ông/bà có thực hiện việc trả nợ vay (nợ gốc và lãi vay định kỳ) đúng hạn không?

1. Có 2. Không

Câu 15:Nguồn tiền trả nợ ngân hàng của gia đình Ông/bà được lấy từ nguồn nào trong số các nguồn được chúng tôi liệt kê sau:

1. Từ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

2. Chỉ một phần từ hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh 3. Vay mượn người khác để trả lãi (vay có lãi suất)

4. Vay mượn từ người thân để trả lãi (không chịu lãi suất) 5. Từ các nguồn khác

Câu 17: Xin Ông/bà cho biết thời gian chờ đợi kể từ khi gia đình nộp đơn xin vay vốn từ ngân hàng cho đến khi ông/bà nhận được tiền vay là trong khoảng thời gian bao lâu?... tuần.

Câu 18: Trong thời gian tới, Ông/bà có nhu cầu vay thêm vốn từ ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn nữa không?

1. Có 2. Không

Câu 19: Nếu được vay tiếp, Ông/bà có nhu cầu vay bao nhiêu?... triệu đồng

Câu 20: Xin Ông/bà cho biết một số khó khăn hiện nay của gia đình trong vấn đề tiếp cận vốn vay từ ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh? ...

Xin chân thành cảm ơn! Kính chúc quý ông (bà) sức khoẻ!

Đông Anh, ngày 20 tháng 3 năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh, thành phố hà nội (Trang 83 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)