Những hạn chế trong thực công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dây cáp điện việt thái​ (Trang 92)

3. Đề tài đạt chất lƣợng theo yêu cầ u:

2.2.12 Những hạn chế trong thực công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết

định kết quả kinh doanh tại công ty

2.2.12.1 Kế toán doanh thu

Hình thức bán hàng phổ biến nhất trong hoạt động bán hàng của công ty là bán chịu nên xảy ra tình trạng công ty bị chiếm dụng vốn nếu thời gian trả tiền mua hàng của khách hàng quá lâu hoặc đến hạn trả mà khách hàng không có khả năng chi trả.

Công ty không mở các tài khoản chi tiết theo dõi từng đối tƣợng khách hàng thân thiết cho tài khoản 131- “Phải thu của khách hàng” nên khó có thể theo dõi các đối tƣợng khách hàng một cách chi tiết và nhanh chóng. VD: TK 131CAD cho công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI).

Công ty chƣa mở TK 5211- “Chiết khấu thƣơng mại”, TK 5212- “Hàng bán bị trả lại”, TK 5213- “Giảm giá hàng bán” cho các khoản giảm trừ doanh thu theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính mà vẫn còn sử dụng TK 521- “Chiết khấu thƣơng mại”, TK 531- “Hàng bán bị trả lại”, TK 532- “Giảm giá hàng bán” theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

Chính sách chiết khấu thƣơng mại của công ty dành cho khách hàng chƣa hợp lý và mang lại hiệu quả kinh tế tối ƣu cho kết quả kinh doanh của công ty đối với những khách hàng thân thiết cũng nhƣ không đủ thuyết phục để thu hút sức mua của những khách hàng tiềm năng của công ty.

2.2.12.2 Kế toán chi phí

Công ty chƣa kịp thời cập nhập TK 6414- “Khấu hao TSCĐ” trong thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính để hạch toán cho chi phí vận chuyển mà vẫn còn sử dụng TK 6416- “Vận chuyển hàng” theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

Công ty phải chi quá nhiều tiền vào việc tiếp khách khi gặp mặt các đối tác cũng nhƣ chi trả bằng tiền cho các hoạt động bán hàng và quản lý doanh nghiệp đã làm chi phí dẫn đến ảnh hƣởng mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Đặc biệt là chi phí quản lý doanh nghiệp rất cao 1,530,529,960 đồng.

Công ty chƣa mở TK 229- “Dự phòng tổn thất tài sản” theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính để hạch toán khi trích lập dự phòng cũng nhƣ hoàn nhập dự phòng mà vẫn còn sử dụng TK 129- “Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn” khi hạch toán chi phí tài chính hay TK 139- “Dự phòng phải thu khó

đòi” khi hạch toán Chi phí quản lý doanh nghiệp, TK 159- “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.

2.2.12.3 Kế toán chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Hiện nay, công ty tiến hành nộp thuế TNDN qua mạng nhƣng do cách thức này còn mới mẽ nên kế toán thƣờng gặp một số lỗi gây khó khăn cho việc nộp thuế của công ty.

CHƢƠNG 3: NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN DOANH THU, CHI PHÍ VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH

TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN DÂY CÁP ĐIỆN VIỆT THÁI 3.1 Nhận xét

3.1.1 Bộ máy kế toán của công ty

Bộ máy kế toán công ty đƣợc tổ chức theo mô hình tập trung, cho nên toàn bộ sổ sách chứng từ đều đƣợc chuyển về văn phòng kế toán của công ty, tạo điều kiện cho việc kiểm tra, xử lý và cung cấp thông tin nhanh nhạy, chỉ đạo của kế toán trƣởng đƣợc thống nhất. Tất cả các công việc hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong tháng, trong quý, trong năm của công ty đều đƣợc tập trung giải quyết tại phòng kế toán một cách thống nhất và chặt chẽ.

Các nhân viên kế toán đều có trình độ chuyên môn cao, có kinh nghiệm làm việc tại công ty và tinh thần trách nhiệm với công việc giúp cho việc theo dõi các nghiệp vụ, ghi chép sổ sách đều đƣợc tiến hành một cách hợp lý và chính xác.

Công ty chƣa xác định đƣợc số lƣợng nhân viên kế toán cần thiết dựa trên khối lƣợng công việc kế toán của công ty yêu cầu về trình độ nghiệp vụ của nhân viên. Bên cạnh đó bố trí nhân viên kế toán chƣa phù hợp với trình độ chuyên môn, dẫn tới tình trạng kiêm nhiệm nhiều công việc cùng một lúc dẫn đến hiệu quả làm việc không cao.

3.1.2 Chế độ kế toán, hệ thống tài khoản, chứng từ sử dụng

Công ty đang vận dụng chế độ kế toán Nhật ký chung, hệ thống tài khoản kế toán đến việc tổ chức, vận dụng sổ sách kế toán, hệ thống báo cáo kế toán đều thực hiện đúng và chính xác để đảm bảo cho việc thu thập, xử lý thông tin và kiểm tra, kiểm soát sổ sách.

Doanh nghiệp có thể rút trích các thông tin kế toán một cách tự động, nhanh chóng thông qua phần mềm kế toán đang đƣợc sử dụng, giúp cho việc hạch toán, lập báo cáo, quản lý tài sản đƣợc thực hiện dễ dàng, chính xác, mất ít thời gian hơn. Các thông tin trên phần mềm đƣợc đảm bảo hơn và giúp cung cấp thông tin cho việc ra đánh giá và ra quyết định cho bộ phận quản lý.

Chứng từ đƣợc sử dụng trong quá trình hạch toán đúng mẫu của Bộ Tài chính ban hành, lập đúng cách và quản lý chứng từ. Chứng từ phản ánh đầy đủ, chính xác các thông tin, nội dung kinh tế phát sinh.

Quá trình luân chuyển chứng từ đƣợc tiến hành hợp lý, kịp thời, liên tục, đảm bảo đƣợc kiểm soát chặt chẽ, cũng nhƣ đảm bảo trách nhiệm của nhân viên tiến hành luân chuyển chứng từ.

Khối lƣợng hàng tồn kho trong kỳ luôn đƣợc theo dõi chính xác, chi tiết cụ thể do công ty áp dụng phƣơng pháp kê khai thƣờng xuyên để hạch toán hàng tồn kho.

Công ty hạch toán hàng xuất kho theo phƣơng pháp bình quân gia quyền cuối kỳ nên việc ghi nhận giá vốn hàng bán cho mỗi lần ghi nhận doanh thu kế toán sẽ để trống chỉ theo dõi số lƣợng hàng tồn kho đến cuối tháng mới ghi nhận giá vốn.

Công ty chƣa kịp thời cập nhật hết các điểm thay đổi trong thông tƣ 200/ 2014/TT- BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà vẫn còn sử dụng hệ thống tài khoản theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 của Bộ Tài chính.

Trình bày các tài khoản chi tiết chƣa đƣợc chi tiết, thống nhất theo một phƣơng pháp cụ thể, dẫn đến việc sắp xếp và theo dõi các nghiệp vụ phát sinh còn gặp khó khăn trong việc nhận biết đối tƣợng.

Các mẫu báo cáo tƣơng đối cung cấp đầy đủ thông tin và đáp ứng đƣợc nhu cầu thông tin liên quan đến các hoạt động của công ty. Nhƣng chƣa chỉ ra đƣợc một số thông tin cần thiết những nguy cơ, cơ hội, tiềm năng phát triển kinh tế…thể hiện qua các con số kế toán. Các mẫu báo cáo còn trùng lặp, chƣa mang tính tổng hợp cao nên sẽ làm mất nhiều thời gian của các nhà quản lý.

3.1.3 Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Hiện nay, công ty đã tăng doanh thu hơn những năm trƣớc nhờ việc thúc đẩy công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm, để khách hàng tiếp cận, tìm hiểu biết rõ thông tin về sản phẩm mà công ty có thể cung ứng giúp đạt đƣợc hiệu quả kinh tế cao hơn.

Công ty có điều kiện tiếp cận với cơ chế thị trƣờng và vận dụng nó một cách linh hoạt vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Chính những cải tiến, đổi mới của khoa học công nghệ đã mang lại hiệu quả tối ƣu cho hoạt động kinh doanh của công ty.

Công ty thu hút đƣợc một lƣợng lớn khách hàng giúp tiêu thụ đƣợc khối lƣợng hàng tồn kho nhanh chóng nhƣng đa số là khách hàng mua hàng với hình thức bán chịu

Chính sách chiết khấu của công ty là một cách thức giúp gia tăng lƣợng sản phẩm của công ty đƣợc tiêu thụ, nhƣng chính sách công ty đang áp dụng chƣa đƣợc phù hợp và đủ thuyết phục sức mua của mọi đối tƣợng khách hàng.

Công ty chỉ ghi nhận doanh thu và chi phí khi có đầy đủ các chứng từ.

Chi phí đƣợc kế toán công ty chia thành chi phí có đầy đủ hóa đơn, chứng từ hợp lệ và chi phí để lƣu riêng biệt giúp kế toán dễ dàng xác định đƣợc chi phí chịu thuế và chi phí không chịu thuế.

Chi phí phát sinh lớn nên làm ảnh hƣởng đến mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận của công ty. Đặc biệt là những chi phí phát sinh có thể khắc phục nhƣ do vi phạm luật giao thông, chi phí tiếp khách, chi phí mua ngoài cung cấp cho bộ phận bán hàng và quản lý doanh nghiệp.

Hiện nay, công ty chƣa mở đầy đủ các tài khoản chi tiết cụ thể để theo dõi chi tiết từng đối tƣợng khách hang gây khó khăn trong việc đánh giá khả năng mua hàng cũng nhƣ khả năng chi trả các khoản mua hàng chịu của khách hàng. Công ty cũng chƣa mở đầy đủ chi tiết các tài khoản chi tiết cụ thể để theo dõi chi tiết từng mặt hàng tồn kho làm khó kiểm soát lƣợng hàng tồn kho.

Công ty chƣa cập nhật đầy đủ các điểm thay đổi trong thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của bộ tài chính khi hạch toán kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh của công ty.

3.2 Kiến nghị

3.2.1 Bộ máy kế toán của công ty

Công ty nên theo dõi khối lƣợng công việc kế toán phải thực hiện đồng thời kiểm tra trình độ chuyên môn nghiệp vụ của các nhân viên để nắm bắt đƣợc khả năng hoàn thành công việc, tránh đƣợc tình trạng sử dụng không đúng năng lực làm việc cũng nhƣ không thể hoàn thành khối lƣợng công việc cần thực hiện.

Yêu cầu các nhà quản lý sắp xếp, bố trí hợp lý công việc cho từng nhân viên tránh đƣợc tình trạng kiêm nhiệm nhiều công việc giúp hoàn thành công việc đã đƣợc giao một cách tốt nhất.

Công ty nên có những chính sách đào tạo, học hỏi thêm về chuyên môn nghiệp vụ khi chế độ kế toán mới có nhiều đổi mới cần cập nhật thƣờng xuyên tránh đƣợc những sai sót.

Công ty nên có các chính sách khen thƣởng những đóng góp, cống hiến hoàn thành công việc cũng nhƣ xử lý những trƣờng hợp gây ảnh hƣởng đến công ty. Điều đó, sẽ giúp nhân viên của công ty có tinh thần trách nhiệm cao hơn trong công việc mình đảm trách hoàn thành.

3.2.2 Công tác kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh

Công ty nên xem xét, tăng cƣờng truyền thông cho công ty bằng cách có các hình thức quảng cáo giới thiệu sản phẩm tới thị trƣờng để thúc đẩy công tác bán hàng, tiêu thụ sản phẩm đƣợc hiệu quả kinh tế hơn.

Công ty nên duy trì tốt các mối quan hệ với khách hàng cũ đồng thời thiết lập thêm các mối quan hệ mới bằng các chính sách chiết khấu hợp lý vẫn đảm bảo đƣợc lợi ích kinh tế của công ty nhƣ giảm bớt các khoản chiết khấu của những khách hàng lớn để có thể có những khoản chiết khấu cho những hợp đồng có giá trị trung bình nhằm thu hút sức mua hàng của các đối tƣợng khách hàng này nhƣng vẫn đảm bảo đƣợc các khách hàng lớn vẫn chấp nhận mua hàng với mức chiết khấu mới nhỏ hơn so với mức cũ nhƣng không đáng kể.

Công ty nên duy trì tốt các mối quan hệ cũ đồng thời cũng thiết lập thêm các mối quan hệ mới, tìm kiếm thị trƣờng tiêu thụ nhằm làm cho thị trƣờng ngày càng mở rộng sản phẩm bán ra ngoài thị trƣờng ngày càng nhiều, dẫn đến lợi nhuận của Công ty ngày càng tăng.

Kế toán của công ty nên mở thêm các tài khoản chi tiết cho tài khoản 131- “Phải thu của khách hàng” để theo dõi từng đối tƣợng khách hàng lâu năm hay có sức mua hàng của công ty lớn. Nhờ sự chi tiết này mà công ty dễ dàng nắm bắt đƣợc sức mua tiềm năng cũng nhƣ khả năng chi trả các khoản mua chịu từ các đối tƣợng này giúp cho công ty có thể đánh giá đƣợc khả năng cung ứng sản phẩm tiêu thụ đồng thời tạo ra những hợp đồng tiêu thụ sản phẩm mang lại hiệu quả kinh tế cao cho công ty, thực hiện đƣợc mục tiêu tối đa hóa lợi nhuận. Ví dụ mở tài khoản 131 chi tiết cho những công ty thƣờng có các hợp đồng mua hàng lớn, thƣờng xuyên của công ty nhƣ mở TK 131 CAD cho công ty Cổ phần Dây cáp điện Việt Nam (CADIVI) hay các hợp đồng đƣợc hƣởng chiết khấu của công ty nhƣ TK 131 TND cho công ty TNHH Trung Nghĩa ngày 17/01/2015 đã mua tổng lƣợng hàng,chƣa bao gồm thuế GTGT 10% là 139,541,500 đồng đƣợc hƣởng chiết khấu là 9,105,420 đồng. TK 131 THD cho công ty TNHH Thƣơng mại Dịch Vụ điện

Trúc Huy ngày 02/01/2015 đã mua tổng lƣợng hàng, chƣa bao gồm thuế GTGT 10% là 53,304,400 đồng đƣợc hƣởng chiết khấu là 11,235,920 đồng.

Kế toán của công ty nên nhanh chóng cập nhật mở thêm các hệ thống tài khoản đã đƣợc hạch toán thay đổi trong thông tƣ 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 để hạch toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh mà kế toán công ty còn hạch toán theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/03/2006 cuả Bộ Tài chính đối với các tài khoản sau:

 Chiết khấu thƣơng mại là TK 5211 thay cho TK 521

 Hàng bán bị trả lại là TK 5212 thay cho TK 531

 Giảm giá hàng bán là TK 5213 thay cho TK 532

 Khi hạch toán chi phí vận chuyển sử dụng TK 6414- “Khấu hao TSCĐ” thay cho TK 6416- “Vận chuyển hàng”.

 Khi hạch toán trích lập dự phòng hay hoàn nhập dự phòng sử dụng TK 229- “Dự phòng tổn thất tài sản” thay cho TK 129- “Dự phòng giảm giá đầu tƣ ngắn hạn khi hạch toán chi phí tài chính hay TK 139- “ Dự phòng phải thu khó đòi” khi hạch toán chi phí quản lý doanh nghiệp, TK 159- “Dự phòng giảm giá hàng tồn kho”.

Trong các trƣờng hợp cụ thể nhƣ sau:

 Ngày 02/01/2015, công ty tiến hành trừ nợ công ty TNHH Thƣơng mại Dịch vụ điện Trúc Huy số tiền chiết khấu là 11,235,920 đồng theo PKT.1401CK.

 Kế toán vẫn sử dụng quyết định 15/2006/QĐ-BTC hạch toán:

Nợ TK 521 11,235,920

Nợ TK 3331 1,123,592

Có TK 131 12,359,512

 Kế toán nên sử dụng thông tƣ 200/2014/TT-BTC hạch toán:

Nợ TK 5211 11,235,920

Nợ TK 3331 1,123,592

 Ngày 29/02/2015, công ty tiến hành chi trả bằng tiền mặt cƣớc vận chuyển tháng 2 với số tiền là 1,410,000 đồng. Theo phiếu chi số 82/02.

 Kế toán vẫn sử dụng quyết định 15/2006/QĐ-BTC hạch toán:

Nợ TK 6416 1,410,000

Có TK 1111 1,410,000

 Kế toán nên sử dụng Thông tƣ 200/2014/TT-BTC hạch toán:

Nợ TK 6414 1,410,000

Có TK 1111 1,410,000

Công ty cần lập các khoản dự phòng cho các khoản nợ phải thu cũng nhƣ hàng tồn kho còn ứ đọng chƣa tiêu thụ hết nhằm bù đắp các khoản nợ không thu hồi đƣợc, các khoản thiệt hại thực tế xảy ra do hàng tồn kho bị giảm giá bằng các TK 229 “Dự phòng tổn thất tài sản” theo thông tƣ 200/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính. Công ty nên xử lý kịp thời trích các khoản dự phòng và hoàn nhập khi số dự phòng lớn (nhỏ) hơn số đã trích dự phòng trƣớc đó.

 Đối với dự phòng giảm giá hàng tồn kho:

Mức dự phòng giảm giá vật tƣ = Lƣợng vật tƣ hàng hóa thực tế tồn kho tại thời điểm lập báo cáo* (giá gốc hàng tồn kho theo sổ kế toán- giá trị thuần có thể thực hiện đƣợc của hàng tồn kho).

Ví dụ: Giả sử cuối quý I/2015, kế toán kho thấy mặt hàng dây VCmd ít đƣợc tiêu thụ do

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) kế toán doanh thu, chi phí và xác định kết quả kinh doanh tại công ty cổ phần dây cáp điện việt thái​ (Trang 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(129 trang)