4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
3.1.3. Đặc điểm của hộ nông dân huyện Đông Anh
Do điều kiện thời gian và kinh phí nên tác giả chỉ tiến hành nghiên cứu điều tra 120 hộ nông dân là tổ viên của Tổ TK&VV thông qua các tổ chức chính trị - xã hội của huyện, gồm: Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, được phân bổ đều cho 4 xã đã được chọn làm điểm nghiên cứu gồm xã Đại Mạch, xã Nguyên Khê, xã Hải Bối và Vân Nội. Thông tin về hộ điều tra được trình bày chi tiết tại bảng 3.9, bao gồm một số đặc điểm chính sau đây:
- Độ tuổi trung bình của hộ điều tra là 44,03 tuổi, trong đó người có tuổi thấp nhất là 27,00 tuổi, người có tuổi cao nhất là 60,00 tuổi;
- Giới tính của chủ hộ: 71,67% số hộ được hỏi là nam giới, tương ứng 86,00 người; 28,33% là nữ giới, tương ứng 34,00 người;
- Số nhân khẩu bình quân/hộ là 4,48 người/hộ, trong đó hộ nhiều nhất là 6,00 nhân khẩu, hộ ít nhất có 3 nhân khẩu, số hộ có 4 nhân khẩu chiếm 37,50%, số hộ có 5 nhân khẩu chiếm tỷ lệ 31,67%;
- Số lao động bình quân của mỗi hộ là 2,49 người; trong đó, hộ nhiều lao động nhất là 4,00 lao động, chủ yếu là ở các hộ có 4 - 5 nhân khẩu.
- Số năm đi học bình quân là 10,82 năm, trong đó có 4 người có trình độ tiểu học, chiếm tỷ lệ 3,33%, có 34 người có trình độ phổ thông cơ sở, chiếm tỷ lệ 28,33%, có 68 người có trình độ phổ thông trung học, chiếm tỷ lệ 56,67%%, có 2 người có trình độ trung cấp chiếm tỷ lệ 1,67%, có 12 người trình độ đại học, chiếm tỷ lệ 10,00%;
- Diện tích đất đai bình quân của hộ là 484,17 m2/hộ, bao gồm cả đất sản xuất nông nghiệp, đất trồng rừng, đất ở..., trong đó hộ có diện tích đất ít nhất là 300,00 m2, hộ có diện tích đất nhiều nhất là 700,00 m2;
61
- Thu nhập bình quân của các hộ điều tra là 31.464.583đồng/hộ/tháng, trong đó hộ có thu nhập thấp nhất là 23.500.000đồng/tháng, hộ có thu nhập cao nhất là 44.750.000đồng/tháng;
- Giá trị tài sản của hộ, trong nghiên cứu xét giá trị của các tài sản bao gồm: đất, đồ dùng có giá trị sử dụng lâu bền như ô tô, xe máy, xe đạp, giường tủ, bàn ghế, tivi.. và các tài sản phục vụ cho sản xuất kinh doanh như trang trại, vườn cây, cửa hàng, cửa hiệu, máy kéo, máy cày... và giá trị đàn vật nuôi nếu có như trâu, bò, lợn nái... Giá trị tài sản bình quân của hộ ước tính 2.081.475.000 đồng/hộ.
Bảng 3.10. Thông tin chung về hộ nông dân điều tra
Diễn giải ĐVT Số lượng Tỷ lệ (%)
Tổng Người 120 100
1. Độ tuổi trung bình của chủ hộ Tuổi 44,03 -
2. Giới tính của chủ hộ - -
- Nam Người 86,00 71,67
- Nữ Người 34,00 28,33
3. Số nhân khẩu bình quân/hộ Người 4,48 -
4. Số lao động bình quân/hộ Lao động 2,49 -
5. Số năm đi học BQ Năm 10,82 -
Phân theo cấp học - -
- Tiểu học Người 4 3,33
- Phổ thông cơ sở Người 34 28,33
- Phổ thông trung học Người 68 56,67
Trung cấp Người 2 1,67
- Đại học Người 12 10,00
6. Đất đai BQ m2/hộ 484,17
62
Việc vay vốn của hộ nông dân gặp nhiều khó khăn trong đó việc tiếp cận thông tin về nguồn vốn vay là một trong những khó khăn khiến hộ nông dân khó tiếp cận nguồn vốn. Theo kết quả điều tra tổng hợp tại bảng 4.2 và biểu đồ 4.1 cho thấy, nguồn thông tin về vốn vay hộ nông dân tiếp cận được chủ yếu là từ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức Hội/Đoàn, chiếm tỷ lệ 22,5%; tiếp đến là từ chính quyền địa phương, chiếm tỷ lệ 23,3% và từ cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV chiếm tỷ lệ 25,83%; tiếp cận trực tiếp từ cán bộ Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh chiếm tỷ lệ 14,17%.
Như vậy có thể thấy, các tổ chức đoàn thể và chính quyền địa phương là kênh thông tin rất quan trọng và là cầu nối để hộ nông dân tiếp cận được thông tin về nguồn vốn vay.
Bảng 3.11. Các hình thức tiếp cận nguồn thông tin vay vốn của hộ nông dân
Diễn giải Số lượng
(hộ) Tỷ lệ (%)
1. Từ chính quyền địa phương 28 23,33
2. Từ cán bộ Ban quản lý Tổ TK&VV 31 25,83
3. Từ cán bộ của các tổ chức chính trị - xã hội 27 22,50 4. Tiếp cận trực tiếp từ cán bộ ngân hàng 17 14,17
5. Từ bạn bè và người thân 6 5,00
6. Tự tìm đến tổ chức cho vay 4 3,33
7. Từ các phương tiện truyền thông (sách, báo,
tivi, đài phát thanh...) 7 5,83
Tổng 120 100
63
Biều đồ 3.3. Các hình thức tiếp cận vốn vay của hộ nông dân huyện Đông Anh
3.1.5. Đánh giá của hộ nông dân về điều kiện vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh
Tuỳ thuộc từng chương trình vay cụ thể mà có những quy định khác nhau về đối tượng vay, điều kiện vay, mục đích vay, phương thức vay, mức cho vay và lãi suất cho vay khác nhau.
Nghiên cứu điều tra đánh giá của hộ nông dân về các chính sách vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh, dựa trên các tiêu chí về điều kiện vay vốn, phương thức vay, mức vốn vay và lãi suất cho vay; đánh giá ở các cấp độ rất phù hợp, phù hợp và chưa phù hợp. Số liệu chi tiết được tổng hợp chi tiết tại bảng 3.11 và biểu đồ 3.2
Qua phỏng vấn 120 hộ:
- Về điều kiện vay vốn: Có 21 phù hợp tương ứng với 17,5%, có 99 hộ chưa phù hợp tương ứng với tỷ lệ 82,5%;
- Về phương thức cho vay: có 94 hộ phù hợp với 78,33%, có 26 hộ chưa phù hợp với tỷ lệ 21,67%;
- Về mức vốn cho vay: có 14 hộ phù hợp với tỷ lệ 11,67%, có 106 hộ chưa phù hợp với tỷ lệ 88,33%
- Về lãi suất cho vay: có 32 hộ phù hợp với tỷ lệ 26,67%, có 88 hộ chưa 6, 5% 31, 26% 17, 14% 28, 23% 7, 6% 27, 23% 4, 3% Bạn bè và người thân
Ban quản lý Tổ TK&VV Cán bộ ngân hàng
Chính quyền địa phương
Phương tiện truyền thông (sách, báo, tivi, đài phát thanh…)
Tổ chức chính trị - xã hội Tự tìm đến tổ chức cho vay
64
Bảng 3.12. Đánh giá của hộ nông dân về điều kiện vay vốn của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh
Diễn giải Phù hợp Chưa phù hợp Số hộ Tỷ lệ (%) Số hộ Tỷ lệ (%)
1. Điều kiện vay vốn 21 17,5 99 82,5
2. Phương thức cho vay 94 78,33 26 21,67
3. Mức vốn cho vay 14 11,67 106 88,33
4. Lãi suất cho vay 32 26,67 88 73,33
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)
Biều đồ 3.4. Đánh giá mức độ phù hợp các nội dung liên quan đến vay vốn
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)
3.1.6. Phân loại hộ vay vốn theo ngành nghề
Bảng 3.13. Đánh giá ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ sản xuất Ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ Số hộ Tỷ lệ (%)
Hộ ND trồng trọt 13 10,83
Hộ ND chăn nuôi 28 23,33
Hộ ND khu vực làng nghề 39 32,50
Hộ ND khác 40 33,33
Tổng cộng 120 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)
.000% 10.000% 20.000% 30.000% 40.000% 50.000% 60.000% 70.000% 80.000% 90.000% 100.000% 1. Điều kiện vay vốn 2. Phương thức cho vay 3. Mức vốn cho vay 4. Lãi suất cho vay Chưa phù hợp Chưa phù hợp
65
Qua điều tra 120 hộ có vay vốn tại Ngân hàng thì 13 hộ nông dân trồng trọt chiếm 10,83% tổng số hộ điều tra, 28 hộ ND chăn nuôi chiếm 23,33% tổng số hộ điều tra; có 39 hộ ND trong khu vực làng nghề chiếm 32,5 tổng số hộ điều tra, và số hộ nông dân khác là 40 hộ chiếm 33.33% tổng số hộ điều tra. Số liệu được thể hiện qua biểu đồ 3.5.
Biểu đồ 3.5. Tỷ trọng ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)
3.1.7. Dư nợ phân theo nhóm ngành nghề của hộ điều tra
Bảng 3.14. Dư nợ phân theo ngành nghề của các hộ điều tra Dư nợ phân theo ngành nghề của
các hộ điều tra
Dư nợ tín dụng
(tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
Hộ nông dân trồng trọt 3,940 6,38
Hộ nông dân chăn nuôi 11,660 18,89
Hộ nông dân khu vực làng nghề 20,633 33,43
Hộ nông dân khác 25,479 41,29
Tổng cộng 61,712 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)
10.833% 23.333%
32.500% 33.333%
Ngành nghề sản xuất chủ yếu của hộ
Hộ sản xuất trồng trọt Hộ sản xuất chăn nuôi
Hộ sản xuất kinh doanh làng nghề
66
Theo số liệu bảng trên ta thấy: Dư nợ cho vay đối với hộ ND trồng trọt là 3.940.000.000 đồng chiếm 6,38% dư nợ của hộ điều tra; Dư nợ cho vay đối với hộ ND chăn nuôi là 11.660.000.000 đồng chiếm 18,89% dư nợ cho vay đối với các hộ điều tra, hộ nông dân khu vực làng nghề là 20.633.000.000 đồng tương ứng 33,43% dư nợ của hộ điều tra. Cao nhất là hộ nông dân khác có dư nợ vay là 25.479.000.000 đồng chiếm 41,29% tổng dư nợ của các hộ điều tra. Số liệu được thể hiện ở biểu đồ 3.6;
Biểu đồ 3.6. Dư nợ phân theo ngành nghề của các hộ điều tra
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)
3.1.8. Đánh giá nhu cầu vay vay vốn tiếp của hộ điều tra tại ngân hàng nông nghiệp và PTNT Đông Anh nghiệp và PTNT Đông Anh
Bảng 3.15. Đánh giá nhu cầu của hộ điều tra về việc có tiếp tục sử dụng dịch vụ tín dụng của NHNN&PTNT Đông Anh
Chỉ tiêu Số hộ Tỷ lệ (%)
Tiếp tục vay 89 74,17
Không có nhu cầu vay nữa 31 25,83
Tổng cộng 120 100,00
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)
6.384% 18.894%
33.434% 41.287%
DƯ NỢ PHÂN THEO NGÀNH NGHỀ CỦA CÁC HỘ ĐIỀU TRA
Hộ sản xuất trồng trọt Hộ sản xuất chăn nuôi
Hộ sản xuất kinh doanh làng nghề Hộ sản xuất khác
67
Theo số liệu điều tra 120 hộ vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh, có 89 hộ nông dân tiếp tục mong muốn được vay vốn tại Ngân hàng chiếm 74,17% tổng số hộ điều tra và 31 hộ nông dân không mong muốn tiếp tục vay vốn tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Đông Anh, chiếm tỷ lệ 25,83% tổng số hộ điều tra. Số liệu được thể hiện ở biểu đồ 3.7.
Biều đồ 3.7. Đánh giá nhu cầu của hộ điều tra về việc có tiếp tục sử dụng dịch vụ tín dụng của NHNN&PTNT Đông Anh
(Nguồn: Số liệu điều tra của tác giả năm 2018)
3.2. Giải pháp để các hộ nông dân huyện Đông Anh tiếp cận được vốn vay
Trên cơ sở phân tích thực trạng tiếp cận tín dụng của Hộ nông dân huyện Đông Anh, tác giả có một số giải pháp như sau
3.2.1. Giải pháp về phía Ngân hàng và các cơ quan đoàn thể
Qua điều tra 120 hộ thấy điều kiện vay chưa phù hợp: như về tài sản đảm bảo, vốn tự có, quy định về đảm bảo tiền vay, hiệu quả kinh doanh… Do vậy để các hộ nông dân huyện Đông Anh có thể tiếp cận được vốn vay tại Ngân hàng này thì ngân hàng nên áp dụng sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay như cây giống con giống làm tài sản thế chấp thay thế cho các yêu cầu sử dụng tài sản thế chấp có giá khác như đất, nhà cửa... Nhưng do mức độ rủi ro về cây
74.167%
25.833% Có vay
68
bảo hiểm đa dạng trong nông nghiệp với giá rẻ, chất lượng và nhiều hình thức, để người nông dân có thể chi trả được chi phí bảo hiểm tránh rủi ro lại đảm bảo an toàn cho tài sản thế chấp. Hơn nữa việc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực; hoàn thiện và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ Hộ nông dân vay vốn theo quy định và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho hộ nông dân vay vốn tổ chức tín dụng.
Về số vốn vay chưa đáp ứng được yêu cầu của các hộ nông dân do mức độ rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp cao, các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nông nghiệp còn thiếu nên hiệu quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này còn thấp; Năng lực tài chính của các doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh chưa khả thi, khả năng hoàn vốn thấp...; Còn thiếu các mô hình liên kết có hiệu quả trong nông nghiệp, các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đáp ứng quy định chưa nhiều. Để giải quyết vấn đề này các lớp tập huấn về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giúp cho phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp đạt hiệu quả để thuyết phục ngân hàng đầu tư vốn cho các hộ nông dân.
Về lãi suất: Các tổ chức tín dụng phải thực hiện chính sách lãi suất hợp lý, đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu như đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền tiết kiệm, lãi suất ưu đãi của các chương trình tín dụng trọng điểm... Bên cạnh đó, việc cho vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và quy định pháp luật liên quan, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn vay. Đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp người dân, doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro.
69
Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, các ngân hàng chưa thực sự cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, mà vẫn còn khá phổ biến tình trạng cạnh tranh bằng lãi suất. Trong khi đó, rủi ro của người dân, doanh nghiệp về thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, thiên tai, dịch bệnh... cũng chính là rủi ro của tổ chức tín dụng khi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ vay vốn.
Cần thêm những chương trình cho vay hộ nông dânvùng khó khăn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh thực hiện chính sách hỗ trợ Hộ sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, các ngân hàng cần xây dựng thêm các cơ sở tín dụng tại các địa bàn xa xôi đi lại khó khăn và cần chăm lo, chú trọng đến chất lượng dịch vụ như: công bố hệ thống thông tin rõ ràng, dễ hiểu, hoàn chỉnh về tất cả các đối tượng khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục cho vay tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Ngân hàng và các cơ quan, tổ chức cần đẩy mạnh công tác tư vấn việc vay vốn tín dụng cho người dân. Các ngân hàng cần có sự phối hợp với các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm xác định đối tượng vay vốn, tư vấn loại cây trồng, vật nuôi mà người dân cần đưa vào kế hoạch thực hiện, xác định lượng vốn dự kiến theo nhu cầu, thời gian dự kiến của vòng quay có thể thu hồi vốn đối với quy trình sản xuất nông nghiệp tại địa phương, cần chú ý về thời gian cho vay vốn phải phù hợp với vòng quay của sản phẩm nông nghiệp mà người dân đang thực hiện.
Giải pháp này cho thấy sự cần thiết phải gia tăng sự liên kết giữa 3 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, cụ thể là giữa nông dân với các trung tâm khuyến nông, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các ngân hàng và sự
70
dụng vốn, hiệu quả của sản xuất, tính liên kết giữa “các nhà” với nhau để tạo