Tăng cường công tác công khai, minh bạch thông tin

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở bộ xây dựng (Trang 114 - 119)

Giao nhiệm vụ cho đơn vị chủ trì tham mưu cho Bộ làm đầu mối công khai thông tin tài chính, công bố thông tin doanh nghiệp để triển khai hệ thống thông tin doanh nghiệp và cơ sở dữ liệu cho hoạt động giám sát tài chính; xây dựng quy chế cung cấp thông tin, cơ chế công khai thông tin, cơ chế phân tích, tổng hợp và báo cáo; hoàn thiện hệ thống thông tin phục vụ quản lý, giám sát tài chính và việc quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Giám sát tài chính doanh nghiệp sẽ không hiệu quả, thậm chí phản tác dụng nếu thông tin phục vụ giám sát tài chính thiếu chính xác, không đảm bảo tính trung thực. Vì thế cần nghiên cứu thành lập trung tâm thông tin giám sát hiệu quả quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại của các doanh nghiệp tại Bộ Tài chính. Đầu mối thông tin này có trách nhiệm tập hợp, phân tích và xử lý sử liệu báo cáo giám sát tài chính, cung cấp thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp và hiệu quả quản lý sử dụng vốn nhà nước tại các doanh nghiệp nhằm phục vụ cho việc hoạch định chính sách và giám sát hiệu quả quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp. Đồng thời, tiếp tục hoàn thiện hệ thống báo cáo tài chính doanh nghiệp, nâng cao chất lượng của các báo cáo tài chính doanh nghiệp thông qua chế độ bắt buộc kiểm toán báo cáo tài chính, tăng cường kỷ luật chấp hành lập và phát hành báo cáo tài chính, công khai tài chính của các doanh nghiệp có sử dụng vốn nhà nước. Tăng cường hoạt động kiểm toán nhà nước đối với các tập đoàn kinh tế, tổng công ty nhà nước, công ty nhà nước. Hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực kế toán, kiểm toán doanh nghiệp phù hợp với tiêu chuẩn, chuẩn mực quốc tế.

- Siết chặt kỷ cương trong việc thực hiện công khai các thông tin về doanh nghiệp, nhất là các thông tin về tình hình tài chính doanh nghiệp, về kết quả giám sát tài chính doanh nghiệp của doanh nghiệp, của đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước, của Bộ Tài chính trong hoạt động giám sát tài chính. Tăng cường trách nhiệm giải trình trước cơ quan quản lý nhà nước, trước dư luận xã hội của doanh nghiệp và người đại diện chủ sở hữu vốn nhà nước tại doanh nghiệp nhằm đảm bảo tính trung thực, khách quan và tin cậy của các thông tin về doanh nghiệp và tình hình tài chính doanh nghiệp.

KẾT LUẬN

Về lý thuyết, Giám sát tài chính là hoạt động tất yếu cần được thực thi của chủ sở hữu đối với hoạt động quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp, là một việc làm hết sức cần thiết nhằm đánh giá đúng thực trạng hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp; từ đó, có cơ chế chính sách giúp cơ quan quản lý nhà nước kịp thời phát hiện các yếu kém trong quá trình hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp để có cảnh báo và đề ra biện pháp chấn chỉnh kịp thời. GSTC thường được thực hiện thông qua việc: xây dựng kế hoạch giám sát; chỉ đạo và thực hiện công tác giám sát và lập báo cáo kết quả thực hiện giám sát tài chính.

Trên thực tế, trong giai đoạn 2014-2018, hoạt động GSTC ở Bộ Xây dựng đã được thực thi một cách liên tục, đáp ứng được về yêu cầu quản lý vốn nhà nước tại các doanh nghiệp thuộc Bộ, đã từng bước đáp ứng được yêu cầu của chủ sở hữu vốn thông qua: Công tác giám sát tài chính tại các doanh nghiệp đã được thực hiện với khung khổ pháp lý cơ bản và hệ thống tổ chức giám sát đầy đủ; Hoạt động GSTC được thực hiện trên cơ sở liên tục và định kỳ trong phương thức phối kết hợp với các cơ quan thanh tra, kiểm toán đã phần nào đánh giá đúng thực trạng tài chính, hiệu quả hoạt động của DN; Phương thức giám sát được thực thi đã đáp ứng được yêu cầu đổi mới theo hướng hoạt động quản lý giám sát hạn chế dần sự can thiệp hành chính của Bộ Xây dựng vào hoạt động của doanh nghiệp, tăng quyền tự chủ và trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thực hiện, thực thi pháp luật; năng lực quản lý, giám sát và trình độ cán bộ, công chức quản lý đã được củng cố, từng bước thay đổi tư duy về giám sát và góp phần nâng cao trình độ, tính chuyên nghiệp trong công tác quản lý tài chính doanh nghiệp, tạo tiền đề quan trọng cho sự nội kiểm và tiền kiểm, giảm tải về khối lượng công việc cũng như những thiệt hại có thể

gây ra nếu chỉ chú trọng đến ngoại kiểm hay hậu kiểm như trước đây. Tuy nhiên, vẫn còn một số tồn tại cần được khắc phục để hoàn thiện hơn nữa về công tác giám sát, góp phần mang lại hiệu quả trong quản lý và sử dụng vốn, tài sản nhà nước tại doanh nghiệp.

Trong các giai đoạn tiếp theo, để hoàn thiện hoạt động GSTC ở Bộ Xây dựng cần thực hiện đồng bộ các giải pháp sau: Hoàn thiện chính sách phục vụ công tác giám sát tài chính; hoàn thiện cơ chế giám sát việc đầu tư, quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp; giải pháp về tăng cường năng lực quản lý; đẩy mạnh thực hiện việc tái cơ cấu doanh nghiệp nhà nước và tăng cường công tác công khai, minh bạch thông tin.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ Tài chính, 2013. Thông tư 158/ Thông tư 158/2013/TT-BTC của Bộ tài chính: hướng dẫn một số nội dung về giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước. Hà Nội.

2. Bộ Xây dựng, 2015-2018. Báo cáo giám sát tài chính. Hà Nội.

3. Bộ Xây dựng, 2015-2018. Báo cáo theo dõi kết quả thực hiện Đề án Tái cơ cấu, cổ phần hóa các Tổng công ty thuộc Bộ Xây dựng. Hà Nội.

4. Chính phủ, 2013, Nghị định 61/2013/NĐ-CP về Về việc ban hành Quy chế giám sát tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính đối với DN do nhà nước làm chủ sở hữu và DN có vốn nhà nước. Hà Nội.

5. Chính phủ, 2015, Nghị định số 87/2015/NĐ-CP Về giám sát đầu tư vốn nhà nước vào DN; giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính của DN nhà nước và DN có vốn nhà nước. Hà Nội.

6. Chính phủ, Nghị định số 71/2013/NĐ-CP Về đầu tư vốn nhà nước vào DN và quản lý tài chính đối với DN do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ. Hà Nội.

7. Chính phủ, 2015, Nghị định số 81/2015/NĐ-CP ngày 18 tháng 9 năm 2015 quy định về công bố thông tin của doanh nghiệp nhà nước. Hà Nội. 8. Cục Tài chính doanh nghiệp, Bộ Tài chính, 2013-2015. Cẩm nang hướng

dẫn giám sát tài chính DNNN, Cục tài chính DN. Hà Nội.

9. Phan Huy Đường, 2015, Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế. Hà Nội: nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.

10.Học viện tài chính, 2016,Giám sát tài chính đối với doanh nghiệp nhà nước và doanh nghiệp có vốn nhà nước ở Việt Nam – thực trạng và giải pháp. Kỷ yếu hội thảo khoa học.

11.Nguyễn Thị Lan Hương, 2013. Những vấn đề pháp lý về tài chính doanh nghiệp.

12.Kiểm toán nhà nước,2016. Báo cáo kiểm toán Hoạt động giám sát tài chính, đánh giá hiệu quả hoạt động và công khai thông tin tài chính năm 2015 đối với DN do Nhà nước làm chủ sở hữu, DN có vốn Nhà nước đối với niên độ 2015 của Bộ XD. Hà Nội.

13.Quốc hội, 2014. Luật quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại DN, số 69/2014/QH3. Hà Nội.

14.Quốc hội, 2014. Luật Doanh nghiệp. Hà Nội.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát tài chính các doanh nghiệp do nhà nước làm chủ sở hữu ở bộ xây dựng (Trang 114 - 119)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(119 trang)