6. Bố cục của luận văn
4.2.4. Giải pháp nâng cao năng lực giảm nghèo bền vững
4.2.4.1. Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác giảm nghèo
Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực giảm nghèo cho cán bộ làm công tác giảm nghèo từ cấp thành phố đến huyện, xã, phường, thôn, tổ dân phố và cán bộ một số hội đoàn thể và cộng đồng nhằm nâng cao nhận thức và kỹ năng nghiệp vụ, kinh nghiệm để triển khai thực hiện tốt công tác giảm nghèo.
Tổ chức các cuộc trao đổi kinh nghiệm giữa các địa phương; tổ chức hội thảo, hội nghị về công tác giảm nghèo.
Thiết lập cơ sở dữ liệu và phần mềm quản lý dữ liệu về giảm nghèo ở cấp Tỉnh và các huyện, thành phố, thị xã; nâng cao năng lực vận hành hệ thống giám sát, đánh giá và cập nhật thông tin về giảm nghèo. Tổ chức việc theo dõi, giám sát và đánh giá việc thực hiện mục tiêu giảm nghèo hàng năm ở các cấp; đánh giá giữa kỳ Chương trình.
Phân công trách nhiệm: Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan thực hiện.
4.2.4.2. Nâng cao nhận thức của người nghèo, hộ nghèo
Tổ chức tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng, các ấn phẩm truyền thông, chủ trương, đường lối, chính sách, định hướng của Đảng và Nhà nước về công tác giảm nghèo, xây dựng phóng sự về triển khai thực hiện công tác giảm nghèo, giới thiệu các gương sáng thoát nghèo, các mô hình giảm nghèo có hiệu quả nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm giảm nghèo của toàn xã hội (các cấp, các ngành, người dân), giáo dục ý chí tự lực, tự cường vươn lên thoát nghèo; đồng thời
phổ biến những kinh nghiệm, mô hình giảm nghèo có hiệu quả trên địa bàn.
Xây dựng và phát triển mạng lưới cán bộ tuyên truyền viên, báo cáo viên về giảm nghèo các cấp.
Tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm; in ấn, phát hành tài liệu về chính sách chương trình giảm nghèo, tờ rơi, lồng ghép tập huấn...
Phân công trách nhiệm: Sở Lao động Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông và các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể, địa phương có liên quan thực hiện.
Ban chỉ đạo Chương trình thường xuyên quản lý nắm chắc diễn biến hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo trên địa bàn, đặc biệt nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ và nguyện vọng của người nghèo, để có các biện pháp hỗ trợ kịp thời. Hàng năm, chỉ đạo các thôn, tổ dân phố rà soát và bình xét tăng - giảm hộ nghèo và kịp thời báo cáo Ban Chỉ đạo giảm nghèo Tỉnh, huyện,thị xã, thành phố.
Rà soát, bổ sung kịp thời đối với trường hợp hộ gia đình trên địa bàn phát sinh khó khăn đột xuất cần được xét duyệt, bổ sung vào danh sách hộ nghèo, hộ cận nghèo mới phát sinh theo hướng dẫn của quy trình điều tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội ban hành.
Phân công các thành viên Ban giảm nghèo phụ trách các thôn, tổ dân phố, hộ nghèo, đặc biệt tập trung vào các thôn, tổ dân phố có tỷ lệ hộ nghèo cao. Chỉ đạo các thôn, tổ dân phố phân công các Chi hội đoàn thể, cán bộ đảng viên phụ trách từng hộ nghèo, giúp các hộ nghèo tăng khả năng tiếp cận các dịch vụ sản xuất và dịch vụ xã hội cơ bản. Vận động và giúp đỡ tạo cơ hội cho người nghèo được học nghề, tạo việc làm,... Chủ động nắm chắc nguyên nhân dẫn đến nghèo của từng hộ, phân công cán bộ đảng viên, hội viên, đoàn viên giúp đỡ từng hộ theo từng nguyên nhân, nguyện vọng cụ thể. Vận động dòng họ, cộng đồng dân cư, động viên hộ nghèo, cận nghèo, hộ mới thoát nghèo phát triển sản xuất, khuyến khích hộ nghèo, cận nghèo tự lực vươn lên chủ động thoát nghèo bền vững, góp phần xây dựng thôn, tổ dân phố văn hoá, đẩy mạnh phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá.
dân các huyện, thành phố, Thị xã và các cơ quan, đơn vị có liên quan chủ động tổ chức triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh các khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về Sở Lao động Thương binh và Xã hội để tổng hợp chung, đề xuất, báo cáo Ủy ban nhân dân Tỉnh chỉ đạo giải quyết.