6. Bố cục của luận văn
1.2.2. Các tiêu chí đánh giá kết quả giảm nghèo bền vững
Trước hết, giảm nghèo bền vững được đánh giá qua các tiêu chí chung như mức giảm tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo; tỷ lệ tái nghèo.
Thứ hai, giảm nghèo bền vững thông qua thu nhập được đánh giá qua các chỉ tiêu như: Sự thay đổi mức thu nhập bằng tiền theo tháng, năm của một nhân khẩu trong gia đình hộ nghèo. Cơ cấu thu nhập. Mức độ tăng hoặc giảm thu nhập qua các năm; so sánh thu nhập thực tế với chuẩn nghèo…
Thứ ba, giảm nghèo bền vững xét về phương diện sinh kế được đánh giá dựa trên nhiều tiêu chí khác nhau, nhưng thường dùng nhất là hai tiêu chí sau:
- Số hộ nghèo thoát nghèo nhờ tổ chức sản xuất - kinh doanh tốt nên có thu nhập vượt ngưỡng nghèo.
- Mức độ cải thiện trình độ nhận thức, kỹ năng tổ chức sản xuất, kinh doanh của hộ nghèo thông qua sự hỗ trợ của chính quyền, của cộng đồng xã hội; số hộ nghèo tự vươn lên thoát nghèo do các thành viên trong hộ gia đình có việc làm ổn định, thu nhập của hộ gia đình vượt ngưỡng nghèo.
Thứ tư, tiêu chí về điều kiện sống. Các tiêu chí này thường được xem xét dưới các khía cạnh sau: Số người được sử dụng nước hợp vệ sinh; số trẻ em đi học đúng độ tuổi; số hộ được sử dụng điện lưới; mật độ đường giao thông, mật độ điện thoại trên đầu dân, số bác sĩ trên 1 vạn dân, số giường bệnh trên 1 vạn dân, tình trạng phủ
sóng điện thoại, mạng Internet… Nếu các tiêu chí này được giữ vững và liên tục được cải thiện thì độ bền vững của giảm nghèo (GN) tăng lên.
Thứ năm, tiêu chí cải thiện đời sống tinh thần cho người nghèo. Các tiêu chí đo mức độ giảm nghèo bền vững về phương diện đời sống văn hóa bao gồm:
- Mức độ cải thiện trình độ văn hóa của các thành viên gia đình nghèo và cận nghèo. Nếu không có chỉ tiêu này thì đo bằng chỉ tiêu chung: Số trẻ em ở xã đi học đúng độ tuổi; tỷ lệ người trưởng thành tốt nghiệp tiểu học, phổ thông cơ sở, phổ thông trung học.
- Tỷ lệ lao động trong các hộ gia đình nghèo được đào tạo nghề. Nếu không đo được số liệu này thì dùng chỉ tiêu tỷ lệ lao động của xã đã qua đào tạo nghề.
- Số trường học, nhà văn hóa, bưu điện, điện thoại, nơi vui chơi, nơi sinh hoạt cộng đồng ở xã…
Thứ sáu, tiêu chí về xã hội, an ninh.
Mức độ và số người dân tích cực tham gia các hoạt động quốc phòng, an ninh hoặc tình trạng trật tự trị an ở địa phương. Việc không xảy ra tình trạng mất trật tự trị an trên địa bàn hoặc xảy ra ở mức độ thấp cho thấy hoạt động giảm nghèo có tác động tốt tới xã hội.