4. Ý nghĩa khoa học của luận văn
1.2.2. Tiếp cận vốn vay từ NHNN & PTNT của hộ nông dân một số địa
phương ở Việt Nam
1.2.2.1. Kinh nghiệm tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ nông dân tỉnh Đồng Nai (Bình Nguyên, 2014)
Về mặt cơ chế, chính sách, hiện nông dân có nhiều cơ hội tiếp cận nguồn vốn giá rẻ, nhất là khi các ngân hàng nâng hạn mức vay không cần tài sản thế chấp lên mức 50 triệu đồng/hộ nông dân, và mức vay tối đa với hợp tác xã (HTX) là 500 triệu đồng. Nhưng thực tế, họ không dễ vay vốn theo hình thức này.
Nông dân cũng rất kỳ vọng vào gói vay hỗ trợ lãi suất theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ nhằm giảm tổn thất trong nông nghiệp. Quyết định trên đã có hiệu lực từ đầu năm 2014, nhưng đến nay nông dân vẫn thấp thỏm chờ gói vay này triển khai.
Vay tín chấp vẫn cần sổ đỏ
Ông Nguyễn Hùng Mạnh, Phó giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chi nhánh Đồng Nai, cho rằng việc nâng hạn mức vay không cần tài sản thế chấp đã mở thêm cơ hội cho nông dân tiếp cận nguồn vốn, góp phần tăng hiệu quả vốn cho vay nông nghiệp. Nhưng theo nhiều nông dân phản ánh, họ luôn phải thế chấp tài sản khi đi vay vốn.
Ông Nguyễn Quang Hòe, Chủ nhiệm HTX dịch vụ tiểu thủ công nghiệp Long Khánh, bức xúc: “Khi cán bộ nông nghiệp của huyện thông báo HTX đăng ký nhu cầu vay vốn, trong đó được vay tín chấp 500 triệu đồng, ban chủ nhiệm nhanh chóng lập hồ sơ vay vốn, bản thân tôi trực tiếp đi gõ cửa nhiều ngân hàng. Nhưng đến đâu cũng yêu cầu tài sản thế chấp, mức định giá tài sản
20
của ngân hàng lại chưa đến 50% giá trị thực của đất đai thế chấp. Dù theo chính sách, lãi suất cho vay nông nghiệp, nông thôn đã hạ xuống mức thấp, nhưng lãi suất ngân hàng đưa ra với HTX vẫn là 11,5%/năm”. Vừa qua, giá nấm hạ nhiệt, nấm tồn kho nhiều khiến nông dân rất “khát” vốn khi bước vào vụ sản xuất mới. Nhiều xã viên chấp nhận bán đổ bán tháo hàng tồn hoặc vay nóng bên ngoài vì khó tiếp cận vốn ngân hàng.
Cùng tâm trạng trên, bà Phạm Thị Như Ý, nông dân tại huyện Vĩnh Cửu, cho biết: “Tôi là dân gắn bó lâu đời ở xứ này, có tài sản, thu nhập ổn định nhưng không được vay vốn với hình thức tín chấp. Tôi mang biên nhận hồ sơ về đất đai đi thế chấp, ngân hàng cũng không chấp nhận mà yêu cầu phải là sổ đỏ. Đây là khó khăn chung của nông dân ở khu vực này vì không ít hộ gia đình đang trong tình trạng chờ cấp sổ”.
Bà Nguyễn Thị Mỹ, huyện Trảng Bom, chia sẻ: “Tôi vừa đến ngân hàng với mục đích vay vốn theo hình thức tín chấp. Nhưng khi hỏi thông tin, cán bộ ngân hàng đã nói thẳng, chỉ khi người vay có tài sản thế chấp, ngân hàng thẩm định có giá trị thì mới bàn đến việc vay vốn. Hồ sơ, thủ tục cũng rất nhiêu khê vì hộ khẩu của tôi ở Trảng Bom, đất, nhà lại ở huyện Vĩnh Cửu”.
Mỏi mòn chờ vốn ưu đãi
Sau thông tin các ngân hàng triển khai nhiều chương trình ưu đãi vốn cho lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, nhiều nông dân rất hồ hởi vì sẽ được vay vốn giá rẻ. Nhưng theo phản ánh của người vay, nhiều nguồn vốn ưu đãi vẫn còn nằm trên giấy. Ông Nguyễn Văn Tân, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng ấp Tân Hạnh (xã Xuân Bảo, huyện Cẩm Mỹ), nói: “Trên lý thuyết, những gói ưu đãi vốn vay trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đều ưu tiên cho các mô hình kinh tế tập thể. Nhưng thực tế khi chúng tôi đi vay vốn, thường phải chấp nhận mức lãi suất như cho cá nhân vay, lại quá nhiều ràng buộc về hồ sơ, thủ tục”.
21
Giải đáp về việc nông dân vẫn phải thế chấp sổ đỏ khi vay vốn theo hình thức tín chấp, ông Nguyễn Huy Trinh, Giám đốc Ngân hàng Nông nghiệp - phát triển nông thôn chi nhánh Đồng Nai, cho biết vay tín chấp, nông dân vẫn phải giao sổ đỏ cho ngân hàng quản lý. Ngân hàng cũng phải thẩm định, căn cứ vào diện tích đất canh tác, nhu cầu sử dụng vốn và khả năng trả nợ để đưa ra mức vay phù hợp. Quy định này nhằm tránh việc cùng một tài sản, người vay cầm cố, thế chấp để vay vốn ở nhiều ngân hàng. Việc vay vốn tín chấp khác thế chấp là hồ sơ, thủ tục được đơn giản hơn nhiều.
“Đồng Nai có quỹ hỗ trợ phát triển HTX với mục tiêu giúp vốn giá rẻ cho các HTX, câu lạc bộ năng suất cao... phát triển sản xuất. Nhưng việc tiếp cận nguồn quỹ này cũng không phải dễ dàng. Để nằm trong diện được vay vốn, HTX đã phải nộp lệ phí làm thành viên của quỹ; phải bỏ một khoản phí không nhỏ để thuê dịch vụ lập hồ sơ, thủ tục vay vốn cho đúng với quy định, mất nhiều công đi lại nhưng chúng tôi chờ đợi cả năm nay vẫn chưa nhận được phản hồi nào về việc được giải ngân” - ông Nguyễn Quang Hòe cho biết thêm.
Ông Lâm Thanh Đức, chủ trại gà Thanh Đức (huyện Xuân Lộc), chia sẻ: “Tôi đang đầu tư thêm một dự án trang trại chăn nuôi gà đẻ nên rất trông chờ được vay vốn ưu đãi để mua máy móc, thiết bị theo Quyết định 68 của Thủ tướng Chính phủ. Ngay từ đầu năm, tôi đã chuẩn bị về hồ sơ, thủ tục. Nhưng khi gửi hồ sơ vay vốn, có ngân hàng từ chối thẳng, có ngân hàng không phản hồi gì dù Ngân hàng Nhà nước đã có thông tư hướng dẫn; danh mục máy móc, thiết bị cũng đã có”.
1.2.2.2. Kinh nghiệm tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ nông dân thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh (Hồng Nhung, 2014)
Sau khi hoàn thành nâng cấp lên đô thị loại 2 năm 2013, đến nay, trên địa bàn TP Uông Bí chỉ còn 2 xã là Điền Công và Thượng Yên Công, còn lại các địa bàn khác đều đã được nâng cấp lên phường. Tuy nhiên, cơ cấu phát triển kinh tế ở nhiều phường lại chưa có nhiều thay đổi, vẫn còn hàng ngàn hộ
22
dân phát triển sản xuất nông nghiệp. Chính vì vậy, các hộ dân này hiện đang gặp khó khăn lớn vì “cánh cửa” vay vốn ưu đãi phát triển nông nghiệp, nông thôn ngày một hẹp hơn.
Đáng chú ý trên địa bàn thành phố hiện nay đang có 3 phường là Phương Nam, Phương Đông, Yên Thanh còn số hộ và diện tích sản xuất nông nghiệp khá lớn. Thế nhưng, nhiều chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp nông thôn lại ngày càng eo hẹp hơn khi đến với người nông dân. Đồng chí Thanh Nga, Chủ tịch Hội Nông dân phường Yên Thanh cho biết: Ở phường Yên Thanh, các hộ dân rất mong muốn được vay vốn để phát triển nghề nuôi trồng, đánh bắt thuỷ hải sản. Nhưng do đối tượng thụ hưởng Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (nay là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn) phải là người dân ở các xã nên nông dân tại phường không tiếp cận được. Trong khi đó, Yên Thanh cũng là một trong những phường có diện tích đất sản xuất nông nghiệp vào loại lớn của thành phố. Hiện nay, tỉnh và thành phố còn có nhiều chính sách rất ưu đãi cho các địa bàn phát triển nông thôn mới nhưng đối với địa bàn các phường như Yên Thanh thì ít.
Không tiếp cận được vốn vay ưu đãi theo Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (nay là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn) người nông dân phải loay hoay tìm ngân hàng để vay vốn. Theo số liệu thống kê của NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, tại địa bàn Thành phố Uông Bí, đến nay tổng dư nợ tại các ngân hàng là khoảng 6.700 tỷ đồng. Trong đó, dư nợ nông nghiệp nông thôn khoảng 333 tỷ đồng, chiếm khoảng 5% tổng dư nợ. Tỷ lệ này vẫn đang thấp hơn nhiều so với bình quân chung dư nợ cho vay nông nghiệp nông thôn toàn tỉnh (từ 9-10%/ tổng dư nợ). Được biết, từ cuối
23
năm 2012, TP Uông Bí đã triển khai các nội dung theo Quyết định 2009/QĐ- UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012-2015 (nay là Quyết định số 4204/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh). Theo đó, đến hết năm 2013, thành phố đã thực hiện hỗ trợ số tiền trên 227 triệu đồng cho các dự án vay vốn. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Đồng chí Nguyễn Đức Toàn, Chủ tịch Hội Nông dân phường Quang Trung nhận định: Nông dân hiện nay biết quá ít về các gói sản phẩm nông nghiệp, nông thôn từ phía các ngân hàng. Chủ yếu vẫn chỉ tiếp cận vốn vay từ Ngân hàng CSXH hay Ngân hàng NN&PTNT. Chính vì vậy, phạm vi tìm vốn của họ cũng rất hạn chế.
Một nguyên nhân khác dẫn đến việc người nông dân ở Thành phố Uông Bí khó khăn tiếp cận vốn, theo bà Phạm Thị Vinh, khu Hồng Hà, phường Phương Nam - một trong những hộ gia đình phát triển mô hình sản xuất nông nghiệp khá thành công của thành phố thời gian qua là: “Lòng tin của ngân hàng với nông dân chúng tôi rất thấp. Họ sợ rủi ro. Tôi được biết nhiều hộ nông dân phát triển mô hình rất tốt nhưng ngân hàng cho vay ít không đủ vốn để phát triển mô hình. Ngoài ra, nếu có vay vốn thì thời gian vay cũng ngắn, mô hình chưa phát sinh hiệu quả thì chúng tôi đã phải trả lãi. Nhiều hộ phải chấp nhận đi vay ngoài ngân hàng với lãi suất cao hơn hẳn”. Cũng qua tổng hợp ý kiến của nhiều hộ dân trên địa bàn Thành phố Uông Bí cho thấy, đối với việc phát triển kinh tế trang trại, gia trại hiện nay người dân còn gặp khó do mất thời gian trong hoàn thành các thủ tục giấy tờ liên quan. Thiếu giấy chứng nhận trang trại, gia trại, nông dân cũng khó để được vay vốn.
24
Để giải quyết từng bước những khó khăn cho người nông dân trong hành trình tiếp cận vốn vay ngân hàng, mới đây Thành phố Uông Bí phối hợp với NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, Hội Nông dân tỉnh tổ chức hội nghị kết nối Ngân hàng - Nhà nông. Tại cuộc họp này, trực tiếp đồng chí Nguyễn Văn Đoan, Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Quảng Ninh, đại diện lãnh đạo các ngân hàng địa phương đã giải đáp nhiều đề xuất kiến nghị của người dân liên quan đến vấn đề vay vốn. Ngay tại hội nghị, NHNN Chi nhánh Quảng Ninh đã gửi danh sách các ngân hàng (bao gồm tên giám đốc ngân hàng, địa chỉ chi nhánh hoặc phòng giao dịch, số điện thoại liên hệ) đến cho đại diện các Hội Nông dân để người dân được biết; thống kê danh sách các hộ dân có nhu cầu vay vốn trên địa bàn Thành phố Uông Bí để các ngân hàng nắm bắt và tiếp cận. Đồng chí Phó Giám đốc NHNN Chi nhánh Quảng Ninh cũng đề nghị các ngân hàng phối hợp với Hội Nông dân trên địa bàn thành phố tiếp tục đẩy mạnh thông tin các món vay nông nghiệp, nông thôn đến với người dân. Đối với những khó khăn, bất cập tại Nghị định 41/2010/NĐ-CP ngày 12 tháng 04 năm 2010 của của Chính phủ về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn (nay là Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 về Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn), NHNN Chi nhánh Quảng Ninh sẽ có văn bản kiến nghị với Chính phủ.
Song song với đó, TP Uông Bí đang tiếp tục đẩy nhanh việc giải quyết hỗ trợ cho người dân vay vốn sản xuất theo Quyết định 2009/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc hỗ trợ lãi suất đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2012- 2015 (nay là Quyết định số 4204/2015/QĐ-UBND của UBND tỉnh Quảng Ninh về việc ban hành chính sách hỗ trợ lãi suất vốn vay đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh); chỉ đạo cơ quan chức năng hoàn thiện quy hoạch vùng sản xuất tập trung, đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận trang trại, gia trại cho người dân...
25
Tuy nhiên, thiết nghĩ, ngoài sự vào cuộc của chính quyền, để nguồn vốn vay đến với người nông dân hiệu quả hơn nữa, rất cần có sự tham gia tích cực hơn nữa từ phía các ngân hàng địa phương
1.2.2.3. Kinh nghiệm tiếp cận vốn vay ngân hàng của hộ nông dân tỉnh Quảng Bình (Trần Minh, 2009)
Quyết định 497/QĐ-TTg ngày 17 tháng 04 năm 2009 của Chính phủ việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn; cho vay vốn kích cầu là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta nhằm giúp doanh nghiệp và người dân vượt qua khủng hoảng.
Công Thương - Tuy nhiên sau gần 8 tháng triển khai, tại kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình vừa qua, đánh giá lại hiệu quả của gói kích cầu này người ta thấy rằng, việc triển khai tại Quảng Bình chưa mang lại hiệu quả.
Theo số liệu báo cáo của Ngân hàng nhà nước tỉnh với Hội đồng nhân dân ngày 9/12 vừa qua, tính đến ngày 31/10 đối tượng nông dân chỉ vay được 21,3 tỷ đồng từ nguồn vốn này, đạt 0,7% tổng dư nợ cho vay hỗ trợ lãi suất. Còn các đối tượng khác, theo ông Đinh Quang Hiếu, qua thanh tra kiểm tra hoạt động cho vay hỗ trợ lãi suất ở các ngân hàng thương mại và chi nhánh quỹ tín dụng trung ương đóng trên địa bàn, Chi nhánh Ngân hàng nhà nước tỉnh đã phát hiện nhiều sai phạm với số tiền lên đến hàng chục tỷ đồng. Cụ thể, cho vay sai đối tượng 2,3 tỷ đồng; không có chứng từ chứng minh 33,4 tỷ đồng; kiểm tra xác nhận chi phí sản xuất kinh doanh không phù hợp 3,2 tỷ đồng; thậm chí có trường hợp giấy đề nghị hỗ trợ lãi suất không có chữ kí người vay…
Ngược với ý kiến của ông Hiếu, nhiều doanh nghiệp, hộ nông dân cho rằng, các ngân hàng thương mại tại Quảng Bình đã không làm tốt chủ trương cho vay vốn kích cầu của Chính phủ, người dân có nhu cầu, tiếp cận nguồn vốn này rất khó khăn. Ngay nhiều thành viên Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Bình cũng phản ứng gay gắt vấn đề này. Trả lời chất vấn, ông Hiếu phải thừa nhận
26
việc các doanh nghiệp vừa và nhỏ, hộ nông dân khó tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ lãi suất theo chủ trương của Chính phủ do 3 nguyên nhân: Một là, do nguồn vốn hạn chế, các ngân hàng chỉ huy động được 50% tổng dư nợ nên buộc phải hạn chế cho vay. Hai là, khá nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện vay. Ba là, đối với hộ nông dân do thiếu thông tin nên chậm tiếp cận nguồn vốn này, đã vậy do thủ tục vay khá rườm rà, một số điều kiện bắt buộc gây khó khăn cho người vay…
Tuy nhiên, thực tế nhiều hộ nông dân cho rằng các ngân hàng thương mại chưa làm tốt việc cho vay theo chủ trương hỗ trợ lãi suất của Chính phủ. Điển hình như hộ ông Lê Văn Hóa, ở Đội 5 Thôn An Xá, xã Lộc Thủy, huyện Lệ Thủy mua máy móc sản xuất, làm hồ sơ vay tháng 6/2009 tại Chi nhánh