Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh, thành phố hà nội (Trang 58)

4. Ý nghĩa khoa học của luận văn

2.3. Hệ thống các chỉ tiêu nghiên cứu

* Nhóm các chỉ tiêu phản ánh tình hình phát triển kinh tế xã hội

- Số lượng, cơ cấu đất đai và tình hình sử dụng đất, tốc độ tăng trưởng qua các năm.

- Số lượng dân số và tỉ lệ nam, nữ, thành thị và nông thôn, mật độ dân số và tình hình lao động.

- Giá trị sản xuất của các ngành kinh tế nông nghiệp, công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ …

- Các chỉ tiêu phán ảnh tình hình giáo dục, y tế: Số lượng cơ sở đào tạo, số lượng học sinh, giáo viên… số lượng cơ sở y tế, số lượng cán bộ y tế, số giường bệnh …

* Nhóm chỉ tiêu phản ánh mức độ tiếp cận vốn vay của hộ nông dân từ Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh.

- Chỉ tiêu về hộ điều tra: Độ tuổi, giới tính, nhân khẩu, số lượng lao động, số con đi học, giá trị tài sản, thu nhập bình quân, tham gia các tổ chức đoàn thể xã hội…

- Tỷ lệ số hộ được tiếp cận đầy đủ thông tin về vốn vay của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh

- Tỷ lệ hộ hiểu rõ quyền lợi và nghĩa vụ của mình khi vay vốn. - Tỷ lệ hộ có đủ điều kiện được vay

- Tỷ lệ số hộ được vay vốn /tổng số hộ làm đơn xin vay.

* Nhóm các chỉ tiêu phản ánh về kết quả và tình hình cho vay:

- Kết quả cho vay vốn của Ngân hàng qua các năm: Tổng dư nợ theo chương trình cho vạy, số lượt hộ vay, số vốn vay bình quân ở mỗi hộ theo các chương trình cho vay.

47

- Kết quả cho vay vốn của Ngân hàng thông qua các tổ chức đoàn thế địa phương: Số dự nợ, số lượt hộ vay, mức vay bình quân ở các tổ chức đoàn thể.

- Kết quả cho vay vốn của Ngân hàng ở các xã: Số dư nợ, số lượt hộ vay, mức vay bình quân của các hộ ở các xã.

- Lãi suất và thời hạn cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh.

4. Nội dung nghiên cứu

Đề tài tập trung nghiên cứu các nội dung sau đây:

- Thực trạng tiếp cận vốn vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh giai đoạn 2015 - 2017.

- Giải pháp tiếp cận vốn vay từ ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh cho những năm tiếp theo

48

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Thực trạng tiếp cận vốn vay của hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh

3.1.1. Thực trạng tiếp cận vay vốn của hộ nông dân tại Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh

* Giới thiệu chung về ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh:

Tiền thân của NHNN&PTNT Đông Anh là chi điếm Ngân hàng Nhà nước huyện Đông Anh được thành lập năm 1959. Đến cuối năm 1960 đổi tên thành chi nhánh Ngân hàng Nhà nước huyện Đông Anh và đến năm 1978 là Ngân hàng Nhà nước huyện Đông Anh, có trụ sở tại Ga Đông Anh, sau đó chuyển về Vân Nội, Đông Anh, Hà Nội, tiếp sau đó chuyển đến Xã Uy Nỗ, thị trấn Đông Anh (Nay là Đường Cao Lỗ, Tổ 2, Thị trấn Đông Anh, Hà Nội).

Ngày 26 tháng 3 năm 1988 Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành nghị định 53/HĐBT thành lập các ngân hàng chuyên doanh, trong đó có Ngân hàng phát triển nông nghiệp Việt Nam.

Ngân hàng Phát triển nông nghiệp Đông Anh là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng phát triển nông nghiệp Thành phố Hà Nội theo quyết định số 31/NH-QĐ ngày 26/3/1988 của Tổng giám đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (Thành lập chi nhánh ngân hàng phát triển nông nghiệp thuộc cơ sở thành phố Hà Nội trên cơ sở chuyển từ Ngân hàng Nhà nước sang).

Ngày 24/12/1990 bằng quyết định số 1103/HD-QĐ của tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam, Ngân hàng nông nghiệp Đông Anh là một trong 13 chi nhánh cơ sở thuộc chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp Thành phố Hà Nội.

49

Ngày 01/9/1995 bằng quyết định số 458/QĐ-NHNo của Tổng giám đốc Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam (V/v Tổ chức sắp xếp các chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp trên địa bàn H Nội), Ngân hàng nông nghiệp Đông Anh được tách ra không thuộc ngân hàng nông nghiệp thành phố Hà Nội mà trở thành một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng nng nghiệp Việt Nam.

Đến tháng 10 năm 1996 Ngân hàng nông nghiệp Đông Anh đổi tên thành Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh theo quyết định số 280/QĐ-NH5 ngày 15/10/1996 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về việc thành lập Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam trên cơ sở Ngân hàng nông nghiệp Việt Nam trước đây.

Đến tháng 6 năm 1998 Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Đông Anh được trở thành đơn vị thành viên hạch toán phụ thuộc và là một trong 81 đơn vị thành viên của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam theo quyết định số 198/1988/QĐ-NHNN5 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước Việt Nam.

* Mô hình tổ chức và hoạt động của ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh

50

Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh gốm có 150 cán bộ công nhân viên với 10 phòng giao dịch: Dâu, Mai Lâm, Cổ Loa, Nam Hồng, Vân Trì, Liên Hà, Bắc Thăng Long, Nguyên Khê, Kim Chung và Nguyên Khê và 06 phòng chức năng là Phòng khách hàng doanh nghiệp, phòng khách hàng hộ sản xuất và cá nhân, phòng dịch vụ và maketting, phòng tổng hợp, phòng kiểm tra kiểm soát nội bộ và phòng kế toán ngân quỹ.

* Khái quát các chương trình tín dụng đang thực hiện tại Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh

Hiện nay, Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Huyện Đông đang thực hiện cho vay các chương trình và dự án như sau:

Đối với khách hàng là cá nhân:

Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Là cho vay vốn phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án

Cho vay ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh dịch vụ: Đối với khách hàng là cá nhân hoặc hộ gia đình có nhu cầu vay bổ sung vốn lưu động thường xuyên để hoạt động sản xuất, kinh doanh dịch vụ (bù đắp thiếu hụt tài chính). Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh.

Cho vay cầm cố bằng giấy tờ có giá: Là sản phẩm tín dụng dành cho khách hàng là người sở hữu hợp pháp tài sản cầm cố, đang có nhu cầu vay vốn phục vụ nhu cầu đời sống.

Cho vay mua phương tiện đi lại như vay mua ô tô, xe máy hay các phương tiện đi lại khác.

Cho vay người lao động đi làm việc ở nước ngoài: Là khách hàng là công dân cư trú tại Việt Nam có đủ điều kiện đi lao động ở nước ngoài theo quy định, có hợp đồng ký kết với doanh nghiệp dịch vụ về việc đi làm việc ở nước ngoài, đang cần vay vốn để chi trả cho những hoạt động hợp pháo cần thiết để đi lao động hợp tác có thời hạn ở nước ngoài.

51

Cho vay xây dựng mới, sửa chữa, cải tạo, nâng cấp, mua nhà ở đối với dân cư: Như việc vay vốn hỗ trợ chi phí xây dựng, sửa chữa, cải tại, nâng cấp, mua nhà đối với hộ gia đình hoặc cá nhân người Việt Nam có quyền sử dụng đất hợp pháp, có nhà không thuộc diện cấm cải tạo, cấm xây dựng lại, phù hợp với quy hoạch, có giấy phép xây dựng; Cá nhân là người Việt Nam định cư ở nước ngoài được phép mua nhà đất theo quy định tại Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 ngày 25 tháng 11 năm 2014 của Quốc hội nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Nghị định số 99/2015/NĐ-CP ngày 20 tháng 10 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Nhà ở.

Cho vay mua sắm tiêu dùng, vật dụng gia đình: Là những hộ gia đình có thu nhập ổn định và có khả năng tài chính trả nợ khoản đang có nhu cầu vay vốn phục vụ đời sóng và sinh hoạt như mua sắm hàng hóa tiêu dùng, vật dụng gia đình.

Đối với khách hàng là doanh nghiệp

Cho vay đầu tư vốn cố định dự án sản xuất kinh doanh: Là cho vay vốn phục vụ chi phí đầu tư tài sản cố định như máy móc, thiết bị, nhà xưởng phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ để thực hiện dự án.

Như cho vay ưu đãi xuất khẩu: Là hỗ trị chi phí để thu mua, sản xuất, chế biến hàng xuất khẩu thông qua sản phẩm tín dụng “cho vay ưu đãi xuất khẩu” đối với khách hàng doanh nghiệp có tín nhiệm, có hợp đồng xuất khẩu, có nguồn thu ngoại tệ, thanh toán qua Ngân hàng NN &PTNT Đông Anh và có hợp đồng kỳ hạn bán ngoại tệ cho NHNN & PTNT Đông Anh.

Cho vay theo hạn mức tín dụng: Đối với doanh nghiệp có nhu cầu vay vốn lưu động ngắn hạn thường xuyên, sản xuất kinh doanh ổn định.

Cho vay vốn ngắn hạn phục vụ sản xuất kinh doanh, dịch vụ từng lần: Là hỗ trợ chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm bù đắp thiếu hụt tàu chính đối với quý khách hàng là doanh nghiệp nhà nước, hợp tác xã, công ty TNHH, Công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp tư nhân, Công ty hợp danh và các tổ chức khác có đủ điều kiện quy định tại Điều

52

* Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đông Anh hiện đang triển khai các dịch vụ theo các quy định cụ thể như sau:

- Chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 06 năm 2015 của Chính phủ;

- Quy định cho vay đối với Hộ gia đình, cá nhân thông qua Tổ vay vốn/Tổ liên kết, Tổ cho vay lưu động theo quyết định số 5199-QD-NHNo-HSX ngày 30/12/2016 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Quy định cho vay đối với khách hàng trong hệ thống Agribank theo Quyết định số 226-QD-HDTV-TD ngày 09/03/2017 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Cho vay đối với khách hàng cá nhân trong hệ thống Ngân hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam theo Quyết định số 839-QD-NHNo- HSX ngày 25/05/2017 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Cho vay đối với hộ gia đình, tổ hợp tác, tổ chức khác không có tư cách pháp nhân theo văn bản 10273-NHNo-HSX ngày 28/12/2016 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Quy định giao dịch bảo đảm cấp tín dụng trong hệ thống Agribank theo Quyết định số 35/QĐ-HĐTV-HSX ngày 15/01/2014 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Hướng dẫn một số vấn đề về xử lý tài sản bảo đảm trong hệ thống Agribank theo văn bản số 8298/NHNo-HSX ngày 12/08/2014 của NHNN & PTNT Việt Nam;

- Ban hành hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ của Agribank theo văn bản số 1680/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 10/12/2011 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Quyết định Quy định về phân loại tài sản có, mức trích, phương pháp trích và sử dụng DP để XLRR trong hệ thống Agribank theo Quyết định số 450/QĐ-HĐTV-XLRR ngày 30/5/2014 của NHNN&PTNT Việt Nam;

53

- Quy chế cấp tín dụng phục vụ chính sách phát triển nông nghiệp, nông thôn theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09/6/2015 của Chính phủ theo Quyết định số 515/QĐ-HĐTV-HSX ngày 31/7/2015 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Hướng dẫn quy trình PLN và sử dụng dự phòng để XLRR đối với các khoản cấp TD thông qua phát hành thẻ TD và cho vay theo HM thấu chi theo văn bản số 4689/NHNo-XLRR ngày 16/7/2014 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Hướng dẫn thực hiện Quyết định 540/QĐ-TTg ngày 16/4/2014 của Thủ tướng Chính phủ theo văn bản số 4113/NHNo-HSX ngày 19/6/2014 của NHNN&PTNT Việt Nam;

- Thực hiện Thông tư số 02/2013/TT-NHNN và Thông tư số 09/2014/TT-NHNN theo văn bản số 6329/NHNo-XLRR ngày 17/9/2014 của NHNN&PTNT Việt Nam;

3.1.2. Thực trạng cho vay tại NHNN&PTNT Đông Anh

* Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đông Anh chia tổng dư nợ của Ngân hàng thành hai hình thức cho vay là khách hàng doanh nghiệp và khách hàng cá nhân. Khách hàng cá nhân được chia thành khách hàng hộ.

Hộ giai đoạn 2015-2017 của NHNN &PTNT Đông Anh có xu hướng tăng dần, Số liệu chi tiết thể hiện ở bảng sau:

- Trong năm 2016, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 2.790 tỷ đồng, tăng 604 tỷ đồng so với năm 2015 tương đương tốc độ tăng trưởng 27,63%. Xét đến cơ cấu dư nợ, doanh số cho vay tăng mạnh ở tất cả các khoản mục, điển hình như dư nợ VNĐ tăng trên 31.57%, dư nợ ngắn hạn tăng 33.29%.

- Trong năm 2017, tổng dư nợ cho vay của chi nhánh đạt 3.769 tỷ đồng, tăng 604 tỷ đồng so với năm 2015 tương đương tốc độ tăng trưởng 35,09%. Xét đến cơ cấu dư nợ, doanh số cho vay tăng mạnh ở tất cả các khoản mục, điển hình như dư nợ VNĐ tăng trên 38,87%, dư nợ ngắn hạn tăng 46,08%, chỉ có duy nhất dư nợ trung, dài hạn giảm nhẹ 3,04%, mặc dù vậy thì tình hình tăng

54

Bảng 3.2. Tình hình cho vay của Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đông Anh giai đoạn 2015-2017

Chỉ tiêu

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Thực hiện (tỷ đồng) Thực hiện (tỷ đồng) So sánh 2016/2015 % Thực hiện (tỷ đồng) So sánh 2017/2016 (%) Tổng dư nợ 2.186 2.790 127,63 3.769 135,09 Theo loại tiền tệ VNĐ 1.891 2.488 131,57 3.455 138,87 Ngoại tệ quy VNĐ 295 302 102,37 314 103,97 Theo kỳ hạn Dư nợ cho vay ngắn hạn 1.625 2.166 133,29 3.164 146,08 Dư nợ cho vay trung, dài hạn 561 624 111,23 605 96,96

(Nguồn Ngân hàng NN&PTNT Đông Anh) * Số lượng khách hàng hộ nông dân tại NHNN&PTNT huyện Đông Anh giai đoạn 2015-2017, được thể hiện ở bảng sau:

Bảng 3.3. Số lượng khách hàng hộ ND của NHNN&PTNT huyện Đông Anh giai đoạn 2015-2017

Chi tiêu Năm 2015 (hộ) Năm 2016 (hộ) Năm 2017 (hộ) Số lượng khách hàng Hộ ND (Hộ) 5.695 5.852 6.085 Tỷ trọng khách hàng Hộ ND (%) 93,45 94,33 95,18 Mức tăng số lượng khách hàng Hộ ND (%) n/a 2,76 3,98

(Nguồn Ngân hàng NN&PTNT Đông Anh)

Số lượng khách hàng hộ nông dân tại NHNN&PTNT huyện Đông Anh giai đoạn 2015-2017 chiếm tỷ lệ rất lớn trong tổng khách hàng tại chi nhánh. Trong cả giai đoạn 2015-2017, tỷ trọng khách hàng hộ ND đều tăng dần đạt

55

mức trên 95% tổng số lượng khách hàng vay vốn tại Ngân hàng. Số lượng khách hàng tăng lên hàng năm, từ 5.695 khách hàng năm 2015 tăng lên 5.852 khách hàng trong năm 2016 và 6.085 khách hàng năm 2017. Điều này thể hiện NHNN&PTNT Đông Anh đã hướng tới lượng khách hàng là hộ cá thể.

* Dư nợ tín dụng hộ ND tại NHNN&PTNT Đông Anh

Bảng 3.4. Dư nợ tín dụng hộ ND tại NHNN&PTNT Đông Anh giai đoạn 2015 - 2017

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017

Tổng dư nợ Tỷ đồng 2.186 2.790 3.769

Dư nợ tín dụng hộ ND Tỷ đồng 1.014 1.659 2.385

DD % n/a 63,61% 43,76%

Tỷ trọng % 46,39 59,46 63,28

(Nguồn: Ngân hàng NN&PTNT Đông Anh)

Dư nợ tín dụng hộ ND của chi nhánh năm 2015 là 1.014 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 46.39% tổng dư nợ của Ngân hàng; Năm 2016 là 1.659 tỷ đồng, chiếm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tiếp cận vốn tín dụng của hộ nông dân tại ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn đông anh, thành phố hà nội (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)