6. Bố cục của luận văn
3.3.3. Nguyên nhân của hạn chế
Đội ngũ cán bộ tham gia các chương trình, dự án giảm nghèo không đảm bảo yêu cầu về trình độ chuyên môn thực hiện nhiệm vụ. Các khóa đào tạo, nâng cao kỹ năng cho cán bộ triển khai không toàn diện, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn nên hiệu quả thực hiện các dự án, chương trình giảm nghèo không cao.
Nguồn lực huy động cho công tác giảm nghèo bền vững của địa phương còn hạn chế, chủ yếu là nguồn vốn trung ương, nguồn vốn địa phương thấp, chưa huy động được sự đóng góp trong dân cư. Điều này khiến công tác giảm nghèo trên địa bàn không đảm bảo tính bền vững, địa phương không chủ động được các nguồn lực thực hiện các dự án giảm nghèo.
Tình hình kinh tế trên địa bàn phát triển chưa bền vững và chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh của tỉnh; chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh kinh tế trong tỉnh còn thấp. Hệ thống kết cấu hạ tầng còn thiếu, chưa đồng bộ. Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư còn hạn chế.
Lĩnh vực giáo dục - đào tạo, y tế, khoa học và công nghệ có mặt chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ và nhu cầu xã hội. Tội phạm có tổ chức, tội phạm tham nhũng, tội phạm công nghệ cao, tội phạm có yếu tố nước ngoài còn tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp.
Công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở một số tổ chức Đảng chưa được quan tâm đúng mức. Năng lực quản lý, điều hành của Chính quyền trên một số mặt hiệu quả thấp. Hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội có lúc, có nơi còn mang tính hình thức.
Chương 4
GIẢI PHÁP GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN