Đặc điểm điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh, thành phố hà nội (Trang 40 - 47)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1.1. Vi trí địa lý

Đông Anh là một huyện ngoại thành, nằm tại phí bắc của Thủ đô Hà Nội. Phí đông, đông bắc giáp huyện Yên Phong và huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh. Phía nam giáp sông Hồng với quận Tây Hồ và quận Bắc Từ Liêm. Phía đông giáp quận Long Biên và huyện Gia Lâm. Phía tây giáp huyện Mê Linh, Hà Nội. Phía bắc giáp huyện Sóc Sơn Hà Nội.

Tổng diện tích đất tự nhiên: 18.230 ha, huyện có tài nguyên đất thuộc vào loại lớn trong khu vực ngoại thành Hà Nội. Huyện có 24 đơn vị hành chính bao gồm các xã: Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê, Hải Bối, Kim Chung, Võng La, Đại Mạch, Vân Nội, Vĩnh Ngọc, Kim Nỗ, Tiên Dương, Đông Hội, Cổ Loa, Mai Lâm, Tàm Xá, Xuân Canh, Thị trấn Đông Anh, Xuân Nộn, Uy Nỗ, Liên Hà, Dục Tú, Thụy Lâm, Việt Hùng…

Hình 2.1. Bản đồ hành chính huyện Đông Anh

29

2.1.1.2. Địa hình

Nhìn chung, địa hình của Đông Anh tương đối bằng phẳng, có hướng thoải dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Các xã phía Tây Bắc của huyện như Bắc Hồng, Nam Hồng, Nguyên Khê có địa hình tương đối cao, phần lớn diện tích là đất vàn và vàn cao. Các xã Đông Nam như Vân Hàm Liên Hà, Dục Tú, Cổ Loa, Mai Lâm có địa hình tương đối thấp, hầu hết đất canh tác là diện tích có địa hình thấp và trũng nên thường bị ngập úng. Tỷ lệ đất cao chiếm 13,4% diện tích đất toàn huyện, đất vàn chiếm 56,2% còn đất trũng chiếm 30,4%. Địa hình chỗ cao nhất là 14m, chỗ thấp nhất 3.5m, trung bình là cao 8m so với mực nước biển.

Đặc điểm địa hình của huyện là một yếu tố cần được chú ý khu xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi và quy hoạch vùng chuyên canh sản xuất. Vùng đất cao nên tập trung trong cây ăn cả, vùng đất vàn trồng rau, hoa, cây công nghiệp, vùng đất trũng cải tạo để nuôi trồng thủy sản. Nhìn chung địa hình của Đông Anh là tương đối ổn định, có khả năng xây dựng các công trình lớn.

2.1.1.3. Khí hậu, thuỷ văn

Đông Anh có cùng chung chế độ khi hậu của Thành phố Hà Nội, đó là khí hậu nhiệt đới, ẩm, gió mùa. Từ tháng 5 đến tháng 4 năm sau là mùa đông, thời kỳ đầu khô - lạnh, nhưng cuối mùa lại mưa phùn, ẩm ướt. Giữa hai mùa là thời kỳ chuyển tiếp tạo cho Đông Anh cũng như Hà Nội có bốn mùa phong phú: Xuân, hạ, thu, đông.

Nhiệt độ trung bình hàng năm của đông anh là 250C, hai tháng nóng nhất là tháng 6 và tháng 7, nhiệt độ trung bình cao nhất thường xảy ra vào tháng 7 là 37.50C. Hai tháng lạnh nhất là tháng 1 và tháng 2, nhiệt độ trung bình của tháng 1 là 130C. Độ ẩm trung bình của Đông Anh là 84%, độ ẩm này cũng rất ít thay đổi theo các tháng trong năm, thường dao động trong khoảng 80-87%. Số ngày mưa trong năm khoảng 144 ngày với lượng mua

30

trung bình hàng năm 1600-1800mm. Trong mùa mưa (tháng 5 đến tháng 10) tập trung tới 85% lượng mưa toàn năm. Mưa lớn nhất vào tháng 8, với lượng mưa trung bình 300-350 mm. Những tháng đầu đông ít nưa, nhưng nửa cuối mùa đông lại có mưa phùn, ẩm ướt. Vào mùa đông, huyện còn phải chịu các đợt gió mùa đông bắc.

Thời tiết Đông Anh thuận lợi cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là các loại cây trồng lương thực, hoa, rau màu, cây ăn quả. Nhưng các đợt dông bão của mùa hè và gió mùa Đông bắc của mùa đông cũng gây những trở ngại nhất định cho hoạt động sản xuất và đời sống nhân dân.

2.1.1.4. Điều kiện, đặc điểm về đất và nước

Tổng diện tích đất tự nhiên là 18.562 ha (năm 2017), trong đó: đất nông nghiệp là 10.774ha, chiếm tỷ lệ 58,1%; đất phi nông nghiệp là 7.630ha, chiếm tỷ lệ 41,0%; đất chưa sử dụng là 158ha, chiếm tỷ lệ 0,9%.

- Đất nông nghiệp trong 3 năm giảm bình quân 1%/năm, từ 11.025ha năm 2015 xuống 10.774 ha năm 2017, giảm 251ha. Trong đó:

+ Đất sản xuất nông nghiệp: năm 2015 có diện tích là 9.971ha, chiếm tỷ lệ 53,72% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2017 diện tích này giảm xuống là 9.738ha, chiếm tỷ lệ 52,5% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 233,3 ha, tương ứng giảm 1,00%/năm. Trong đó, đất trồng cây hàng năm giảm 1%/năm, từ 9.644ha năm 2015 giảm xuống còn 9.421ha năm 2017, giảm 222,9ha; đất trồng cây lâu năm trong 3 năm giảm bình quân 2%/năm, từ 327ha năm 2015 xuống còn 317 ha năm 2017, giảm 10ha;

+ Đất nuôi trồng thuỷ sản: năm 2015 có diện tích 657ha, chiếm tỷ lệ 3,54% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2017 diện tích này tăng lên là 667ha, chiếm tỷ lệ 3,60% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 10ha, tương ứng tăng 1%/năm;

+ Đất nông nghiệp khác: năm 2015 có diện tích 397ha, chiếm tỷ lệ 2,14% tổng diện tích đất tự nhiên, năm 2016 diện tích này giảm xuống còn 382ha,

31

giảm 15ha so với năm 2015; năm 2017 diện tích đất nông nghiệp khác là 369ha, giảm 13ha so với năm 2016; bình quân trong 3 năm diện tích đất nông nghiệp khác của huyện đã giảm 4%/năm

- Đất phi nông nghiệp: năm 2015 diện tích đất phi nông nghiệp của huyện là 7.378ha, chiếm tỷ lệ 39,75% tổng diện tích đất tự nhiên; năm 2016 diện tích này tăng lên là 7.482ha, chiếm tỷ lệ 40,3% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 104ha so với năm 2015, tương ứng tăng 1,4% so với năm 2015; năm 2017 diện tích này tiếp tục tăng lên là 7630ha, chiếm tỷ lệ 41% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn xã, tăng 148ha so với năm 2016, tương ứng tăng 2% so với năm 2016; bình quân trong 3 năm diện tích đất phi nông nghiệp đã tăng 2%/năm. Trong đó:

+ Đất ở: năm 2015 có diện tích là 2.413ha, chiếm tỷ lệ 13% tổng diện tích đất tự nhiên; năm 2017 diện tích này tăng lên là 2.525ha, chiếm tỷ lệ 13,6% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 112,4ha so với năm 2015; bình quân trong 3 năm diện tích đất ở của huyện tăng 2%/năm;

+ Đất chuyên dùng: năm 2015 có diện tích 3.524ha, chiếm tỷ lệ 18,9% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn huyện; năm 2017 diện tích này 3.670ha, chiếm tỷ lệ 19,8% tổng diện tích đất tự nhiên, tăng 146ha so với năm 2015; bình quân trong 3 năm diện tích đất chuyên dùng đã tăng 2%/năm;

+ Đất tôn giáo, tín ngưỡng, nghĩa trang, nghĩa địa: năm 2015 có diện tích 202ha, chiếm tỷ lệ 1,1% tổng diện tích đất tự nhiên trong toàn xã; năm 2017 diện tích này giảm xuống còn 179ha, giảm 23ha so với năm 2015; bình quân trong 3 năm diện tích đất này giảm 5,5%/năm;

+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: năm 2015 có diện tích 158ha, chiếm tỷ lệ 0,85% tổng diện tích đất tự nhiên; năm 2017 diện tích này tăng lên là 1.229ha, giảm 4ha so với năm 2015; bình quân trong 3 năm diện tích này tăng 0,4%/năm;

32

- Đất chưa sử dụng: năm 2015 có diện tích 159ha, chiếm tỷ lệ 0,85% tổng diện tích đất tự nhiên; năm 2017 diện tích đất chưa sử dụng của huyện là 158ha, chiếm tỷ lệ 0,9% tổng diện tích đất tự nhiên, giảm 1ha so với năm 2016, tương ứng giảm 0,6%; bình quân trong 3 năm diện tích đất chưa sử dụng giảm 0,3%/năm. Diện tích đất chưa sử dụng được đưa vào khai thác sử dụng trong giai đoạn 2015 - 2017 là 1ha.

- Phân tích một số chỉ tiêu cho thấy: năm 2017 diện tích đất tự nhiên bình quân/người là 0.05ha/người, diện tích đất nông nghiệp bình quân/người là 0,03 ha/người.

Với những điều kiện phát triển kinh tế mới, xu hướng chung của huyện trong việc sử dụng đất là giảm tỷ trọng đất nông nghiệp, tăng quỹ đất cho giao thông, công nghiệp và đô thị. Do đó, đặt ra yêu cầu cần nghiên cứu kỹ tình trạng đất đai để có quy hoạch sử dụng hợp lý.

33

Bảng 2.1. Phân bố sử dụng đất tại huyện Đông Anh 2015 - 2017

NỘI DUNG

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh ( lần)

Tổng số (Ha) Cơ cấu (%) Tổng số (Ha) Cơ cấu (%) Tổng số (Ha) Cơ cấu (%) 2016/2015 2017/2016 BQ TỔNG SỐ 18.562 100,00 18.562 100,00 18.562 100,00 1,00 1,00 1,00 I. Đất nông nghiệp 11.025 59,40 10.921 58,80 10.774 58,10 0,99 0,99 0,99

1. Đất sản xuất nông nghiệp 9.971 53,72 9.873 53,10 9.738 52,50 0,99 0,99 0,99 a. Đất trồng cây hàng năm 9.644 51,96 9.556 51,40 9.421 50,80 0,99 0,99 0,99

- Đất trồng lúa 8.113 43,71 8.024 43,20 7.891 42,50 0,99 0,98 0,99

- Đất trồng cây hàng năm khác 1.531 8,25 1.531 8,20 1.530 8,30 1,00 1,00 1,00

b.. Đất trồng cây lâu năm 327 1,76 317 1,70 317 1,70 0,97 1,00 0,98

2. Đất nuôi trồng thuỷ sản 657 3,54 667 3,60 667 3,60 1,02 1,00 1,01

3. Đất nông nghiệp khác 397 2,14 382 2,10 369 2,00 0,96 0,97 0,96

II. Đất phi nông nghiệp 7.378 39,75 7.482 40,30 7.630 41,00 1,01 1,02 1,02

1. Đất ở 2.413 13,00 2.514 13,50 2.525 13,60 1,04 1,00 1,02

2. Đất chuyên dùng 3.524 18,98 3.524 19,00 3.670 19,80 1,00 1,04 1,02

III. Đất chưa sử dụng 159 0,85 159 0,90 158 0,90 1,00 1,00 1,00

34

Về thủy văn, nguồn nước: Mưa là nguồn nước cung cấp nước chủ yếu cho hoạt động sản xuất và đời sống trên địa bàn huyện Đông Anh. Lượng mưa trung bình hàng năm là 1.600 - 1.822 mm. Lượng mưa phân phối không đều trong năm. Mùa mưa kéo dài từ tháng năm đến tháng 1, tập trung tới 85% tổng lượng mưa trong năm. Vào mùa này thường gây hiện tượng ngập úng cho các xã vùng trũng.

Mưa phùn cũng là nét đặc trưng ở vùng này. Mặc dù không có ý nghĩa về mặt cung cấp nước nhưng lại làm tăng độ ẩm của đất và không khí. Mưa phùn thường xuất hiện vào mùa xuân, nhất là tháng 2 và tháng 3. Đối với nông nghiệp, mưa phùn thích hợp cho sự phát triển của cây nhưng cũng là điều kiện cho sâu bọ, ấm mốc phát triển.

Mạng lưới sông, hồ, đầm trong nội huyện: Không có sông lớn chảy qua, các sông nằm ở ranh giới phía Nam và phía Bắc huyện.

Sông Hồng chạy theo ranh giới từ xã Đại Mạch đến xã Xuân Canh, có chiều dài 16km là ranh giới giữa huyện Đông Anh với quận Tây Hồ và quận Từ Liêm. Đây là con sông có ý nghĩa quan trong với cùng đồng bằng sông Hồng nói chung và với Đông Anh nói riêng.

Sông Đuống bắt nhánh với sông Hồng, chảy qua phía Nam của huyện, giáp ranh giữa huyện Đông Anh và huyện Gia Lâm, đoạn chảy qua huyện có chiều dài 5km từ xã Xuân Canh đến xã Mai Lâm. Cả hai con sông này là nguồn cung cấp nước cho sản xuất nông nghiệp ngắn ngày. Nhưng cào mua mưa, mực nước của hai con sông rất thường, dễ gây lụt lội làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống.

Sông Cà Lồ chảy dọc theo ranh giới phía Bắc của huyện, đoạn chảy qua huyện dài khoảng 9km, có lưu lượng nước không lớn và ổn định hơn, cung cấp lượng phù sa không đáng kể, nhưng là nguồn cung cấp nước tưới cho các xã phía Bắc và phía Đông của huyện.

35

Sông Thiếp là sông nội huyện, bắt nguồn từ xã Tiền Phong (Mê Linh, Vĩnh Phúc) chảy về địa phận huyện Đông Anh qua 10 xã và đổ ra sông Ngũ huyện Khê.

Ngoài hệ thống sông, Đông Anh còn có đầm Vân Trì, đó là một đàm lớn, có diện tích 130ha, mực nước trung bình là 6m, cao nhất là 8.5m, thấp nhất là 5m, đầm này được nối thông với sông Thiếp, có vai trò quan trọng trong việc điều hòa nước.

Ngoài những nguồn nước trên mặt đất, Đông Anh còn có những tầng chứa nước với hàm lượng cao. Nước ngầm có ý nghĩa quan trọng trong việc cung cấp nước cho sản xuất và đời sống nhân dân trong huyện. Nước ngầm ở Đông Anh lại luôn được bổ sung, cung cấp từ nguồn nước giàu có của sông Hồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh, thành phố hà nội (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)