Phân tích thực trạng giảm nghèo bền vững tại tỉnh Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 94)

6. Bố cục của luận văn

3.2.1. Phân tích thực trạng giảm nghèo bền vững tại tỉnh Thái Nguyên

3.2.1.1. Xây dựng các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững

Trong những năm qua công tác giảm nghèo ở tỉnh Thái Nguyên luôn được xác định là nhiệm vụ quan trọng và được đặt trong Chương trình tổng thể phát triển KTXH chung của Tỉnh. Thực hiện Chỉ thị số 1752/CT-TTg ngày 21/9/2010 của Thủ tướng Chính phủ, UBND tỉnh Thái Nguyên đã ban hành Kế hoạch số 3996/ KH- UBND ngày 15/10/2010 về tổng điều tra hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tỉnh theo mức chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011-2015. Và ngay sau khi có Nghị

vững từ năm 2011 đến năm 2020, UBND tỉnh đã tổ chức triển khai, quán triệt tới các cấp, các ngành trên địa bàn; đồng thời ban hành nhiều văn bản chỉ đạo các Sở, Ngành, địa phương, nhằm đảm bảo thực hiện hoàn thành tốt các mục tiêu, chỉ tiêu đã được Đại hội Đảng bộ đề ra.

Thành lập Ban chỉ đạo các cấp (từ tỉnh đến huyện, thị xã, thành phố và xã, phường, thị trấn) để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo; hàng năm UBND các cấp đều ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình giảm nghèo, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên Ban chỉ đạo để tổ chức thực hiện; quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo tuyên truyền, phổ biến, quán triệt và cụ thể hoá Chương trình giảm nghèo của Tỉnh thành chương trình giảm nghèo của địa phương, đơn vị mình, gắn Chương trình giảm nghèo với các Chương trình phát triển KT-XH và Chương trình xây dựng nông thôn mới trên địa bàn; xây dựng các Nghị quyết chuyên đề thực hiện giảm nghèo, tập trung đẩy mạnh phát triển KT-XH, thực hiện các chính sách, dự án giảm nghèo của từng địa phương. Cụ thể, huyện Đồng Hỷ, Võ Nhai triển khai xây dựng các chương trình hỗ trợ giảm nghèo với đồng bào dân tộc H’Mông về giống cây, phân bón, hỗ trợ nuôi trâu, bò, xây dựng mô hình cây ăn quả...; Huyện Định Hóa, Phú Lương tập trung xây dựng các chương trình hỗ trợ về nguồn vốn vay phát triển sản xuất, xuất khẩu lao động; phân bổ sớm các nguồn vốn thực hiện hỗ trợ theo từng chương trình; tăng ngân sách để mở thêm các lớp dạy nghề cho lao động nông thôn; Huyện Phú Bình triển khai xây dựng các chương trình hỗ trợ nhân rộng các mô hình giảm nghèo, giúp người nghèo biết được các cách làm hay, hiệu quả để cùng vươn lên thoát nghèo; cải thiện sinh kế và nâng cao chất lượng cuộc sống của người nghèo…

Việc thực hiện công tác giảm nghèo được kết hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa việc thực hiện các mục tiêu giảm nghèo với kế hoạch phát triển KT-XH trên từng địa bàn dân cư của từng địa phương và toàn tỉnh; đồng thời có cơ chế, chính sách giảm nghèo phù hợp đối với từng khu vực. Tỉnh đã ưu tiên tập trung đầu tư trọng điểm vào những vùng, địa bàn và nhóm dân cư khó khăn nhất; khuyến khích sự tham gia trợ giúp của các doanh nghiệp, đơn vị, tổ chức, cá nhân đối với các xã có tỷ lệ hộ nghèo và số lượng

hộ nghèo cao. Hàng năm, các Sở, Ban, Ngành đã bám sát Chương trình giảm nghèo của Tỉnh, sự chỉ đạo của Trung ương, kịp thời ban hành hướng dẫn và xây dựng các dự án, chính sách về giảm nghèo để triển khai thực hiện.

Công tác kiểm tra, giám sát luôn được cấp uỷ Đảng và Chính quyền quan tâm chỉ đạo thực hiện. Đặc biệt, quan tâm thực hiện tốt chương trình an sinh xã hội, để tích cực tham gia thực hiện chương trình, dự án, xây dựng và nhân rộng các điển hình giảm nghèo có hiệu quả, giúp đoàn viên, hội viên thoát nghèo; phát huy vai trò giám sát việc thực hiện chương trình ở các cấp từ khâu bình xét hộ nghèo, hỗ trợ xóa nhà tạm đến việc thực thi các chế độ, chính sách cho xóa đói giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Bảng 3.4: Kết quả khảo sát người dân về các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo bền vững được xây dựng

TT Câu hỏi 1 2 3 4 5 TB

1

Nội dung các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo bền vững có tính thiết thực và phù hợp với mong muốn của người dân

17 55 98 112 122 3,66

2 Các chỉ tiêu, kế hoạch, mục tiêu giảm

nghèo bền vững chi tiết, cụ thể, dễ hiểu 49 64 110 131 50 3,17

3

Các chỉ tiêu, kế hoạch, mục tiêu giảm nghèo bền vững được xây dựng phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương

17 56 76 113 142 3,76

4

Sự phân công trách nhiệm, quyền hạn của các cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức xã hội tại địa phương là rõ ràng, cụ thể

55 91 137 87 34 2,89

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân

Từ kết quả khảo sát cho thấy, việc xây dựng các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo bền vững tại các địa phương của tỉnh Thái Nguyên có tính thiết thực cao và phù hợp với mong muốn của người dân trên địa bàn, nội dung khảo sát đạt 3,66 điểm. Đạt được điều này là nhờ công tác điều tra, kiểm tra, giám sát được thực hiện chặt

chẽ và nghiêm túc, nhờ vậy các đơn vị chức năng nắm bắt được nhu cầu, nguyện vọng cũng như thực tiễn đói nghèo của từng hộ dân trên địa bàn để triển khai các chương trình giảm nghèo phù hợp. Bên cạnh đó, nhờ việc bám sát tình hình thực tiễn cũng như các kế hoạch phát triển KT-XH trên từng địa bàn dân cư của từng địa phương và toàn tỉnh nên Chính quyền các cấp đã xây dựng được các chỉ tiêu, mục tiêu giảm nghèo phù hợp với tình hình của địa phương và nội dung khảo sát cũng đạt số điểm cao là 3,76 điểm.

Tuy nhiên, các chương trình, chính sách hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn còn tồn tại nhiều hạn chế, cụ thể như: các mục tiêu giảm nghèo không được cụ thể hóa đối với từng ngành nghề, từng lĩnh vực và từng địa phương (nội dung đạt 3,17 điểm). Đồng thời, trong các dự án, chương trình giảm nghèo được triển khai chưa có sự phân công trách nhiệm cụ thể, chi tiết đến từng cơ quan quản lý nhà nước, từng tổ chức xã hội, vì vậy nội dung khảo sát chỉ đạt 2,89 điểm, số điểm ở mức trung bình.

Như vậy, mặc dù đạt được nhiều thành công song các chính sách, chương trình hỗ trợ giảm nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên vẫn tồn tại những hạn chế nhất định. Từ đây ảnh hưởng đến mục tiêu, định hướng giảm nghèo của từng địa phương và ảnh hưởng đến công tác giảm nghèo bền vững toàn tỉnh.

3.2.1.2. Tổ chức thực hiện chương trình, chính sách giảm nghèo bền vững Chính sách tín dụng

Chính sách tín dụng là các quy định về việc cấp tín dụng, bổ sung nguồn vốn kinh doanh cho các hộ nghèo và cận nghèo với mức lãi suất thấp. Theo đó, trong các dự án giảm nghèo bền vững, NHCSXH tỉnh Thái Nguyên đã triển khai các chương trình, chính sách cho vay đối với hộ nghèo như sau:

Bảng 3.5: Một số chương trình, chính sách cho vay tại tỉnh Thái Nguyên TT Chỉ tiêu Lãi suất (%/ tháng) Mức vay vốn (triệu đồng) Sử dụng vốn cho mục đích Thời gian vay tối đa

1 Cho vay hộ nghèo theo Nghị

định 78 của Chính phủ 0,55 50

Chăn nuôi, trồng cây,

buôn bán. 5 năm

2 Cho vay hộ nghèo theo Nghị

quyết 30a của Chính Phủ 0,275 10

Chăn nuôi, trồng cây,

buôn bán.. 3 năm

3 Cho vay theo Quyết định 755

của chính phủ 0,1 15

Khai hoang để sản xuất, chuyển đổi nghề, xuất khẩu lao động

5 năm

4 Cho vay theo Quyết định 54

của Chính Phủ 0,1 8 Trồng trọt, chăn nuôi... 5 năm

5 Cho vay giải quyết việc làm

theo Quyết định 120. 0,55 50

Trồng trọt, chăn nuôi,

buôn bán, kinh doanh... 5 năm

6 Cho vay theo Quyết đinh 33

của Chính phủ 0,25 25 Chi phí làm nhà 15 năm

7 Cho vay hộ cận nghèo (Quyết

định 15 của chính phủ) 0,66 50 Trồng trọt và chăn nuôi 5 năm

8 Cho vay hộ mới thoát nghèo

(Quyết định 28 của chính phủ) 0,6875 50 Trồng trọt và chăn nuôi 5 năm

Nguồn: UBND tỉnh Thái Nguyên

Có thể thấy các chương trình, chính sách cho vay được triển khai đều có mức lãi suất áp dụng thấp, thời hạn cho vay dài và chủ yếu sử dụng vốn vay với mục đích phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn tỉnh. Nhận thấy, số vốn tin dụng trong từng chương trình cho vay ưu đãi chưa thật sự cao (tối đa là 50 triệu đồng) song đã có những đóng góp thiết thực giúp các hộ dân trên địa bàn thoát nghèo bền vững.

Tại tỉnh Thái Nguyên, chính sách tín dụng hỗ trợ giảm nghèo được thực hiện theo quy trình như sau:

Bảng 3.6: Quy trình tổ chức thực hiện cho vay giảm nghèo tại tỉnh Thái Nguyên

Các bước Nội dung

Bước 1 Khảo sát thông tin để xác định hộ cần vay vốn Bước 2 Thành lập tổ vay vốn và viết đơn xin vay vốn

Bước 3 Cán bộ của NHCSXH về nắm bắt tình hình thực tế tại địa phương Bước 4 Cán bộ của NHCSXH báo cáo tình hình thực tế tại địa phương cho

NHCSXH

Bước 5 NHCSXH ra quyết định phê duyệt vay vốn

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên được thành lập và đi vào hoạt động đã góp phần quan trọng vào công cuộc thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, hỗ trợ nguồn vốn phát triển sản xuất tại địa phương. Ngân hàng Chính sách xã hội là công cụ của Đảng, Nhà nước trong việc thực hiện tín dụng ưu đãi cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách thông qua Hội phụ nữ, Hội nông dân, Hội cựu chiến binh, Đoàn thanh niên. Trong quy trình thực hiện cho vay với các hộ nghèo trên địa bàn tỉnh, trước tiên ngân hàng thực hiện khảo sát thông tin để xác định hộ cần vay vốn. Thành lập tổ vay vốn và hướng dẫn hộ dân viết đơn xin vay vốn. Sau khi cán bộ ngân hàng CSXH lập báo cáo tình hình thực tế tại địa phương, ban lãnh đạo ngân hàng sẽ ra quyết định phê duyệt vay vốn đối với từng khách hàng trên địa bàn. Quy trình cấp tín dụng được thực hiện khá chặt chẽ song nhiều thủ tục rườm ra, phức tap gây khó khăn cho các hộ dân tiếp cận nguồn vốn vay xóa đói giảm nghèo, ảnh hưởng đến việc triển khai thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững trên địa bàn.

Bảng 3.7: Kết quả cho vay hộ nghèo giai đoạn 2012 -2016 TT 9 Chỉ tiêu Năm 2012 Năm 2013 Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 TĐTTBQ 2012- 2016 (%) 1 Nguồn vốn huy động (triệu đồng) 1.034.876 1.206.534 1.287.489 1.356.354 1.560.324 12,7

2 Dư nợ cho vay các

chương trình (triệu đồng) 965.432 876.452 1.180.231 1.123.452 1.306.432 8,8

3 Dư nợ cho vay hộ nghèo

(triệu đồng) 320.765 334.560 344.810 417.183 476.530 12,1

4 Số hộ nghèo có dư nợ (hộ) 39.876 34.078 27.654 21.763 20.653 -12,1

5 Số vốn bình quân được

vay vốn/hộ (triệu đồng) 8 9,8 12,5 19,2 23,1 47,2

Nguồn: Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên

Với nguồn vốn tín dụng được cấp bởi ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thái Nguyên đã giúp nhiều hộ dân trên địa bàn ổn định cuộc sống và thoát nghèo, tạo việc làm cho nhiều lao động thất nghiệp trên địa bàn. Năm 2016, ngân hàng đã cấp tổng số vốn tín dụng đạt 476.530 triệu đồng cho 20.653 hộ nghèo. Nhận thấy giai đoạn 2012-2016, tổng số nguồn vốn huy động (tốc độ tăng bình quân là 12,7%) song số hộ nghèo được tiếp cận nguồn vốn giảm đi (tốc độ giảm bình quân là 12,1%) khiến số vốn bình quân mỗi hộ nhận được tăng nhanh đạt 23,1 triệu đồng/hộ năm 2016.

Như vậy, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH tỉnh đã phát huy vai trò quan trọng trong công tác giảm nghèo bền vững. Tuy nhiên, việc ký ủy thác vốn tín dụng qua các tổ chức Hội, đoàn thể trên địa bàn tồn tại nhiều hạn chế do cán bộ hội ở cơ sở thay đổi thường xuyên, hoạt động mang tính kiêm nhiệm nên trong công tác quản lý còn hạn chế. Đồng thời, ban điều hành giảm nghèo ở cơ sở xã, thị trấn tại tỉnh Thái Nguyên chưa xây dựng được chương trình kế hoạch cụ thể để giảm nghèo, đa số hộ vay tự phát trong làm ăn, không có tay nghề nếu rủi ro họ sẽ bị tái nghèo và mất vốn của Nhà nước.

Bảng 3.8: Kết quả khảo sát người dân về công tác tổ chức chính sách tín dụng

TT Câu hỏi 1 2 3 4 5 TB

1 Chính sách tín dụng phù hợp với

mong muốn hỗ trợ vốn của người dân 53 60 101 122 68 3,23 2 Mức cho vay và lãi suất là phù hợp 16 56 97 112 123 3,67 3 Các thông tin chính sách được phổ

biến cụ thể cho người dân 18 56 76 113 141 3,75 4

Cán bộ ngân hàng chính sách thể hiện sự nhiệt tình chu đáo trong việc hỗ trợ người dân vay vốn

35 86 137 88 58 3,12

5 Khả năng tiếp cận vay vốn tín dụng từ

ngân hàng chính sách là dễ dàng 47 90 136 88 43 2,98

Nguồn: Kết quả khảo sát người dân

Thực hiện khảo sát người dân trên địa bàn về chính sách tín dụng ưu đãi cho các hộ nghèo và cận nghèo tác giả nhận thấy nhiều nội dung khảo sát nhận được kết quả đánh giá tích cực từ phía người dân song cũng có nhiều nội dung không được đánh giá cao. Những kết quả tích cực từ việc triển khai chính sách tín dụng ưu đãi như: Mức cho vay và lãi suất cho vay phù hợp với điều kiện thực tế tại khu vực triển khai (phần lớn là cho vay lãi suất thấp, thời hạn trả nợ linh hoạt theo tình hình sản xuất, kinh doanh của hộ dân). Đồng thời, các thông tin chính sách tín dụng cũng được cán bộ ngân hàng chính sách xã hội tỉnh phổ biến chi tiết, cụ thể đến những đối tượng có nhu cầu tín dụng. Nhờ vậy, người dân nắm bắt được quyền lợi cũng như nghĩa vụ của bản thân khi sử dụng các sản phẩm tín dụng ưu đãi cung cấp trên địa bàn.

Tuy nhiên, ngoài những kết quả tích cực kể trên thì chính sách cho vay ưu đãi đối với các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn còn tồn tại những hạn chế nhất định. Điển hình như: Các chính sách tín dụng triển khai chưa thật sự phù hợp với mong muốn hỗ trợ vốn của người dân (do nhận thức của người dân còn hạn chế, các hộ thực hiện sản xuất kinh doanh tự phát nên không nắm rõ về nhu cầu cũng như cách thức sử dụng vốn vay hiệu quả). Hơn nữa, trong quá trình cung cấp tín dụng, người dân trên địa bàn không cảm nhận được sự nhiệt tình, chu đáo trong tư vấn, hỗ trợ khách hàng của cán bộ ngân hàng chính sách xã hội tỉnh. Mặt khác, việc vay vốn tín dụng thường mất khá nhiều thời gian, thủ tục rườm rà, phức tạp nên việc tiếp cân vốn tín

dụng của các hộ dân trên địa bàn khá khó khăn. Từ đây khiến nội dung khảo sát “Khả năng tiếp cận vay vốn tín dụng từ ngân hàng chính sách là dễ dàng” đạt số điểm thấp nhất là 2,98 điểm.

Như vậy, còn nhiều bất cập trong triển khai chính sách tín dụng ưu đãi đến các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, từ đây ảnh hưởng đến hiệu quả công tác giảm nghèo bền vững của Chính quyền các cấp.

Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo

Chính sách hỗ trợ y tế, khám chữa bệnh cho người nghèo được thực hiện theo Luật Bảo hiểm y tế ngày 14/11/2008 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế ngày 13/6/2014; Nghị định số 105/2014/NĐ-CP ngày 15/11/2014 của Chính phủ; Thông tư số 25/2016/TT-BLĐTBXH. Các chính sách được triển khai trên phạm vi toàn Tỉnh. Theo đó, các hộ nghèo và cận nghèo trên địa bàn được cấp bảo hiểm y tế miễn phí lấy từ nguồn ngân sách địa phương hàng năm. Trong giai đoạn 2012-2016, tình hình thực hiện chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo thông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh thái nguyên (Trang 59 - 94)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(125 trang)