Phương pháp so sánh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở bộ xây dựng (Trang 57)

Ở chương 3, luận văn sử dụng phương pháp này để so sánh kết quả hoạt động giám sát tài chính cũng như kết quả hoạt động giám sát tài chính đối với các doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng.

So sánh giữa thực tế công tác giám sát với khung quy định, báo cáo kết quả giám sát để từ đó đưa ra những thành quả/hạn chế của công tác giám sát tài chính tại Bộ Xây dựng làm cơ sơ phân tích nguyên nhân và để xuất giải pháp.

Chương 3

THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG GIÁM SÁT TÀI CHÍNH CÁC DOANH NGHIỆP DO NHÀ NƯỚC LÀM CHỦ SỞ HỮU TẠI BỘ XÂY DỰNG

3.1. Khái quát về Doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng và những yếu tố ảnh hưởng đến giám sát tài chính các DNNN ở Bộ Xây dựng

3.1.1. Khái quát về doanh nghiệp do Nhà nước làm chủ sở hữu ở Bộ Xây dựng

Các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng có bề dày hoạt động lâu năm trong lĩnh vực xây lắp, sản xuất công nghiệp, kinh doanh hạ tầng và bất động sản, có tình hình tài chính tương đối lành mạnh, hoạt động ổn định và có tiềm lực phát triển. Giai đoạn 2014-2018, kinh tế vĩ mô có sự khởi sắc, thị trường bất động sản có dấu hiệu phục hồi nên hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng cũng có nhiều thuận lợi.

Tuy nhiên, tại một số Tổng công ty, quy mô vốn không lớn và cách thức quản lý chưa chuyên nghiệp trong xu hướng vận động mạnh mẽ của ngành, áp lực cạnh tranh từ khối các doanh nghiệp tư nhân trong lĩnh vực cũng tác động tới hoạt động sản xuất kinh doanh của các Tổng công ty.

Nếu năm 2015, Bộ Xây dựng là đại diện chủ sở hữu nhà nước tại 16 doanh nghiệp trong đó có 10 Công ty TNHH MTV và 06 Tổng công ty cổ phần có vốn nhà nước do Bộ làm đại diện chủ sở hữu. Đến năm 2015, bộ thực hiện xong công tác cổ phần hóa cho Tổng công ty Xây dựng và phát triển hạ tầng - Licogi và năm 2016 cổ phần hóa xong cho 5 công ty nữa (Lilama, Fico, VNCC, Coma, CC1) nên đến 31/12/2016, Bộ Xây dựng chỉ là chủ sở hữu của 04 Tổng công ty còn lại (Sông Đà, Idico, Hud và Vicem). Trong năm 2017 và 2018, các Tổng công ty thực hiện tăng/giảm vốn nhà nước và cổ phần hóa theo lộ trình Đề án Tái cơ cấu đã được Chính phủ phê duyệt nên tỷ trọng vốn nhà nước giảm dần.

Đến 31/12/2018, Bộ Xây dựng chỉ sở hữu 100% vốn tại 02 Tổng công ty(TCT HUD và TCT VICEM) và đồng chủ sở hữu vốn tại 07 Tổng công ty (TCT LILAMA, TCT VIGLACERA, TCT XD HÀ NỘI, TCT VIWASEEN, TCT SÔNG ĐÀ, TCT VNCC và TCT SÔNG HỒNG).

Thực trạng tài chính của các doanh nghiệp thuộc Bộ Xây dựng trong giai đoạn này được nhìn nhận thông qua Báo cáo tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh hàng năm của các doanh nghiệp, tổng quan chung về tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh như sau:

Bảng 3.1. Một số thông tin tài chính cơ bản về các doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ Xây dựng

Chỉ tiêu Đơn vị

tính

Năm

2014 2015 2016 2017 2018

Tổng tài sản/tổng nguồn vốn đồng Tỷ 181.387 170.772 178.698 162.944

155.467 Tổng doanh thu, thu nhập đồng Tỷ 91.159 94.715 100.476 41.617 32.508 Tổng chi phí

Tỷ

đồng 84.711 85.031 94.691 38.613

30.183 Tổng lợi nhuận kế toán trước

thuế đồng Tỷ 6.448 9.684 6.444 3.004 2.325 Tính hình thực hiện nghĩa vụ với NSNN Tỷ đồng 5.960 6.444 6.106 3.837 1.519 Vốn chủ sở hữu tại 31/12 đồng Tỷ 45.616 54.482 51.198 42.694

38.276

(Nguồn: Báo cáo giám sát tài chính các năm 2014, 2015, 2016, 2017, 2018 của Bộ Xây dựng)

3.1.2. Những yếu tố ảnh hưởng đến công tác giám sát tài chính các Doanh nghiệp nhà nước ở Bộ Xây dựng

3.1.2.1. Khung pháp lý và cơ chế chính sách

Lần đầu tiên việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp được luật hóa và được Quốc hội khóa13 phê chuẩn tại Luật số 69/2014/QH13 ngày 26/11/2014. Luật Doanh nghiệp số

68/2014/QH13 ngày 26/11/2014 dành riêng Chương IV quy định về DNNN, trong đó Doanh nghiêp Nhà nước được xác định là doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Hoàn chỉnh hệ thống văn bản hướng dẫn quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp trong năm 2014-2015, Chính phủ đã ban hành 08 nghị định để hướng dẫn cơ chế quản lý, giám sát DNNN, trong đó giám sát tài chính giữ vai trò trọng tâm: Nghị định 19/2014/NĐ-CP ngày 14/3/2014 ban hành điều lệ mẫu của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước làm chủ sở hữu; Nghị định số 49/2014/NĐ-CP ngày 20/05/2014 về giám sát, kiểm tra, thanh tra đối với DNNN trong việc chấp hành pháp luật và tuân thủ các quyết định của chủ sở hữu; Nghị định 69/2014/NĐ-CP ngày 15/7/2014 tiếp tục chế định về nội dung quản lý DNNN trong đó có giám sát, đánh giá của chủ sở hữu đối với nhóm DNNN quy mô lớn là Tập đoàn kinh tế và Tổng công ty nhà nước; Nghị định số 115/2014/NĐ-CP ngày 03/12/2014 quy định chế độ giám sát, kiểm tra việc thực hiện chiến lược, kế hoạch, mục tiêu, nhiệm vụ được giao của DNNN; Nghị định số 87/2015/NĐ-CP ngày 06/10/2015 về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DNNN và doanh nghiệp có vốn nhà nước; Nghị định số 91/2015/NĐ-CP ngày 13/10/2015 về đầu tư vốn nhà nước vào doanh nghiệp và quản lý, sử dụng vốn, tài sản tại doanh nghiệp.

Bộ Xây dựng áp dụng các văn bản hiện hành vào thực hiện công tác giám sát tài chính đối với vốn nhà nước do Bộ làm chủ sở hữu. Bên cạnh đó, Bộ ban hành các văn bản chỉ đạo và xây dựng kế hoạch thực hiện công tác giám sát tài chính hàng năm như:

- Quyết định phê duyệt đề án Tái cơ cấu DNNN cho từng giai đoạn, từng năm;

- Quyết định phân công quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ; quyền và trách nhiệm của người đại diện vốn tại các doanh nghiệp;

- Các quyết định phê duyệt chỉ tiêu kế hoạch sản xuất kinh doanh; phê duyệt quy chế hoạt động, điều lệ hoạt động và các văn bản quản lý của cơ quan chủ quản đối với doanh nghiệp nhà nước;

- Kế hoạch tổ chức giám sát tài chính các doanh nghiệp thuộc Bộ;

- Công văn chỉ đạo, đôn đốc thực hiện báo cáo và cung cấp số liệu, thông tin liên quan đến công tác giám sát tài chính.

.v.v...

3.1.2.2. Cơ cấu tổ chức

Để thực hiện chức năng đại diện chủ sở hữu nói chung và thực hiện công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động của DNNN nói riêng, Bộ trưởng Bộ Xây dựng thực hiện tổ chức và phân công phân nhiệm cho các bộ phận liên quan để đảm bảo thực hiện giám sát tài chính tại doanh nghiệp hiệu quả, cụ thể:

- Giao nhiệm vụ quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ cho 01 Thứ trưởng phụ trách

- Giao Vụ Kế hoạch - Tài chính chủ trì phối hợp với Vụ Quản lý doanh nghiệp và Vụ Tổ chức cán bộ tổ chức thực hiện các nội dung theo quy định của chế độ hiện hành về giám sát tài chính.

Thông qua việc quy định các chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận, từng Vụ chức năng được ban hành theo các Quyết định số 975/QĐ-BXD, 986/QĐ-BXD và 977/QĐ-BXD ngày 9/10/2013 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng đảm bảo việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ về giám sát tài chính đạt yêu cầu. Cụ thể như sau:

* Vụ Kế hoạch - Tài chính:

- Chức năng nhiệm vụ của Vụ KHTC liên quan đến hoạt động giám sát, đánh giá và công khai tài chính: Chủ trì, phối hợp với Vụ QLDN thực hiện một số quyền của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ như:

+ Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, ban hành Quy chế quản lý tài chính của đơn vị; kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện;

+ Thẩm định trình Bộ trưởng phê duyệt hoặc giao nhiệm vụ cho Người đại diện chủ sở hữu quyết định các nội dung liên quan đến chiến lược; kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển 05 năm; chủ trương đầu tư và danh mục các dự án đầu tư nhóm A, B hàng năm của các doanh nghiệp; chủ trương góp vốn, nắm giữ, tăng, giảm vốn của các doanh nghiệp 100% vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác; chủ trương vay, cho vay, mua, bán tài sản có giá trị bằng hoặc lớn hơn 50% vốn điều lệ hoặc một tỷ lệ khác nhỏ hơn được quy định tại Điều lệ doanh nghiệp; chủ trương vay nợ nước ngoài của doanh nghiệp.

+ Thẩm định, trình Bộ trưởng quyết định theo thẩm quyền hoặc để Bộ trình cấp có thẩm quyền quyết định: vốn điều lệ và điều chỉnh mức vốn điều lệ; công bố giá trị thực tế của doanh nghiệp để cổ phần hóa; công bố giá trị thực tế vốn nhà nước tại thời điểm doanh nghiệp chính thức chuyển thành công ty cổ phần để bàn giao doanh nghiệp nhà nước sang công ty cổ phần; chuyển doanh nghiệp 100% nhà nước sang công ty cổ phần;

+ Thực hiện việc theo dõi, giám sát ngành nghề kinh doanh, tổng hợp tình hình thực hiện chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh và đầu tư phát triển, tình hình tài chính, tài sản, công nợ, việc bảo toàn và phát triển vốn nhà nước của các doanh nghiệp thuộc Bộ;

doanh đối với các doanh nghiệp là công ty mẹ, công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên độc lập thuộc Bộ quản lý, lập báo cáo kết quả giám sát tài chính gửi Bộ Tài chính định kỳ theo quy định;

+ Thẩm tra báo cáo tài chính hàng năm, phân phối lợi nhuận, trích nộp và sử dụng các quỹ của các doanh nghiệp, trình Bộ trưởng chấp thuận hoặc giao nhiệm vụ cho người đại diện chủ sở hữu chấp thuận để HĐTV hoặc Chủ tịch công ty phê duyệt;

+ Chủ trì tổ chức thực hiện công khai thông tin theo quy định.

- Cơ cấu tổ chức của Vụ KHTC gồm: Lãnh đạo Vụ (Vụ trưởng và 03 Phó vụ trưởng) và 04 Phòng trực thuộc (Phòng Tổng hợp; Phòng Tài chính; Phòng Đầu tư; Phòng Thống kê); các phòng có Trưởng phòng, một số Phó trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ với định biên phù hợp nhu cầu nhiệm vụ công tác của Vụ theo từng thời kỳ.

Cán bộ giám sát - các chuyên viên thuộc Vụ Kế hoạch Tài chính phải đáp ứng được các yêu cầu về trình độ, năng lực và trách nhiệm; có đủ hiểu biết về nguyên tắc, quy trình, phương thức phân tích tài chính doanh nghiệp cơ bản và các kỹ thuật phân tích các chỉ số tài chính, bảng Cân đối kế toán, Báo cáo Kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ.

Công tác giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai tài chính của doanh nghiệp được giao cho 01 đ/c lãnh đạo Vụ phụ trách chỉ đạo; phòng tài chính chủ trì phối hợp với các phòng khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Vụ KHTC. Phòng Tài chính gồm trưởng phòng và 02 phó trưởng phòng; 10 chuyên viên. Toàn bộ các lãnh đạo, chuyên viên của Phòng Tài chính đều có trình độ đại học trở lên, cơ bản được đào tạo bài bản. Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về DNNN; phòng tài chính còn thực hiện chức năng là đơn vị dự toán cấp 1 của Bộ Xây dựng nên phải kiêm nhiệm nhiều nội dung công việc khác.

* Vụ Tổ chức cán bộ:

- Vụ TCCB gồm: Lãnh đạo Vụ (Vụ trưởng và 03 Phó vụ trưởng) và 04 Phòng Ban trực thuộc (Phòng Tổng hợp; Phòng Chế độ, chính sách; Phòng Đào tạo; Ban Thi đua – Khen thưởng). Các phòng có Trưởng phòng, một số Phó trưởng phòng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ với định biên phù hợp nhu cầu nhiệm vụ công tác của Vụ theo từng thời kỳ.

- Chức năng, nhiệm vụ:

+ Chủ trì, phối hợp với Vụ QLDN, tham mưu giúp Bộ trưởng quyết định việc cử người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ khi chuyển thành công ty cổ phần và bổ nhiệm các chức danh do Bộ quản lý tại công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ và doanh nghiệp nhà nước thuộc Bộ.

+ Quản lý về tổ chức bộ máy, biên chế, cán bộ, công chức, viên chức; thực hiện chế độ tiền lương và các chế độ, chính sách, khen thưởng, kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.

+ Chủ trì, phối hợp với Vụ QLDN, Vụ KHTC trong việc đánh giá, tổng hợp, tham mưu quyết định mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đại diện, kiểm soát viên tại các DN do Bộ làm chủ sở hữu và tại các DN có vốn nhà nước tại Bộ Xây dựng.

- Công tác giám sát, đánh giá và công khai tài chính; đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của người đại diện, kiểm soát theo chức năng nhiệm vụ được giao cho Vụ TCCB tham mưu được giao cho 01 đ/c lãnh đạo Vụ phụ trách chỉ đạo; phòng chế độ chính sách chủ trì phối hợp với các phòng khác để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Vụ TCCB. Phòng Chế độ chính sách gồm trưởng phòng và 03 phó trưởng phòng; 14 chuyên viên. Toàn bộ các lãnh đạo, chuyên viên của Phòng đều có trình độ đại học trở lên, cơ bản được đào

tạo bài bản. Tuy nhiên, bên cạnh việc thực hiện các chức năng nhiệm vụ liên quan đến quản lý nhà nước về DNNN; phòng chế độ - chính sách còn thực hiện nhiều chức năng nhiệm vụ khác của Vụ TCCB nên công việc liên quan đến quản lý nhà nước về DNNN của Bộ còn phải kiêm nhiệm nhiều.

* Vụ Quản lý doanh nghiệp:

- Cơ cấu tổ chức của Vụ Quản lý doanh nghiệp:

Vụ Quản lý doanh nghiệp có Vụ trưởng, 02 Phó vụ trưởng và các công chức chuyên môn, nghiệp vụ với định biên phù hợp nhu cầu nhiệm vụ công tác của Vụ theo từng thời kỳ (chưa tổ chức các phòng trực thuộc). Công tác quản lý nhà nước về doanh nghiệp thuộc Bộ, được lãnh đạo Vụ phân công theo các nhóm công chức liên quan để tham mưu cho lãnh đạo Vụ trình Lãnh đạo Bộ xem xét, quyết định các công tác liên quan đến hoạt động quản lý nhà nước về doanh nghiệp thuộc Bộ.

- Chức năng, nhiệm vụ: Ngoài việc phối hợp với Vụ KH-TC, Vụ TCCB thực hiện các nhiệm vụ trên, Vụ QLDN chủ trì và phối hợp thực hiện một số quyền của chủ sở hữu phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có vốn nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ khác:

+ Giám sát, đánh giá việc thực hiện các nhiệm vụ của Kiểm soát viên theo quy định tại quy chế hoạt động của Kiểm soát viên công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ theo quy định của pháp luật;

+ Thẩm định, báo cáo Bộ có ý kiến về việc tăng giảm vốn điều lệ, tỷ lệ nắm giữ vốn và việc đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp của các doanh nghiệp cổ phần thuộc Bộ;

+ Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện công tác sắp xếp, đổi mới, phát triển

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở bộ xây dựng (Trang 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)