Đặc điểm kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh, thành phố hà nội (Trang 47 - 54)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

2.1.2. Đặc điểm kinh tế xã hội

Huyện Đông Anh có 24 đơn vị hành chính bao gồm 23 xã và 01 thị trấn với diện tích đất tự nhiên là 185,6km2, chi tiết được thể ở bảng sau:

* Tổng quan về dân số, đời sống:

Tính từ năm 2015 trở lại đây nghề nghiệp của người dân huyện Đông Anh và sự tăng trưởng dân số đã ổn định.

Theo số liệu báo cáo thống kê của Chi cục thống kê huyện Đông Anh, thì năm 2015 dân số của huyện là 382.000 người; trong đó nam giới 183.700 chiếm tỷ lệ 48,0%, nữ giới 198.300chiếm tỷ lệ 52%; dân số sống ở thành thị là 29.200 chiến tỷ lệ 7,6%, dân số sống ở nông thôn là 352.800 người chiếm tỷ lệ 92,4%. Năm 2017, dân số của huyện là 381.000 người, giảm 1000 người so với năm 2015, tương ứng tỷ lệ giảm là 0,26% trong đó nam giới là 30.800 người chiếm tỷ lệ 49,0%, nữ giới 350.200 chiếm tỷ lệ 51%; dân số sống ở thành thị là 30.800 người chiếm tỷ lệ 8,1%, dân số sống ở nông thôn là 350.200 người

36

Bảng 2.2. Diện tích, dân số, mật độ dân số huyện Đông Anh năm 2017

Nội dung Diện tích

(Km2) Dân số (Người) Mật độ dân số (Người/km2) TỔNG SỐ 185,6 381.450 2.055 1. Thị trấn Đông Anh 4,6 31.385 6.823 2. Xã Xuân Nộn 10,9 14.926 1.369 3. Xã Thuỵ Lâm 11,2 19.812 1.769 4. Xã Bắc Hồng 7,2 14.081 1.956 5. Xã Nguyên Khê 7,9 14.715 1.863 6. Xã Nam Hồng 9,2 14.394 1.565 7. Xã Tiên Dương 10,1 18.927 1.874 8. Xã Vân Hà 5,3 11.729 2.213 9. Xã Uy Nỗ 7,6 17.307 2.277 10. Xã Vân Nội 6,5 12.112 1.863 11. Xã Liên Hà 8,2 17.761 2.166 12. Xã Việt Hùng 8,7 17.361 1.996 13. Xã Kim Nỗ 6,5 15.152 2.331 14. Xã Kim Chung 7,6 26.586 3.498 15. Xã Dục Tú 8,7 18.076 2.078 16. Xã Đại Mạch 8,4 13.514 1.609 17. Xã Vĩnh Ngọc 9,5 15.529 1.635 18. Xã Cổ Loa 8,4 19.097 2.273 19. Xã Hải Bối 8,3 15.589 1.878 20. Xã Xuân Canh 6,3 11.619 1.844 21. Xã Võng La 6,5 11.634 1.790 22. Xã Tàm Xá 4,6 4.858 1.056 23. Xã Mai Lâm 6,2 12.985 2.094 24. Xã Đông Hội 7,2 12.301 1.708

37

- Mật độ dân số: năm 2015huyện Đông Anh có mật độ dân số là 20.580 người/km2, năm 2016 mật độ này là 20.620người/km2 và năm 2017 mật độ là 20.530người/km2.

Bảng 2.3. Dân số huyện Đông Anh tính từ năm 2015 đến năm 2017

Năm Tổng số

Phân theo

giới tính Phân theo thành thị, nông thôn

Nam Nữ Thành thị Nông thôn

Người Năm 2015 382.009 183.740 198.269 29.204 352.805 Năm 2016 382.806 185.611 197.195 29.788 353.018 Năm 2017 381.128 186.731 194.397 30.759 350.369 Tỷ lệ tăng (%) Năm 2015 101,3 101,6 101,1 101,4 101,3 Năm 2016 100,2 101,0 99,5 102,0 100,1 Năm 2017 99,6 100,6 98,6 103,3 99,2 Cơ cấu (%) Năm 2015 100,0 48,1 51,9 7,6 92,4 Năm 2016 100,0 48,5 51,5 7,8 92,2 Năm 2017 100,0 49,0 51,0 8,1 91,9

(Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Đông Anh năm 2017) * Lao động, việc làm và thu nhập

Tổng số nguồn lao động của huyện Đông Anh chiếm gần 60% số dân. Tuy nhiên, tỷ lệ này có xu hướng giảm nhẹ. Nguồn lao động đông đảo chính là nguồn lực quan trọng bậc nhất để thực hiện quy hoạch phát triển KT-XH của huyện Đông Anh những năm tới đây. Tỷ lệ lao động hoạt động kinh tế luôn chiếm khoảng 98% trong tổng số nguồn lao động trên địa bàn huyện Đông Anh giai đoạn 2015-2017. Về cơ bản, Đông Anh đã huy động tốt đội ngũ lao động vào các hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn thời gian qua.

38

Cơ cấu nguồn lao động huyện Đông Anh có sự chuyển dịch tích cực trong giai đoạn 2015-2017. Tỷ lệ lao động nông nghiệp trong tổng số lao động giảm mạnh, tỷ lệ lao động công nghiệp được duy trì và tỷ lệ lao động dịch vụ tăng nhanh, biểu hiện sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đang diễn ra mạnh mẽ theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Cụ thể:

+ Tỷ lệ lao động nông nghiệp giảm từ 64,93%% năm 2015 xuống 59,97% năm 2017.

+ Tỷ lệ lao động công nghiệp duy trì ở mức 29-30%.

+ Tỷ lệ lao động dịch vụ tăng từ 4,53% năm 2013 lên 11,99% năm 2017. Tuy nhiên, để đảm bảo một sự phát triển bền vững thì việc giảm tỷ lệ lao động nông nghiệp cần phải là một quá trình chủ động với phương án và các giải pháp chuyển đổi nghề nghiệp rõ ràng, có tính khả thi chứ không chỉ đơn thuần là sự giảm số lao động nông nghiệp do bị thu hồi đất sản xuất trong quá trình đô thị hóa.

* Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a) Hệ thống giao thông

Đông Anh là cửa ngõ giao thông của Hà Nội với các tỉnh phía Bắc. Hiện tại trên địa bàn Đông Anh có 2 tuyến đường sắt chạy qua, là các tuyến nối trung tâm Hà Nội với Thái Nguyên và với Lào Cai; có đường cao tốc từ trung tâm Hà Nội đi sân bay quốc tế Nội Bài cửa ngõ thông thương với quốc tế; có đường quốc lộ 3 và các tuyến đường đi các tỉnh phía Bắc. Huyện Đông Anh đã được đầu tư vốn nâng cấp, trải nhựa 36 tuyến đường giao thông với tổng chiều dài 31,0 km, đầu tư 5 tuyến đường bê tông cho 5 thôn nghèo ở 5 xã với tổng chiều dài 7,4 km. Những năm vừa qua huyện Đông Anh được quan tâm đầu tư 1 số dự án lớn trên địa bàn như: Quốc lộ 3 mới (Hà Nội - Thái Nguyên); cầu Đông Trù, đường 5 kéo dài; cầu Nhật Tân và đường Nhật tân đi sân bay Nội Bài; chỉnh trang một số khu vực như: đầu Cầu Thăng Long, một số đoạn trên Quốc lộ 3 (cũ)…cùng với việc tăng cường đầu tư hạ tầng giao thông nông thôn theo chương trình xây dựng nông thôn mới. Hệ thống đường huyện lộ đã được nâng

39

cấp, rải nhựa, nhất là các trục kinh tế Miền Đông… đã được đầu tư rất đồng bộ đã và đang phát huy hiệu quả trong việc giao thương giữa các vùng. Đường liên xã được bảo dưỡng đảm bảo thông suốt 24/24 xã, thị trấn, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ các sản phẩm nông nghiệp. Hệ thống đường nội đồng cũng đã được cải tạo và nâng cấp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc sản xuất nông nghiệp của người nông dân. Sự thuận lợi về giao thông là tiền đề cho sự phát triển mọi mặt kinh tế, xã hội huyện Đông Anh.

b) Hệ thống công trình thủy lợi

Trong những năm gần đây huyện Đông Anh đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ thống tưới tiêu giúp cho người nông dân chủ động trong việc cung cấp nước cho cây trồng, làm giảm tình trạng ngập úng góp phần nâng cao năng suất và hiệu quả sử dụng đất nông nghiệp trên toàn huyện. Hiện nay trên địa bàn toàn huyện có các sông chính như sông Hồng, sông Đuống, sông Cà Lồ và ngoài ra còn có vùng đầm hồ Vân Trì với diện tích 130 ha đã chủ động được nước tưới, tiêu thoát nước úng. Huyện đã tiến hành nạo vét 1.190 tuyến kênh với tổng chiều dài 915.398 m, khối lượng 179.735 m3 phục vụ kịp thời cho sản xuất nông nghiệp, lắp đặt 02 trạm bơm dã chiến, khắc phục tình trạng hạn hán, cơ bản cung cấp đủ nước tưới phục vụ sản xuất nông nghiệp. Kiên cố 12 tuyến kênh với tổng chiều dài 14,66 km… đã góp phần quan trọng trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

c) Hệ thống mạng lưới điện

Huyện Đông Anh được cung cấp điện từ lưới điện Quốc gia. Cơ sở hạ tầng ngành điện đó được cải tạo, nâng cấp từ các trạm hạ thế, lưới điện quốc gia. Hiện 24/24 xã, thị trấn được dùng điện lưới quốc gia. Hệ thống mạng lưới điện đã giúp cho việc áp dụng các kỹ thuật, phương thức canh tác mới nhằm nâng cao năng suất nông nghiệp. Mạng lưới điện hợp lý cũng giúp người dân chủ động trong tưới tiêu nhờ việc đưa hệ thống máy bơm vào sản xuất nông

40

lượng cho các khu bảo quản, chế biến nông sản phục vụ cho công tác bảo quản nông sản, chế biến nông sản sạch, an toàn, đảm bảo chất lượng để phân phối ra thị trường.

d) Hệ thống chợ đầu mối, chợ bán lẻ

Trong những năm gần đây huyện Đông Anh đã đầu tư xây dựng, cải tạo, nâng cấp hệ chợ trên địa bàn huyện, giúp cho các sản phẩm có thể dễ dàng đến tay người tiêu dùng. Hiện nay, trên địa bàn huyện Đông Anh có 2 chợ đầu mối lớn là chợ đầu mối Vân Trì và chợ đầu mối Cổ Điển, các chợ đầu mối này là nơi tập trung nông sản của các vùng sản xuất nông nghiệp chính như xã Vân Nội, Hải Bối, Nam Hồng…. Nhờ những chợ đầu mối này mà các sản phẩm nông nghiệp của huyện có thể dễ dàng tiếp cận với thị trường Hà Nội và các vùng lân cận. Bên cạnh các chợ đầu mối lớn như Vân Trì, Cổ Điển, trên địa bàn huyện hiện có 75 chợ bán lẻ, chợ tạm. Hệ thống các chợ bán lẻ, chợ tạm tại các xã là nguồn cung cấp các sản phẩm nông nghiệp tại chỗ, đóng góp nhiều cho việc tiêu thụ nông sản tại địa phương, đẩy mạnh việc sản xuất nông nghiệp của người dân.

* Đánh giá chung về đặc điểm địa bàn nghiên cứu. - Những thuận lợi:

Đông Anh đã khai thác và phát huy được tiềm năng và lợi thế của địa phương trong phát triển công nghiệp, dịch vụ, trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng, đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được cải thiện, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc.

Về cơ sở hạ tầng phụ vụ nông nghiệp đã đầu tư xây mới, cải tạo, nâng cấp từng bước đáp ứng yêu cầu phục vụ nền nông nghiệp hàng hóa hiện đại ở huyện Đông Anh.

Là vùng ngoại thành của Thủ đô Hà Nội nhưng Đông Anh có một quỹ đất nông nghiệp tương đối rộng lớn (với diện tích 9.112,38 ha chiếm 50,03% tổng diện tích tự nhiên). Đây là tiềm năng để phát triển nhanh, mạnh nền nông nghiệp hàng hoá cung cấp trực tiếp cho thị trường Hà Nội với các loại thực

41

phẩm sạch, thực phẩm an toàn theo đúng quy hoạch định hướng phát triển của Thủ đô Hà Nội cũng như Uỷ ban nhân dân huyện.

Đông Anh có nhiều tiềm năng và lợi thế do nằm trong quy hoạch 55 phát triển của Thủ đô. Nhiều dự án lớn được triển khai và hoàn thành sẽ là điều kiện thuận lợi cơ bản để đẩy nhanh tốc độ công nghiêp hoá, đô thị hoá, thu hút mạnh các nguồn vốn, chất xám và công nghệ hiên đại, đồng thời là tiền đề cho phát triển một nền nông nghiệp hàng hoá phát triển nhanh và bền vững.

Nguồn nhân lực dồi dào với 108.452 lao động nông nghiệp có khả năng tiếp thu nhanh trình độ khoa học kỹ thuật tiên tiến vào sản xuất nông nghiệp như hệ thống và phương pháp trồng rau sạch trong nhà lưới có sử dụng hệ thống tưới phun mưa... đáp ứng nhu cầu của thị trường là các thực phẩm sạch, an toàn. Nằm trong vùng khí hậu thuận lợi thích hợp cho sự sinh trưởng và phát triển của nhiều lợi cây trồng đặc biệt có cây rau - màu, hoa cây cảnh và nhiều loại cây ăn quả khác cũng như chăn nuôi gia súc gia cầm cho năng suất và chất lượng cao đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt. Hệ thống chợ đầu mối, chợ bán lẻ hiện có trên địa bàn huyện Đông Anh đã thiết lập được mạng lưới tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp hàng hóa trực tiếp trên địa bàn huyện. Đồng thời, các hệ thống chợ này còn là nguồn cung cấp nông sản cho các vùng lân cận, giúp mở rộng thị trường tiêu thụ.

- Những khó khăn:

Các mô hình sản suất nông nghiệp hàng hóa còn manh mún, các vùng sản xuất còn nhỏ lẻ, chưa hình thành những vùng sản xuất hàng hóa lớn, tập trung, năng suất của một số cây trồng nhìn chung còn thấp, cây và con mũi nhọn chưa được đầu tư thỏa đáng.

Hệ thống kênh mương nội đồng ở các vùng có địa hình cao, vàn cao còn chưa được sử dụng hợp lý, việc đưa nước đến ruộng cho người dân còn hạn

42

chế. - Quá trình đô thị hóa, công nghiệp hóa đang diễn ra nhanh nên diện tích đất phục vụ cho canh tác nông nghiệp đang ngày càng thu hẹp.

Việc áp dụng các công nghệ trong bảo quản, chế biến còn nhiều hạn chế, gây ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sau khi thu hoạch.

Là một huyện có chuyển dịch cơ cấu kinh tế nhanh và mạnh nên nhiều diện tích đất nông nghiệp đang cho hiệu quả kinh tế cao sẽ phải chuyển sang các mục đích phi nông nghiệp. Mặt khác, hiện nay Đông Anh còn thiếu quy hoạch sử dụng đất nên cũng gặp không ít khó khăn trong quá trình chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh, thành phố hà nội (Trang 47 - 54)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)