Chế độ pháp lý của các khoản nợ công

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước​ (Trang 25 - 26)

Như được trình bày ở phần trên, các khoản nợ Quốc gia phần nhiều phát sinh do các hành vi hành chính ( hành vi pháp lý), nhưng Quốc gia là một con nợ đặc biệt nên không theo hẳn chế độ thông thường mà còn phụ thuộc vào chế độ pháp lý riêng.

-Sự hợp pháp của cam kết chi và thể thức tài chính –ngân sách.

Có nhiều hành vi hành chính ( cam kết chi) rất hợp pháp, ví dụ một hợp đồng ký kết với nhà cung cấp vẫn có giá trị, một khi hợp đồng đó tuân thủ đầy đủ các quy định pháp luật, và nhà cung cấp đã thực hiện đầy đủ các nội dung cam kết theo hợp đồng, nhưng đứng về phương diện tài chính ngân sách thì cam kết chi đó không hợp thức, vì kinh phí để tài trợ cho hợp đồng đó không được ghi trong dự toán ngân sách hoặc kinh phí liên hệ đã sử dụng hết.

Như vậy, khoản nợ công đã thực sự phát sinh ( vẫn có), điều đó ngụ ý rằng, sự bất hợp thức về phương diện tài chính – ngân sách không ảnh hưởng trực

tiếp đến sự hợp pháp của hành vi hành chính, nhưng có thể làm cản trở cho viêc trả tiền. Từ vấn đề trên có thể kết luận và cách giải quyết như sau:

+Sự bất hợp thức về phương diện tài chính – ngân sách của một hành vi hành chính không thể ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của cam kết chi, đối với nhà cung cấp.

+Trái lại, sự hợp pháp của hành vi hành chính ( cam kết chi) cũng không thể che đậy sự bất hợp thức về phương diện tài chính ngân sách.

+Nhưng, nếu một cam kết chi vừa bất hợp pháp về phương diện hành chính vừa bất hợp thức về phương diện tài chính – ngân sách thì cam kết chi đó vô giá trị.

-Sự mất hiệu lực thanh toán một khoản nợ công.

Nếu một khoản chi tiêu công không được thanh toán, chuẩn – chi và trả tiền trong một thời hạn nhất định kể từ ngày bắt đầu tài khoá, chủ nợ sẽ mất quyền thanh toán (đòi nợ). Một câu hỏi đặt ra là: Tại sao chế độ pháp lý lại quy định mất quyền đòi nợ Chính phủ của các nhà cung cấp, một khi họ hoàn thành nghĩa vụ của mình? Vì các lý do sau: Một là, các nhà làm luật không muốn các khoản nợ công kéo dài mãi mãi và sự gia tăng của nó thường nằm ngoài tầm kiểm soát của cơ quan lập pháp. Hai là, tình trạng tài chính quốc gia thực sự phải thể hiện trong báo cáo ngân sách hàng năm mà Chính phủ đã đệ trình ra Quốc hội. Và cuối cùng là, để bảo vệ lợi ích kinh tế của các chủ thể kinh tế có quan hệ thương mại với nhà nước. Nếu không có chế tài này, các cơ quan hành chính với những đặc quyền riêng biệt có thể trì hoàn việc trả tiền cho các nhà cung cấp và hậu quả không chỉ tác hại đến nhà cung cấp mà còn làm tổn thương đến đời sống kinh tế - xã hội. Sau cùng ,là những vấn đề kế toán, kế toán viênkhông thể theo dõi các dữ liệu kế toán một cách vô thời hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nâng cao chất lượng kiểm soát cam kết chi ngân sách nhà nước qua kho bạc nhà nước​ (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)