6. Bố cục của luận văn
3.3.1. Kết quả đạt được
Công tác xây dựng các chương trình hỗ trợ giảm nghèo bền vững
Nội dung các chương trình, dự án hỗ trợ giảm nghèo bền vững có tính thiết thực và phù hợp với mong muốn của người dân. Đồng thời, các chỉ tiêu, kế hoạch, mục tiêu giảm nghèo bền vững được xây dựng bám sát vào tình hình thực tế tại từng địa phương trong tỉnh.
Công tác tổ chức thực hiên các chương trình giảm nghèo
+ Về chính sách tín dụng: Quy trình cấp tín dụng được thực hiện chặt chẽ, nguồn vốn tín dụng của NHCSXH đã phát huy tốt vai trò trong công tác giảm nghèo bền vững tại địa phương. Các thông tin chính sách được phổ biến cụ thể đến toàn bộ người dân trên địa bàn.
+ Về chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh: Số người được thụ hưởng chính sách hỗ trợ khám chữa bệnh ngày càng gia tăng. Các thông tin chính sách được phổ biến cụ thể đến người dân giúp các hộ nghèo, cận nghèo được chăm sóc, bảo vệ sức khỏe tạo điều kiện xóa đói, giảm nghèo bền vững cho các hộ dân trên địa bàn tỉnh.
+ Về chính sách hỗ trợ giáo dục đào tạo: Các dự án hỗ trợ giáo dục tại địa phương mang lại hiệu quả cao, người nghèo được hướng dẫn đầy đủ để tham gia chính sách. Công tác tổ chức thực hiện gọn nhẹ, đơn giản, đạt hiệu quả trực tiếp thông qua hình thức miễn giảm học phí và cấp vở viết, sách giáo khoa đồ dùng học tập cho học sinh nghèo và cận nghèo.
+ Về chính sách hỗ trợ nhà ở: chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo tại tỉnh Thái Nguyên đã từng bước nâng cao mức sống, góp phần thực hiện chủ trương xóa bỏ nhà tạm, nhà hư hỏng nặng không có khả năng sửa chữa. Các mẫu nhà được hỗ trợ xây mới có thiết kế kiên cố, an toàn, phù hợp với nhu cầu cuộc sống của đối tượng thụ hưởng.
+ Về chính sách hỗ trợ dạy nghề, tạo việc làm: Việc triển khai chính sách đã hỗ trợ hàng nghìn người có việc làm, hỗ trợ đào tạo các kỹ năng nghề nghiệp nhất định tăng thu nhập cho người dân trên địa bàn. Mang lại ý nghĩa thiết thực trong việc hỗ trợ người nghèo vươn lên thoát nghèo bền vững.
+ Về chính sách hỗ trợ pháp lý: Các hình thức hỗ trợ và lĩnh vực hỗ trợ pháp lý đa dạng, đáp ứng được đông đảo nhu cầu của người dân trên địa bàn.
+ Về chính sách hỗ trợ tiền điện: Chính sách hỗ trợ khá hợp lý về thời gian hỗ trợ; về mức hỗ trợ giúp cho các gia đình hộ nghèo và cận nghèo giảm thiểu chi phí sinh hoạt, nâng cao mức sống, tạo sự văn minh trong đời sống sinh hoạt của các hộ dân khi được tiếp cận nguồn điện chiếu sáng.
+ Chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật: Việc triển khai chính sách góp phần quan trọng đẩy mạnh sản xuất hàng hóa; công nghệ mới được đưa vào khâu sản xuất, lưu thông hàng hóa mang lại những tác động tích cực và hiệu quả đến đời sống KT - XH và tinh thần cho người nông dân.
Công tác phát triển kết cấu hạ tầng hỗ trợ người nghèo
Công tác phát triển kết cấu hạ tầng đạt nhiều kết quả tích cực khi hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ chiến lược giảm nghèo bền vững trên địa bàn được đầu tư xây dựng đồng bộ, hiệu quả mang lại những đóng góp thiết thực đối với việc hỗ trợ người nghèo tại địa phương trong việc giảm nghèo bền vững.
Công tác nâng cao năng lực giảm nghèo
Các hoạt động tuyên truyền, nâng cao năng lực giảm nghèo tại tỉnh Thái Nguyên được thực hiện khá thường xuyên, đa dạng với nhiều hình thức thực hiện giúp nâng cao kiến thức cho đội ngũ cán bộ làm công tác giảm nghèo cũng như nâng cao nhận thức của người dân trên địa bàn về công tác giảm nghèo.
Công tác đánh giá, kiểm tra việc thực hiện giảm nghèo bền vững
Công tác đánh giá, quy trình điều tra, kiểm tra, rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được triển khai thực hiện tốt và đồng bộ giúp cho tỉnh có đánh giá, rút ra những kinh nghiệm, kịp thời điều chỉnh những chính sách chưa phù hợp ở địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững.