4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
3.2.1. Giải pháp về phía Ngân hàng và các cơ quan đoàn thể
Qua điều tra 120 hộ thấy điều kiện vay chưa phù hợp: như về tài sản đảm bảo, vốn tự có, quy định về đảm bảo tiền vay, hiệu quả kinh doanh… Do vậy để các hộ nông dân huyện Đông Anh có thể tiếp cận được vốn vay tại Ngân hàng này thì ngân hàng nên áp dụng sử dụng tài sản hình thành từ vốn vay như cây giống con giống làm tài sản thế chấp thay thế cho các yêu cầu sử dụng tài sản thế chấp có giá khác như đất, nhà cửa... Nhưng do mức độ rủi ro về cây
74.167%
25.833% Có vay
68
bảo hiểm đa dạng trong nông nghiệp với giá rẻ, chất lượng và nhiều hình thức, để người nông dân có thể chi trả được chi phí bảo hiểm tránh rủi ro lại đảm bảo an toàn cho tài sản thế chấp. Hơn nữa việc phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương trong việc xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách và triển khai có hiệu quả các chương trình tín dụng đối với ngành, lĩnh vực; hoàn thiện và triển khai đồng bộ các chính sách hỗ trợ Hộ nông dân vay vốn theo quy định và các văn bản hướng dẫn, đặc biệt là chính sách về bảo lãnh tín dụng cho hộ nông dân vay vốn tổ chức tín dụng.
Về số vốn vay chưa đáp ứng được yêu cầu của các hộ nông dân do mức độ rủi ro trong lĩnh vực nông nghiệp cao, các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro trong nông nghiệp còn thiếu nên hiệu quả đầu tư tín dụng đối với lĩnh vực này còn thấp; Năng lực tài chính của các doanh nghiệp nông nghiệp còn hạn chế, phương án sản xuất kinh doanh chưa khả thi, khả năng hoàn vốn thấp...; Còn thiếu các mô hình liên kết có hiệu quả trong nông nghiệp, các dự án sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch đáp ứng quy định chưa nhiều. Để giải quyết vấn đề này các lớp tập huấn về nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp kết hợp với công nghiệp chế biến nhằm tìm đầu ra cho sản phẩm nông nghiệp, giúp cho phương án sản xuất kinh doanh nông nghiệp đạt hiệu quả để thuyết phục ngân hàng đầu tư vốn cho các hộ nông dân.
Về lãi suất: Các tổ chức tín dụng phải thực hiện chính sách lãi suất hợp lý, đồng thời đáp ứng nhiều mục tiêu như đảm bảo lãi suất thực dương cho người gửi tiền tiết kiệm, lãi suất ưu đãi của các chương trình tín dụng trọng điểm... Bên cạnh đó, việc cho vay phải đảm bảo tuân thủ các quy định của NHNN và quy định pháp luật liên quan, đảm bảo hiệu quả và an toàn vốn vay. Đồng thời khuyến khích các tổ chức tín dụng phát triển và đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng cũng như các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, các sản phẩm phòng ngừa rủi ro lãi suất và tỷ giá nhằm giúp người dân, doanh nghiệp chủ động về vốn, tăng cường khả năng phòng ngừa rủi ro.
69
Tuy nhiên trong điều kiện cạnh tranh giữa các tổ chức tín dụng ngày càng gay gắt, các ngân hàng chưa thực sự cạnh tranh bằng chất lượng dịch vụ, mà vẫn còn khá phổ biến tình trạng cạnh tranh bằng lãi suất. Trong khi đó, rủi ro của người dân, doanh nghiệp về thị trường tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa, thiên tai, dịch bệnh... cũng chính là rủi ro của tổ chức tín dụng khi ảnh hưởng đến khả năng trả nợ của các hộ vay vốn.
Cần thêm những chương trình cho vay hộ nông dânvùng khó khăn đáp ứng đủ nhu cầu cho vay hộ nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh thực hiện chính sách hỗ trợ Hộ sản xuất kinh doanh, cho vay phục vụ lĩnh vực phát triển nông nghiệp, nông thôn.Nâng cao chất lượng dịch vụ tín dụng, các ngân hàng cần xây dựng thêm các cơ sở tín dụng tại các địa bàn xa xôi đi lại khó khăn và cần chăm lo, chú trọng đến chất lượng dịch vụ như: công bố hệ thống thông tin rõ ràng, dễ hiểu, hoàn chỉnh về tất cả các đối tượng khách hàng, đơn giản hóa các thủ tục cho vay tạo điều kiện để người dân dễ dàng tiếp cận nguồn vốn.
Ngân hàng và các cơ quan, tổ chức cần đẩy mạnh công tác tư vấn việc vay vốn tín dụng cho người dân. Các ngân hàng cần có sự phối hợp với các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm xác định đối tượng vay vốn, tư vấn loại cây trồng, vật nuôi mà người dân cần đưa vào kế hoạch thực hiện, xác định lượng vốn dự kiến theo nhu cầu, thời gian dự kiến của vòng quay có thể thu hồi vốn đối với quy trình sản xuất nông nghiệp tại địa phương, cần chú ý về thời gian cho vay vốn phải phù hợp với vòng quay của sản phẩm nông nghiệp mà người dân đang thực hiện.
Giải pháp này cho thấy sự cần thiết phải gia tăng sự liên kết giữa 3 nhà: nhà nông, nhà nước, nhà doanh nghiệp, cụ thể là giữa nông dân với các trung tâm khuyến nông, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, các ngân hàng và sự
70
dụng vốn, hiệu quả của sản xuất, tính liên kết giữa “các nhà” với nhau để tạo ra sản phẩm có tính hàng hoá cao, vì mục đích cuối cùng là giảm nguy cơ dễ bị tổn thương của người nông dân và cũng là của các ngân hàng. Sự liên kết này cũng có nghĩa cần có sự về tư vấn pháp lý và hỗ trợ thị trường cho người dân trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
Ngân hàng cần đặc biệt chú trọng đến những người đã vay vốn từ lần thứ hai trở đi, đưa họ vào diện khách hàng VIP, ngân hàng kết hợp với các cơ quan, tổ chức tư vấn hỗ trợ cho số khách hàng này để họ mở rộng quy mô sản xuất và phát triển thêm ngành nghề mới để tăng cung tín dụng cho số khách hàng này, và chính số khách hàng này sẽ là cách maketing tốt nhất đến các hộ dân đang còn e ngại với việc tiếp cận các ngân hàng.
Nâng cao trình độ học vấn người dân và định hướng nghề nghiệp, phương pháp sản xuất, đây là giải pháp mang tính chiến lược nhằm nâng cao nhận thức của người dân. Đồng thời, người dân địa phương tuổi đời còn ở mức khá trẻ nên việc định hướng cho người dân về nghề nghiệp, về phương thức canh tác, về những thay đổi, những chuyển đổi của nền kinh tế nhằm giúp người dân thích nghi dần với những phương pháp canh tác, sản xuất mới.
Tăng cường nguồn vốn cho thị trường tín dụng nông thôn, Chính phủ cần ban hành những chính sách mới ưu tiên về tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn, trong đó tập trung vào các mục tiêu chính như: tạo ra cơ chế phù hợp để chuyển vốn cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn với lãi suất phù hợp; tạo điều kiện thuận lợi để khách hàng dễ dàng tiếp cận với nguồn vốn tín dụng ngân hàng thông qua đơn giản hoá thủ tục, giảm bớt những điều kiện kém lợi thế cho khách hàng; hỗ trợ nông dân khi gặp rủi ro do nguyên nhân khách quan bất khả kháng; khuyến khích các tổ chức tín dụng đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn.
71
khác. Phương pháp triển khai tiến bộ khoa học kỹ thuật cần chú trọng việc đào tạo, huấn luyện tại chỗ cho bản thân lao động là đồng bào dân tộc. Trong chính sách này, các trung tâm khuyến nông, khuyến lâm của tỉnh và của các huyện đóng vai trò trọng tâm trong việc cung cấp các thông tin về cây giống, con giống, các phương pháp trồng trọt và kể cả các nguy cơ tiềm ẩn cho người dân. Đồng thời, nâng cao tần suất tiếp xúc với người dân nhằm giảm thiểu nguy cơ dễ bị tổn thương từ việc áp dụng không đúng phương pháp, hiểu sai phương pháp và những nguy cơ có nguồn gốc từ bên ngoài.
Mở mang ngành nghề truyền thống, tăng cường thực hiện các dự án hỗ trợ xây dựng các làng nghề truyền thống như dệt thổ cẩm, đan lát hàng thủ công mỹ nghệ… để phát huy tiềm năng và tạo việc làm cho lao động là dân tộc ít người. Đây được xem là giải pháp chiến lược nhằm hạn chế sự di chuyển lao động từ địa phương này ra các địa phương khác, giải phóng thời gian nông nhàn của người dân và duy trì những ngành nghề mang tính truyền thống, văn hóa, góp phần nâng cao thu nhập, đời sống người dân và ổn định nguồn nhân lực tại địa phương.