Phƣơng pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh hưng yên​ (Trang 31)

2.2.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Phƣơng pháp nghiên cứu định tính là phƣơng pháp tiếp cận nhằm tìm cách mô tả và phân tích đặc điểm của một đối tƣợng cụ thể theo quan điểm của nhà nghiên cứu. Nghiên cứu định tính cung cấp thông tin toàn diện về các đặc điểm của môi trƣờng xã hội nơi nghiên cứu đƣợc tiến hành. Phƣơng pháp này cho phép phát hiện những chủ đề quan trọng mà các nhà nghiên cứu có thể chƣa bao quát đƣợc trƣớc đó. Trong nghiên cứu định tính, một số câu hỏi nghiên cứu và phƣơng pháp thu thập thông tin đƣợc chuẩn bị trƣớc, nhƣng chúng có thể đƣợc điều chỉnh cho phù hợp khi những thông tin mới xuất hiện trong quá trình thu thập.

Trên cơ sở các số liệu sơ cấp và thứ cấp đã đƣợc thu thập và xử lý, tác giả đã đánh giá, nhận xét về hiệu quả đầu tƣ công tỉnh Hƣng Yên giai đoạn 1997 – 2017, qua đó trả lời các câu hỏi nghiên cứu đƣợc đặt ra.

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Phƣơng pháp nghiên cứu định lƣợng là việc thu thập, phân tích thông tin trên cơ sở các số liệu thu thập đƣợc lấy từ môi trƣờng xã hội nơi nghiên cứu đƣợc tiến hành. Mục đích của việc nghiên cứu định lƣợng là đƣa ra các

kết luận về nghiên cứu của môi trƣờng xã hội tại nơi tiến hành nghiên cứu thông qua việc sử dụng các phƣơng pháp thống kê để xử lý dữ liệu và số liệu. Nội dung của phân tích định lƣợng là thu thập số liệu từ nơi nghiên cứu, xử lý các số liệu này thông qua các phƣơng pháp thống kê thông thƣờng, mô phỏng hoặc chạy các phần mềm xử lý dữ liệu và đƣa ra các kết luận chính xác.

Trong bài nghiên cứu, tác giả đã sử dụng số liệu thống kê đƣợc công bố kết hợp với phƣơng pháp xác định chỉ số ICOR, phƣơng pháp hồi quy đa biến để xác định mức độ ảnh hƣởng của đầu tƣ công, đầu tƣ tƣ nhân, lao động và các nhân tố khác đến hiệu quả đầu tƣ công và tăng trƣởng kinh tế của tỉnh.

2.2.3. Phương pháp thu thập và xử lý dữ liệu

2.2.3.1. Phương pháp thu thập dữ liệu

Để có căn cứ đƣa ra các nhận định về thực trạng hiệu quả đầu tƣ công của tỉnh, tác giả đã tiến hành thu thập các dữ liệu sơ cấp và thứ cấp.

a. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu sơ cấp

Dữ liệu sơ cấp là các dữ liệu đƣợc điều tra, thu thập trong quá trình nghiên cứu, đây là dữ liệu gốc và rất quan trọng trong việc tổng hợp lên các dữ liệu thứ cấp có độ tin cậy cao. Các dữ liệu sơ cấp này đƣợc tác giả thu thập thông qua việc phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia thông qua bảng hỏi, nội dung chủ yếu là các câu hỏi đƣợc thiết kế sẵn và các đối tƣợng sẽ trả lời trực tiếp trong quá trình phỏng vấn.

Quá trình thu thập và tổng hợp dữ liệu thứ cấp đƣợc tác giả tiến hành qua các bƣớc cụ thể nhƣ sau:

Bƣớc 1: Thiết kế bảng hỏi, đây là tiền đề quan trọng để thu thập tối đa và chính xác dữ liệu thứ cấp, góp phần nâng cao độ tin cậy của kết quả nghiên cứu.

Trên cơ sở quy trình triển khai một dự án đầu tƣ công kết hợp sự dụng các thang đo để đánh giá mức độ phản ánh từ ngƣời đƣợc phỏng vấn, tác giả đã thiết kế bảng hỏi bao gồm 18 câu hỏi tập trung vào 7 nội dung về công tác

lập kế hoạch phân bổ vốn, công tác chuẩn bị đầu tƣ, công tác lựa chọn nhà thầu, năng lực quản lý dự án của các chủ đầu tƣ, công tác quyết toán, thất thoát trong đầu tƣ công và chất lƣợng các dự án đầu tƣ công (Phụ lục 1).

Bƣớc 2: Tiến hành khảo sát. Để đánh giá một cách khách quan và hiệu quả kết quả khảo sát, tác giả đã tiến hành phỏng vấn 30 cán bộ quản lý liên quan đến hoạt động quản lý đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên. Thời gian thực hiện diễn ra trong 15 ngày.

Bƣớc 3: Tổng hợp khảo sát. Trong quá trình khảo sát tác giả tiến hành phỏng vấn trực tiếp, đảm bảo 100% bảng hỏi hợp lệ, nâng cao chất lƣợng cuộc khảo sát.

Bƣớc 4: Phân tích dữ liệu khảo sát. Căn cứ vào dữ liệu thu thập đƣợc từ bảng hỏi, tác giả đã có đƣợc cái nhìn tổng quát về tình hình đầu tƣ công tỉnh Hƣng Yên những năm gần đây, qua đó lựa chọn các giải pháp tối ƣu nâng cao hiệu quả đầu tƣ công tỉnh Hƣng Yên trong thời gian tới.

Kết quả điều tra, khảo sát đƣợc tác giả mô tả cụ thể trong chƣơng thực trạng hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ công.

b. Phƣơng pháp thu thập dữ liệu thứ cấp

Dữ liệu thứ cấp là các dữ liệu có sẵn, đã đƣợc điều tra, công bố và đƣợc thu thập từ các tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội... trong báo cáo đầu tƣ công của địa phƣơng, từ các nguồn số liệu ở các văn bản, tạp chí, internet. Số liệu này có mức độ tin cậy cao hơn so với dữ liệu sơ cấp. Tác giả đã tiến hành thu thập, thống kê số liệu từ các niên giám thống kê tỉnh Hƣng Yên qua các năm, các báo cáo kinh tế xã hội tỉnh Hƣng Yên qua các thời kỳ, từ đó làm cơ sở để tiến hành xử lý dữ liệu và phục vụ nghiên cứu.

2.2.2.2. Phương pháp xử lý dữ liệu

Trên cơ sở các tài liệu đã đƣợc tổng hợp, vận dụng các phƣơng pháp phân tích thống kê nhƣ số tƣơng đối, số tuyệt đối, số bình quân gia quyền và

phƣơng pháp so sánh để phân tích hiện trạng sử dụng vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách địa phƣơng tỉnh Hƣng Yên qua các năm nhằm đáp ứng đƣợc mục đích nghiên cứu của đề tài đã đặt ra. Các phƣơng pháp phân tích, xử lý số liệu thống kê đƣợc thực hiện nhờ vào công cụ tin học. Với dữ liệu sơ cấp, tác giả xử lý toàn bộ số liệu trên phần mềm Excel. Còn với dữ liệu thứ cấp, tác giả trình bày trên bảng thống kê và đồ thị thống kê, riêng hồi quy đa biến đƣợc xử lý qua phần mềm Eview.

2.2.4. Phương pháp phân tích, tổng hợp và so sánh

Sử dụng phƣơng pháp phân tích, tổng hợp và so sánh, tác giả sẽ dựa vào các dữ liệu thu thập đƣợc để đƣa ra những phân tích, nhận định mang tính khách quan. Từ đó đƣa ra nhận định tổng quan về hiện trạng sử dụng vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách địa phƣơng tỉnh Hƣng Yên trong giai đoạn 1997 – 2017.

2.2.5. Phương pháp phỏng vấn chuyên gia

Chọn mẫu điều tra: Với 30 phiếu điều tra đƣợc gửi trực tiếp tới 30 cán bộ làm việc tại văn phòng UBND tỉnh và các sở, ban, ngành trực thuộc UBND tỉnh Hƣng Yên, tác giả đã nhận lại 30 phiếu, đảm bảo tuân theo lý thuyết cơ bản của thống kê, quy luật số lớn.

Cách thức tiến hành: Tác giả phát phiếu hỏi và phỏng vấn trực tiếp các chuyên gia để thu thập thông tin cần thiết.

Địa điểm khảo sát: Văn phòng UBND tỉnh Hƣng Yên, các Sở: Kế hoạch và Đầu tƣ, Tài chính, Giao thông vận tải, Xây dựng, Nông nghiệp và PTNN, trụ sở tại thành phố Hƣng Yên, tỉnh Hƣng Yên.

2.3.6. Phương pháp phân tích hồi quy đa biến

Có nhiều yếu tố ảnh hƣớng tới Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) nhƣ tiêu dùng, đầu tƣ, chi tiêu, xuất khẩu,... Trong đề tài nghiên cứu này, để bám sát với mục tiêu và phƣơng hƣớng phát triển kinh tế của tỉnh, tác giả chỉ xác định 03 yếu tố chính ảnh hƣởng đến GRDP là vốn đầu tƣ công (Ig), vốn đầu tƣ tƣ nhân (I ) và lao động toàn xã hội ( ).

Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp định lƣợng, phân tích hồi qua đa biến với sáu biến số gồm: Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) đóng vai trò là biến phụ thuộc, Igp, Igt, Ipa, Ipb và L là năm biến độc lập. Số liệu chuỗi thời gian đƣợc thu thập theo năm trong giai đoạn 1997-2017, các biến đƣợc tổng hợp từ nguồn số liệu thứ cấp (Niên giám thống kê tỉnh Hƣng Yên và các báo cáo kinh tế - xã hội của tỉnh đã đƣợc công bố công khai).

Đề tài sử dụng phần mềm EVIEWS để thực hiện hồi quy đa biến với: - Số mẫu: 21 (giai đoạn 1997 - 2017).

- Biến phụ thuộc: Y (GRDP, Đvt: tỷ đồng).

- Năm biến độc lập (biến định lƣợng) là: Igp (lƣợng vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách địa phƣơng qua các năm, đvt: tỷ đồng), Igt (lƣợng vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách trung ƣơng qua các năm, đvt: tỷ đồng), Ipa (lƣợng vốn đầu tƣ khu vực ngoài nhà nƣớc qua các năm, đvt: tỷ đồng), Ipb (lƣợng vốn đầu tƣ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài qua các năm, đvt: tỷ đồng), (lao động toàn xã hội, đvt: ngƣời).

Hàm hồi quy có dạng:

µ

Các số liệu thứ cấp đƣợc tổng hợp từ niên giám thống kê của tỉnh qua các năm và báo cáo kinh tế xã hội các giai đoạn.

Kết quả của phƣơng pháp này sẽ cho thấy đƣợc tác động của vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách địa phƣơng, vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách trung ƣơng, vốn đầu tƣ khu vực ngoài nhà nƣớc, vốn đầu tƣ khu vực có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài và lƣợng lao động trong xã hội lên tăng trƣởng kinh tế, qua đó ta sẽ đánh giá một cách tổng quan về tình hình sử dụng vốn đầu tƣ công của tỉnh trong thời gian qua.

Ngoài ra tác giả còn thực hiện kiểm định mô hình xác định phƣơng sai sai số thay đổi sau khi hồi quy hàm, tự tƣơng quan sau khi hồi quy hàm, bỏ sót biến của hàm hồi quy và mô hình có phân phối chuẩn.

CHƢƠNG 3. THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN ĐẦU TƢ CÔNG NGUỒN NGÂN SÁCH ĐỊA PHƢƠNG TỈNH HƢNG YÊN

GIAI ĐOẠN 1997 - 2017

3.1. Giới thiệu chung về tỉnh Hƣng Yên

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

3.1.1.1. Vị trí địa lý

Hƣng Yên có vị trí địa lý thuận lợi là nằm kề sát thủ đô Hà Nội, có các tuyến đƣờng giao thông quan trọng nhƣ quốc lộ 5 (dài 23 km), tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; quốc lộ 38, quốc lộ 39 (dài 43 km) nối quốc lộ 5 với quốc lộ 1 tại Hà Nam, đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đƣờng sông: Sông Hồng, sông uộc. Hệ thống cao tốc, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên hình thành lên 4 trục ngang và 1 trục dọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện địa lý, địa hình của tỉnh, tạo lên mạng lƣới liên hoàn liên kết giữa tỉnh Hƣng Yên với thủ đô Hà Nội và các tỉnh bạn, cũng nhƣ kết nối trung tâm tỉnh với các huyện và kết nối giữa các huyện với nhau. Đây là một trong những nhân tố tất yếu tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.

3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên

Tổng diện tích đất tự nhiên (tổng quỹ đất) của tỉnh Hƣng Yên là 93.022,44 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 53.810,19 ha, đất chuyên dùng là 17.419,05 ha, đất ở là 9.636,30 ha. Đất đai của tỉnh bằng phẳng, màu mỡ, nằm trong vùng có điều kiện thời tiết tƣơng đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, nhất là những cây đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra một khối lƣợng nông sản hàng hóa lớn, chất lƣợng cao phục vụ cho thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong vùng và cả nƣớc.

3.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2017

3.1.2.1. Về phát triển kinh tế

a. Tốc độ phát triển

Trong giai đoạn 1997 – 2017, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 14,27%/năm, trong đó nông nghiệp, thủy sản tăng trƣởng bình quân 3,76%, công nghiệp và xây dựng tăng trƣởng bình quân 21,85%, dịch vụ tăng trƣởng bình quân 12,8%. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân đƣợc xây dựng, cải tạo và nâng cấp từng bƣớc đồng bộ, hiện đại. Đặc biệt giao thông đƣờng bộ có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Cơ sở vật chất trƣờng học, cơ sở y tế đƣợc kiên cố hoá.

Giai đoạn 1997 - 2000, cơ sở vật chất của tỉnh vừa thiếu, vừa yếu do nhiều năm chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ hợp lý; các đơn vị kinh tế phát triển nhỏ lẻ, manh mún; đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Với sự lãnh đạo sâu sát, quyết liệt, kịp thời và hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các cấp chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế đã bƣớc đầu vƣợt qua những khó khăn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 22,34%.

Giai đoạn 2001 - 2005 là giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng bộ và và nhân dân Hƣng Yên đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 17,77%; trong đó khu vực nông nghiệp, thủy sản tăng 5,44%/năm; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 24,83%/năm; khu vực dịch vụ tăng 16,7%/năm.

Giai đoạn 2006 - 2010, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế của tỉnh, tình hình thời tiết, khí hậu cực đoan bất thƣờng, thiên tai dịch bệnh khó lƣờng. Đảng bộ và nhân dân

trong tỉnh từng bƣớc khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trƣởng bình quân 14,75%/năm.

Giai đoạn 2011- 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức từ những diễn biến phức tạp khó lƣờng của thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc, với sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, tỉnh Hƣng Yên đã đạt nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực; kinh tế duy trì tăng trƣởng khá so với mức bình quân chung cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP), bình quân đạt 7,85%.

Bảng 3.1: Số liệu tăng trƣởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 1997 – 2017

Đơn vị: %

Tổng số

Chia theo khu vực:

Nông nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giai đoạn 1997 - 2000 122,34 105,65 152,30 116,29 Giai đoạn 2001 - 2005 117,78 105,44 124,83 116,72 Giai đoạn 2006 - 2010 114,75 103,73 117,78 114,02 Giai đoạn 2011 - 2015 107,85 101,58 109,59 107,51 Giai đoạn 2016 - 2017 108,27 102,25 109,50 108,01

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên các năm 2002, 2007, 2012, 2017 và tính toán của tác giả)

Giai đoạn 2016- 2017, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc có những thuận lợi, nhƣng cũng không ít khó khăn thách thức, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lƣờng, tình hình kinh tế đã đạt đƣợc khá toàn diện, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP), bình quân đạt 7,85%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 51,01%; nông nghiệp 10,93%; thƣơng mại - dịch vụ 28,6%. Năm 2017, tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 49 triệu đồng/ngƣời, gấp gần 20 lần so với năm 1997, đã đƣa Hƣng Yên thành tỉnh có

tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc.

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên các năm 2002, 2007, 2012, 2017)

b. Cơ cấu kinh tế

Trong 20 năm, nền kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng hợp lý; các ngành, các lĩnh vực sản xuất then chốt phát triển mạnh, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ đã hình thành các ngành kinh tế mới, kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và thuỷ sản giảm mạnh, năm 1997 là 51,87%, năm 2017 còn 10,93%; tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh hưng yên​ (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)