Từ những ý niệm trên, chúng ta có thể đưa ra một số nhận định về “mô hình” tổ chức kiểm soát chi ngân sách nhà nước được trình bày ở phần trên như sau:
Về phương diện phòng ngừa và ngăn chặn ngây lập tức những trường hợp dẫn đến việc chi tiêu bất hợp pháp, những lãng phí hay biển thủ công quỹ... “mô hình” tổ chức kiểm soát chi ngân sách ở Pháp tỏ ra rất hiệu quả. Mọi chi tiêu đều trải qua nhiều giai đoạn ( lập dự toán chi quý, cam kết chi, thực hiện tục thanh toán, chuẩn chi, trả tiền) và chồng chất lên đó một hệ thống “ kiểm soát trước, trong” rất phức tạp. Đặc biệt là kiểm soát cam kết chi và kiểm soát chuẩn chi. Và chính vì vậy mà nó bộc lộ một số hạn chế sau:
-Một là, với việc tổ chức nhiều khâu kiểm soát do nhiều cơ quan, bộ phận thực hiện làm phát sinh nhiều thủ tục, giấy tờ qua lại và tổn phí thời gian rất nhiều. Và trong nhiều trường hợp làm tăng giá cả ( do sự chậm trễ).
-Hai là, quy cho kế toán viên những trách nhiệm quá nặng nề, vì số tiền chi tiêu quá lớn so với trách nhiệm và quyền lợi cùng các tài sản cá nhân của các nhân viên này. Vì vậy, họ phải hết sức dè dặt trong việc kiểm soát, làm cho quá trình chi tiêu chậm đến nỗi, hầu như các cơ quan thi hành khó có thể hoàn thành những chương trình công tác được giao một cách nhanh chóng và hiệu quả. Điều quan trọng hơn, đó là sự chia sẽ trách nhiệm giữa các nhân viên hành chính và nhân viên kế toán. Trong khi đó, lẽ ra các nhân viên hành chính phải ý niệm rõ rệt trách nhiệm của mình trong giai đoạn quyết định chi tiêu , họ cần phải quyết định khôn ngoan và sáng tạo, phải là sự lựa chọn khoa học và đầy thiên chí để các quyết định chi tiêu không chỉ phù hợp mà còn phù hợp với điều kiện thực tiễn.
b. Tổ chức kiểm soát chi ngân sách tại lieng bang Malaysia.
Về phương diện thời gian thực hiện chi tiêu và thẩm quyền quyết định chi tiêu của Thủ trưởng của các cơ quan thụ hưởng ngân sách. “mô hình” tổ chức chi và kiểm soát chi tại liêng bang Malaysia tỏ ra có hiệu quả. Vì rằng, sau khi dự toán ngân sách được ban bố, mọi chi tiêu thông qua hai cơ quan: Kho bạc nhà nước và cơ quan thụ hưởng ngân sách nhà nước. Thủ tục chi tiêu đơn giản, quy trình và nội dung kiểm soát không phức tạp, chỉ có “ kiểm soát trước”, thông qua việc cấp phát kinh phí, không tiến hành “ kiểm soát trong”. Và sự kiểm soát trước cùng nhằm mục đích khống chế những chi tiêu hàng quý phù hợp với tiến độ thu NSNN và sát với tiên trình thực hiện các chương trình công tác của các cơ quan. Không tiến hành kiểm
soát thủ tục chi tiêu của từng trường hợp cụ thể, trước khi thực hiện chi tiêu và trả tiền. Vì vậy, thủ trưởng các đơn vị thụ hưởng NS có toàn quyền quyết định chi tiêu trong phạm vi kinh phí được cấp phát và các luật lệ tài chính ngân sách hiện hành.
Bên cạnh đó mô hình này cũng bộc lộ một số nhược điểm.
Một là, không có cơ quan chịu trách nhiệm thi hành việc “ kiểm soát trong” thích đáng nên những thiếu sót, nhầm lẫn của các đơn vị thụ hưởng NSNN không được phát hiện kịp thời để có những biện pháp nhằm sửa đổi, bổ sung trước khi thực hiện việc trả tiền.
Hai là, hệ thống tổ chức bộ máy đảm nhận nhiệm vụ “ kiểm soát sau”để kiểm soát toàn bộ báo cáo tài chính kế toán của tấ cả các đơn vị thụ hưởng ngân sách nhà nước khi kết thúc năm ngân sách, sẽ không đem lại kết quả mong đợi, vì thời gian thực hiện kiểm soát quá ngắn (đặc biệt là đối với ngân sách địa phương ) trong khi các đối tượng kiểm soát quá rộng ( tất cả các đơn vị thụ hưởng). Hơn nữa, trong nhiều trường hợp những chi tiêu bất hợp pháp, bất hợp thức về phương diện ngân sách phát hiện qua kiểm toán sẽ không xử lý thu hồi cho công quỹ được, nếu số tiền đó vượt quá số tài sản của cá nhân người quyết định chi tiêu. Và nhiều trường hợp như lãng phí, biển thủ công quỹ ở từng cơ quan không nghiêm trọng dễ được bỏ qua làm cho hiệu quả sử dụng công quỹ thấp kém...
c.Tổ chức kiểm soát chi ở Mỹ
Mô hình kiểm soát chi ở Mỹ có một số ưu điểm như sau:
Một là, vị trí của Vụ NSNN tách biệt với các cơ quan thi hành ngân sách có nhiệm vụ giúp Tổng thống chỉ đạo và điều hành ngân sách, cơ quan này hoàn toàn khách quan trong việc dự thảo ngân sách và chỉ đạo viêc thi hành ngân sách, khách quan trong việc xét đoán những dự trù thu NSNN của Bộ tài chính và những đề nghị ngân sách của các Bộ (đơn vị thụ hưởng ngân sách) nên dự thảo NSNN đạt chất lượng cao và phù hợp với thực tiễn các hoạt động kinh tế xã hội. Và đó chính là hiệu quả của “ kiểm soát trước”.
Hai là, tổ chức những chặn kiểm soát với những thủ tục và nội dung phù hợp, xác định trách nhiệm của nhân viên hành chính và nhân viên kế toán phù hợp với thực tế, nên vừa đảm bảo được việc “ kiểm soát trước, trong và sau”, vừa đảm bảo
được quá trình chi tiêu nhanh chóng và thuận lợi, không làm ảnh hưởng đến việc thi hành nhiệm vụ của các cơ quan.
Bên cạnh những ưu điểm, “mô hình” tổ chức kiểm soát chi tại Mỹ cũng có những hạn chế nhất định, đó là sự thụ động, lệ thuộc quá mức của các cơ quan KBNN vào sự chấp nhận chi của Cục kế toán nhà nước. Và quỹ NSNN tại KBNN lúc nào và bao giờ cũng phải đảm bảo đủ để thực hiện mọi vụ trả tiền, hoạt động tài chính ngân sách phải lành mạnh và luôn được ổn định, nếu không mô hình này sẽ không thực hiện được. Hơn nữa, việc “ kiểm soát trong” hầu như “bỏ ngỏ”.
Tóm lại, tuỳ sự quan tâm của Chính phủ mổi nước đến yếu tố thi hành và kiểm soát ngân sách khác nhau dẫn đến việc xác lập “mô hình” tổ chức kiểm soát chi khác nhau.