Những kết quả đạt được

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở bộ xây dựng (Trang 84 - 88)

- Công tác giám sát tài chính tại các doanh nghiệp đã được thực hiện với khung khổ pháp lý cơ bản và hệ thống tổ chức giám sát đầy đủ

Hoạt động giám sát tài chính được Bộ Xây dựng thực hiện căn cứ theo quy định tại Nghị định 61/NĐ-CP/2013/NĐ-CP của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thực hiện Nghị định, Thông tư có liên quan.

Cùng với việc xây dựng hệ thống văn bản pháp lý cụ thể hóa công tác giám sát cho các doanh nghiệp do Bộ quản lý, đến cuối năm 2016, Bộ Xây dựng ra Quyết định số 1335/QĐ-BXD ngày 19/12/2016 ban hành Quy chế giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước do Bộ Xây dựng làm đại diện chủ sở hữu.

Bên cạnh đó, với tư cách là Chủ sở hữu vốn tại các doanh nghiệp, Bộ Xây dựng đã chấp thuận về nguyên tắc các chỉ tiêu chủ yếu của kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư phát triển năm 2015 của các Tổng công ty; Giao nhiệm vụ cho HĐTV các Tổng công ty TNHH MTV và Người đại diện ủy quyền đối với phần vốn nhà nước tại các doanh nghiệp cổ phần do nhà nước chi phối xem xét và quyết định phê duyệt kế hoạch điều chỉnh sản xuất kinh doanh, kế hoạch đầu tư phát triển 5 năm 2011-2015 của doanh nghiệp theo đúng thẩm quyền và tổ chức triển khai kế hoạch, đảm bảo đúng quy định của pháp luật hiện hành.

Thực hiện giao quyền và trách nhiệm quản lý vốn, tài sản nhà nước cho Chủ tịch HĐTV các Tổng công ty do Nhà nước sở hữu 100% vốn điều lệ và Chủ tịch Hội đồng quản trị các Công ty cổ phần do nhà nước nắm giữ cổ phần chi phối phê duyệt báo cáo tài chính, thực hiện phân phối lợi nhuận, trích lập các quỹ hàng năm theo quy định, đồng thời chịu trách nhiệm trước pháp luật

về độ chính xác, trung thực của số liệu trong báo cáo của đơn vị mình; yêu cầu các đơn vị gửi kết quả thẩm tra, phê duyệt báo cáo tài chính, phân phối lợi nhuận cuối năm về Bộ Xây dựng (Vụ KH-TC) và các cơ quan quản lý nhà nước liên quan theo quy định.

Thực hiện theo Nghị định số 61/2013/NĐ-CP, Thông tư số 158/2013/TT-BTC và các văn bản có liên quan khác, các TCT đã thực hiện xây dựng và ban hành các văn bản quản lý nội bộ như Điều lệ tổ chức hoạt động; Quy chế quản lý tài chính; Quy chế hoạt động của Người đại diện theo ủy quyền đối với phần vốn của TCT đầu tư tại DN khác; Quy chế quản lý nợ của TCT; Quy chế hoạt động của Kiểm soát viên TCT. Về cơ bản, các văn bản, quy định nội bộ của các TCT đáp ứng được yêu cầu sản xuất kinh doanh; làm cơ sở cho việc quản lý, điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của TCT; đáp ứng được các yêu cầu của việc GSTC trước và trong quá trình SXKD và các quy định hiện hành của Nhà nước.

Các Tổng công ty thuộc bộ đã thực hiện công tác phân công, phân cấp phối hợp trong quá trình giám sát theo Điều lệ công ty, các quy định hiện hành của nhà nước. Tại Điều lệ tổ chức hoạt động của TCT, Quy chế tổ chức hoạt động của Kiểm soát viên, Quy chế hoạt động của Người đại diện phần vốn tại các Công ty có vốn góp của các TCT đã quy định tương đối đầy đủ trách nhiệm, quyền hạn, nghĩa vụ và cơ chế phối hợp; phân cấp trong hoạt động GSTC theo quy định hiện hành.

Các TCT cũng đã xây dựng kế hoạch giám sát và tổ chức thực hiện công tác GSTC tại công ty mẹ và tại các công ty có phần vốn góp cơ bản tuân thủ theo các quy định hiện hành.

Việc lập kế hoạch giám sát trong các doanh nghiệp do Bộ Xây dựng làm chủ sở hữu tương đối đầy đủ thông qua các cá nhân đại diện vốn tại doanh nghiệp (HĐTV, kiểm soát viên).

Tại Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và Khu công nghiệp IDICO đã xây dựng kế hoạch giám sát tài chính tại công ty mẹ và tại các công ty con có phần vốn góp của IDICO cơ bản đảm bảo quy định hiện hành. Kế hoạch đề ra thực hiện các cuộc giám sát tại 11/11 công ty con thông qua các cuộc họp của HĐTV IDICO với lãnh đạo các đơn vị về kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh, bằng việc kiểm tra BCTC định kỳ và đột xuất đối với từng đơn vị, văn bản đôc đốc về hoạt động đầu tư và góp vốn kinh doanh, tang giảm vốn tại các doanh nghiệp…

Cùng với kế hoạch giám sát của Tổng công ty là kế hoạch công tác năm của HĐTV và kiểm soát viên.

Các kế hoạch này được gửi trình Bộ Xây dựng và được phê duyệt tại văn bản số 536/QĐ-BXD ngày 19/3/2015 về kế hoạch kiểm soát viên.

Tại Tổng công ty Coma, Tổ kiểm soát đã lập kế hoạch công tác năm 2015 của kiểm soát viên gửi Bộ Xây dựng theo tờ trình số 10/TTr-TCT-KSV ngày 19/02/2015 về việc phê duyệt chương trình hoạt động năm 2015 của Kiểm soát viên Tổng công ty Coma. Kế hoạch của KSV đã được Bộ Xây dựng phê duyệt theo văn bản số 537/BXD-QLN ngày 19/3/2015. Trong năm, Tổ kiểm soát chủ yếu thực hiện kiểm soát gián tiếp trên cơ sở các báo cáo của người đại diện và báo cáo tài chính của các đơn vị nhận góp vốn của Coma để kịp thời giám sát việc chấp hành các quy định pháp luật, điều chỉnh hoạt động phù hợp.

Trong từng năm HĐTV, Kiểm soát viên và Người đại diện vốn thực hiện giám sát định kỳ thông qua các cuộc họp của HĐTV, KSV với lãnh đạo các đơn vị về kết quả sản xuất kinh doanh, phân tích đánh giá các chỉ tiêu tài chính đã thực hiện năm 2015.

Kết quả của cả quy trình giám sát được tổng hợp và lập báo cáo giám sát tài chính gửi Bộ Xây dựng hàng năm đầy đủ và khá kịp thời.

- Hoạt động GSTC được thực hiện trên cơ sở liên tục và định kỳ trong phương thức phối kết hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán đã phần nào đánh giá đúng thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động của DN

Trên cơ sở các quy định hiện hành về hoạt động GSTC đối với DN, Bộ XD đã triển khai một số nội dung như Kế hoạch GSTC 06 tháng năm 2015 và năm 2014, triển khai hoạt động GSTC tại một số đơn vị, lồng ghép việc GSTC trong công tác cổ phần hóa và xử lý tài chính tại các công ty thực hiện cổ phần hóa năm 2015, thực hiện công tác giám sát thông qua việc thanh tra, kiểm tra trực tiếp tại một số TCT, lồng ghép nội dung làm việc về GSTC trong các cuộc họp thường xuyên của lãnh đạo Bộ, các Vụ chức năng và DN trực thuộc Bộ.

Trong năm 2015, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Tài chính (Cục Tài chính doanh nghiệp) trực tiếp thực hiện giám sát 06 tháng đầu năm 2015 tại 05 Doanh nghiệp, gồm Tổng công ty Cơ khí Xây dựng-Coma (25-26/9/2015), Tổng Công ty Viglacera (15-17/9/2015), Tổng công ty Tư vấn xây dựng Việt Nam (23-24/9/2015), Tổng công ty Viwaseen (21-22/9/2015), Tổng công ty Xây dựng Hà Nội (01-02/10/2015).

Kết quả của việc giám sát thể hiện trên báo cáo kết quả giám sát khái quát như sau:

+ Trong 6 tháng đầu năm 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng các Tổng công ty đã cố gắng hoàn thành kế hoạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh, tìm kiếm việc làm, mở rộng đầu tư, hợp tác kinh doanh theo kế hoạch, ổn định đời sống cho người lao động;

+ Các Tổng công ty cơ bản đã hoàn thành vai trò quản lý các dự án đầu tư, tuân thủ quy định của pháp luật nên tạo được uy tín đối với các địa phương nơi có dự án đầu tư;

+ Việc thực hiện các dự án đầu tư như kinh doanh bất động sản và khu công nghiệp tạo điều kiện cho ngành vật liệu, xây lắp và sản xuất sản phẩm mới được phát triển;

+ Các Tổng công ty đã triển khai thực hiện công tác giám sát tài chính của đơn vị: Phân công cụ thể cán bộ đại diện phần vốn góp của Tổng công ty

tại các doanh nghiệp khác; rà soát, bổ sung, hoàn thiện hệ thống nội quy, quy chế, quy định quản lý nội bộ, như: Điều lệ tổ chức và hoạt động của Tổng Công ty, Quy chế quản lý tài chính của TCT, Quy chế quản lý nợ, Quy chế khoán, Thỏa ước lao động tập thể….

Cả giai đoạn 2014-2018, trong quá trình triển khai cổ phần hóa các TCT như: COMA, VNCC, LILAMA, IDICO, CC1, Sông Đà, chủ sở hữu đã lồng ghép việc GSTC trong quá trình xem xét, xử lý các vấn đề tài chính, xem xét việc xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh cho 3 năm của các TCT sau cổ phần hóa.

- Phương thức giám sát được thực thi đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng hoạt động quản lý giám sát hạn chế dần sự can thiệp hành chính của Bộ Xây dựng vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện, thực thi pháp luật. Việc giám sát của Nhà nước dựa trên các chỉ tiêu tài chính, kinh tế khách quan, chú trọng bảo đảm khả năng thanh toán của DN, hiệu quả kinh doanh của DN và bảo toàn phần vốn nhà nước tại DN;

- Năng lực quản lý, giám sát và trình độ cán bộ, công chức quản lý đã được củng cố, từng bước thay đổi tư duy về giám sát và góp phần nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, tạo tiền đề quan trọng cho sự nội kiểm và tiền kiểm, giảm tải về khối lượng công việc cũng như những thiệt hại có thể gây ra nếu chỉ chú trọng đến ngoại kiểm hay hậu kiểm như trước đây.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở bộ xây dựng (Trang 84 - 88)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)