6. Bố cục của luận văn
4.1.1. Bối cảnh mới có ảnh hưởng đến giảm nghèo bền vững
* Bối cảnh trong nước
Tình hình kinh tế vĩ mô đang dần ổn định; nhiều cơ chế, chính sách tháo gỡ khó khăn cho sản xuất, kinh doanh, cải thiện môi trường đầu tư, tái cơ cấu, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế đã và đang được triển khai tích cực. Một số hiệp định thương mại song phương, đa phương đang được đàm phán và ký kết trong thời gian tới sẽ mở ra cơ hội mới cho thúc đẩy đầu tư, xuất khẩu, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm trong và ngoài nước. Điều đó sẽ tạo ra nhiều cơ hội và thuận lợi cũng như khó khăn, thách thức đối với tỉnh Thái Nguyên trong việc giảm nghèo bền vững.
* Định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên
- Về kinh tế: Vận dụng linh hoạt, hiệu quả các cơ chế, chính sách để huy động các nguồn lực phát triển kinh tế - xã hội
Tổ chức triển khai hiệu quả Luật Đầu tư công, kế hoạch đầu tư trung hạn; tiếp tục rà soát, bổ sung cơ chế, chính sách tăng cường cải thiện môi trường đầu tư, cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực cạnh tranh, khuyến khích phát huy tài lực và vật lực. Huy động các nguồn lực triển khai thực hiện quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Phấn đấu tổng vốn đầu tư toàn xã hội giai đoạn 2016 - 2020 đạt khoảng 128.000 tỷ đồng.
Kịp thời cụ thể hoá các chủ trương, cơ chế và chính sách thực hiện tái cơ cấu kinh tế gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng kinh tế từ phát triển theo chiều rộng, dựa chủ yếu vào vốn và tài nguyên thiên nhiên sang phát triển theo chiều sâu, sản xuất hiệu quả dựa trên ứng dụng khoa học kỹ thuật cao, phát huy lợi thế của từng ngành, lĩnh vực.
Tập trung tái cơ cấu đầu tư công; tái cơ cấu và nâng cao hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước. Đẩy mạnh phân cấp trong quản lý đầu tư và vận dụng hiệu quả các hình thức đầu tư theo quy định.
Chủ động, tích cực xây dựng nông thôn mới, làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân nông thôn được nâng cao; phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đồng bộ, có các hình thức tổ chức sản xuất phù hợp, gắn phát triển nông nghiệp với phát triển công nghiệp, dịch vụ, đô thị theo quy hoạch, giữ gìn bản sắc văn hóa vùng miền, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo an ninh, trật tự xã hội.
Thực hiện tốt chính sách thu hút doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; bố trí nguồn lực phù hợp để hỗ trợ các mô hình liên kết tiêu thụ sản phẩm, sản xuất hàng hóa ở nông thôn. Tiếp tục đổi mới, phát triển các hình thức hợp tác, tăng cường liên kết trong sản xuất, nhất là liên kết 4 nhà (Nhà nông, Nhà khoa học, Nhà doanh nghiệp, Nhà nước) để nâng cao hiệu quả sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cho nông dân.
- Về cơ sở hạ tầng
Huy động các nguồn lực đầu tư KCHT các khu, cụm, tuyến công nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho công tác mời gọi, thu hút nguồn vốn đầu tư phát triển đảm bảo tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp. Đẩy mạnh tái cơ cấu đầu tư, trọng tâm là đầu tư công, nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tư, đặc biệt là vốn từ ngân sách nhà nước.
Nâng cao hiệu quả giảm nghèo bền vững, ổn định cuộc sống, nâng cao thu nhập cho người nghèo, giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn; tăng cường hỗ trợ KCHT các xã vùng sâu, xã còn khó khăn, xã có đông đồng bào dân tộc. Nhân rộng mô hình giảm nghèo bền vững, hỗ trợ vốn cho phát triển các mô hình giảm nghèo bền vững; tăng cường công tác chuyển giao kiến thức cho người nghèo; nâng cao chất lượng dạy nghề, nhất là dạy nghề cho lao động nông thôn, lao động thuộc hộ nghèo; đào tạo nghề theo nhu cầu, nâng cao trình độ đào tạo, gắn kết giữa đào tạo nghề với giải quyết việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.
- Triển khai thực hiện đồng bộ các chính sách xã hội
Tập trung chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững đến năm 2020 theo Nghị quyết số 76/2014/QH13 ngày 24/6/2014 của Quốc hội. Tăng cường lồng ghép có hiệu quả các chính sách và nguồn lực giảm nghèo gắn với chương trình
xây dựng nông thôn mới. Huy động các nguồn lực thực hiện giảm nghèo; ưu tiên các xã có tỷ lệ hộ nghèo cao, xã, thôn bản đặc biệt khó khăn và các hộ mới thoát nghèo, hộ cận nghèo để giảm nghèo bền vững.
Triển khai đồng bộ chính sách hỗ trợ tạo việc làm, tạo nhiều việc làm mới, nâng cao thu nhập cho người lao động, nhất là lao động nông thôn, lao động vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất. Đầu tư phát triển mạng lưới cơ sở giáo dục nghề nghiệp; nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nhu cầu nhân lực của thị trường lao động.