3.1.1.1. Vị trí địa lý
Hƣng Yên có vị trí địa lý thuận lợi là nằm kề sát thủ đô Hà Nội, có các tuyến đƣờng giao thông quan trọng nhƣ quốc lộ 5 (dài 23 km), tuyến đƣờng cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; quốc lộ 38, quốc lộ 39 (dài 43 km) nối quốc lộ 5 với quốc lộ 1 tại Hà Nam, đƣờng sắt Hà Nội - Hải Phòng và các tuyến đƣờng sông: Sông Hồng, sông uộc. Hệ thống cao tốc, quốc lộ trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên hình thành lên 4 trục ngang và 1 trục dọc, phù hợp với đặc điểm, điều kiện địa lý, địa hình của tỉnh, tạo lên mạng lƣới liên hoàn liên kết giữa tỉnh Hƣng Yên với thủ đô Hà Nội và các tỉnh bạn, cũng nhƣ kết nối trung tâm tỉnh với các huyện và kết nối giữa các huyện với nhau. Đây là một trong những nhân tố tất yếu tạo ra sức mạnh tổng hợp để thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
3.1.1.2. Điều kiện tự nhiên
Tổng diện tích đất tự nhiên (tổng quỹ đất) của tỉnh Hƣng Yên là 93.022,44 ha, trong đó đất sản xuất nông nghiệp là 53.810,19 ha, đất chuyên dùng là 17.419,05 ha, đất ở là 9.636,30 ha. Đất đai của tỉnh bằng phẳng, màu mỡ, nằm trong vùng có điều kiện thời tiết tƣơng đối thuận lợi, phù hợp với nhiều loại cây trồng cho năng suất cao, nhất là những cây đặc sản, cây có giá trị kinh tế cao, tạo ra một khối lƣợng nông sản hàng hóa lớn, chất lƣợng cao phục vụ cho thị trƣờng Hà Nội và các tỉnh, thành phố khác trong vùng và cả nƣớc.
3.1.2. Hiện trạng phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Hưng Yên giai đoạn 1997 - 2017
3.1.2.1. Về phát triển kinh tế
a. Tốc độ phát triển
Trong giai đoạn 1997 – 2017, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 14,27%/năm, trong đó nông nghiệp, thủy sản tăng trƣởng bình quân 3,76%, công nghiệp và xây dựng tăng trƣởng bình quân 21,85%, dịch vụ tăng trƣởng bình quân 12,8%. Cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và đời sống nhân dân đƣợc xây dựng, cải tạo và nâng cấp từng bƣớc đồng bộ, hiện đại. Đặc biệt giao thông đƣờng bộ có bƣớc phát triển mạnh mẽ. Cơ sở vật chất trƣờng học, cơ sở y tế đƣợc kiên cố hoá.
Giai đoạn 1997 - 2000, cơ sở vật chất của tỉnh vừa thiếu, vừa yếu do nhiều năm chƣa đƣợc quan tâm đầu tƣ hợp lý; các đơn vị kinh tế phát triển nhỏ lẻ, manh mún; đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Với sự lãnh đạo sâu sát, quyết liệt, kịp thời và hiệu quả của Tỉnh ủy, HĐND tỉnh, sự chỉ đạo điều hành của UBND tỉnh và các cấp chính quyền, sự nỗ lực của nhân dân trong phát triển kinh tế - xã hội, nền kinh tế đã bƣớc đầu vƣợt qua những khó khăn, tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 22,34%.
Giai đoạn 2001 - 2005 là giai đoạn thực hiện công cuộc đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa, Đảng bộ và và nhân dân Hƣng Yên đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi công cuộc công nghiệp hóa – hiện đại hóa tỉnh nhà. Tốc độ tăng trƣởng kinh tế bình quân đạt 17,77%; trong đó khu vực nông nghiệp, thủy sản tăng 5,44%/năm; khu vực công nghiệp, xây dựng tăng 24,83%/năm; khu vực dịch vụ tăng 16,7%/năm.
Giai đoạn 2006 - 2010, khủng hoảng tài chính và suy giảm kinh tế toàn cầu tác động không nhỏ đến phát triển kinh tế của tỉnh, tình hình thời tiết, khí hậu cực đoan bất thƣờng, thiên tai dịch bệnh khó lƣờng. Đảng bộ và nhân dân
trong tỉnh từng bƣớc khắc phục khó khăn, thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Tổng sản phẩm trong tỉnh tăng trƣởng bình quân 14,75%/năm.
Giai đoạn 2011- 2015, mặc dù gặp nhiều khó khăn thách thức từ những diễn biến phức tạp khó lƣờng của thị trƣờng trong nƣớc và ngoài nƣớc, với sự lãnh đạo sâu sát của Tỉnh ủy, UBND tỉnh cùng với sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành và nhân dân, tỉnh Hƣng Yên đã đạt nhiều thành tích trên mọi lĩnh vực; kinh tế duy trì tăng trƣởng khá so với mức bình quân chung cả nƣớc, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP), bình quân đạt 7,85%.
Bảng 3.1: Số liệu tăng trƣởng kinh tế (GRDP) bình quân giai đoạn 1997 – 2017
Đơn vị: %
Tổng số
Chia theo khu vực:
Nông nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Giai đoạn 1997 - 2000 122,34 105,65 152,30 116,29 Giai đoạn 2001 - 2005 117,78 105,44 124,83 116,72 Giai đoạn 2006 - 2010 114,75 103,73 117,78 114,02 Giai đoạn 2011 - 2015 107,85 101,58 109,59 107,51 Giai đoạn 2016 - 2017 108,27 102,25 109,50 108,01
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên các năm 2002, 2007, 2012, 2017 và tính toán của tác giả)
Giai đoạn 2016- 2017, trong bối cảnh kinh tế thế giới và trong nƣớc có những thuận lợi, nhƣng cũng không ít khó khăn thách thức, tiềm ẩn nhiều yếu tố phức tạp và diễn biến khó lƣờng, tình hình kinh tế đã đạt đƣợc khá toàn diện, tốc độ tăng trƣởng kinh tế (GRDP), bình quân đạt 7,85%. Cơ cấu kinh tế: Công nghiệp - xây dựng 51,01%; nông nghiệp 10,93%; thƣơng mại - dịch vụ 28,6%. Năm 2017, tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt 49 triệu đồng/ngƣời, gấp gần 20 lần so với năm 1997, đã đƣa Hƣng Yên thành tỉnh có
tổng sản phẩm bình quân đầu ngƣời đạt mức trung bình so với các tỉnh trong khu vực và cả nƣớc.
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên các năm 2002, 2007, 2012, 2017)
b. Cơ cấu kinh tế
Trong 20 năm, nền kinh tế của tỉnh luôn duy trì tốc độ tăng trƣởng hợp lý; các ngành, các lĩnh vực sản xuất then chốt phát triển mạnh, đặc biệt là trong sản xuất công nghiệp và kinh doanh dịch vụ đã hình thành các ngành kinh tế mới, kinh tế mũi nhọn đem lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế. Tỷ trọng của khu vực nông nghiệp và thuỷ sản giảm mạnh, năm 1997 là 51,87%, năm 2017 còn 10,93%; tỷ trọng khu vực công nghiệp, xây dựng tăng nhanh từ 20,26% năm 1997 lên 51,01% năm 2017; tỷ trọng các ngành dịch vụ tăng dần từ 27,87% năm 1997 lên 28,06% năm 2017.
Cơ cấu kinh tế trong từng ngành chuyển dịch mạnh mẽ. Cơ cấu kinh tế nông nghiệp chuyển dịch theo hƣớng nâng cao chất lƣợng và giá trị của ngành sản xuất. Giai đoạn 1997-2017 đã thực hiện chuyển đổi hơn 12.000 ha đất trồng lúa hiệu quả thấp sang trồng cây hàng năm kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản, cho hiệu quả kinh tế cao gấp 3-5 lần so với trồng lúa. Thủy sản phát triển ổn định, diện tích nuôi trồng thủy sản quảng canh giảm, thâm
canh, năng suất thủy sản bình quân tăng qua các năm, năm 2017 đạt 7,3 tấn/ha. Cơ cấu công nghiệp chuyển dịch tốt, các ngành, lĩnh vực, sản phẩm có thƣơng hiệu, chất lƣợng và sức cạnh tranh trên thị trƣờng đƣợc giữ vững và phát triển; Công nghiệp chế biến, chế tạo từng bƣớc chiếm tỷ trọng cao trong tổng cơ cấu, có thêm nhiều sản phẩm công nghiệp phụ trợ, sản phẩm công nghệ cao nhƣ: Phụ tùng ô tô xe máy, dệt may, điện tử. Hoạt động thƣơng mại, dịch vụ tiếp tục tăng trƣởng và từng bƣớc đƣợc đa dạng các loại hình. Hệ thống bán buôn, bán lẻ, mạng lƣới siêu thị phát triển mạnh, kim ngạch xuất khẩu tăng trƣởng nhanh, năm 2017 đạt 2,44 tỷ USD.
Bảng 3.2: Cơ cấu kinh tế giai đoạn 1997- 2015
Đơn vị: %
Năm Tổng số
Chia ra:
Nông, lâm nghiệp và thuỷ sản Công nghiệp và xây dựng Dịch vụ Năm 1997 100,00 51,87 20,26 27,87 Năm 2001 100,00 38,8 30,2 31 Năm 2006 100,00 27,70 40,20 32,10 Năm 2010 100,00 20,91 46,96 32,13 Năm 2015 100,00 13,54 48,98 37,48 Năm 2016 100,00 12,43 50,17 37,4 Năm 2017 100,00 10,93 51,01 28,06
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên các năm 2002, 2007, 2012, 2017)
c. Thu chi ngân sách
Trong những năm qua nhờ có sự chỉ lãnh đạo, chỉ đạo tích cực của các cấp ủy Đảng, chính quyền về đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hút đầu tƣ, tăng cƣờng quản lý chống thất thu thuế… kết quả thu ngân sách nhà nƣớc tăng liên tục với tốc độ cao, đáp ứng tốt nhu cầu chi đầu tƣ phát triển và chi thƣờng xuyên. Năm 1997, các khoản thu nội địa đạt 91 tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 8.696 tỷ đồng, tăng gấp 95,6 lần so với năm 1997, bình quân mỗi năm tăng 26,77%. Thu thuế xuất nhập khẩu cũng liên tục tăng cao, năm 1997 đạt 12,5
tỷ đồng, đến năm 2017 đạt 3.376 tỷ đồng; tăng gấp 270 lần so với năm 1997; bình quân mỗi năm tăng 47,78%.
Bảng 3.3: Thu ngân sách Nhà nước trên địa bàn tỉnh giai đoạn 1997 - 2017
Đơn vị: Triệu đồng
Năm Tổng số Chia ra:
Thu nội địa Thuế XNK Năm 1997 103.512 91.019 12.493 Năm 2001 199.901 134.687 65.214 Năm 2006 1.482.205 758.875 723.330 Năm 2010 3.368.363 2.493.643 874.720 Năm 2015 7.863.915 5.345.397 2.518.518 Năm 2016 9.504.037 6.752.097 2.751.940 Năm 2017 12.072.398 8.696.198 3.376.200
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hưng Yên các năm 2002, 2007, 2015, 2017)
Chi ngân sách hàng năm bảo đảm chặt chẽ, tiết kiệm, hiệu quả và đúng quy định, đáp ứng kịp thời nhiệm vụ chi thƣờng xuyên và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Các đơn vị đƣợc giao quyền tự chủ tài chính thực hiện đúng chế độ, chính sách, đảm bảo tiết kiệm, chống lãng phí. Chi ngân sách hàng năm tăng chủ yếu do thực hiện các chính sách mới nhƣ: Bù thuỷ lợi phí, tiền lƣơng, an sinh xã hội và tăng đầu tƣ phát triển từ nguồn tăng thu.
d. Đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trƣờng
Trong những năm qua, công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sử dụng nhà ở và tài sản gắn liền với đất, công tác kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đất luôn đƣợc quan tâm thực hiện có hiệu quả. Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nông nghiệp đạt 97,17%, đất ở đạt 91,5%, các loại đất còn lại 85%. Công tác tuyên truyền, hƣớng dẫn thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trƣờng đƣợc đẩy mạnh. Công tác thẩm định môi trƣờng đƣợc quan tâm. Ô nhiễm môi trƣờng nông thôn, làng nghề, khu công nghiệp và các cơ sở y tế đƣợc giảm thiểu, 95% thôn có đội
môi trƣờng tự quản, trên 40% thôn có điểm tập kết, bãi chôn lấp rác thải hợp vệ sinh. Chƣơng trình nƣớc sạch và vệ sinh môi trƣờng đƣợc đẩy mạnh, đến nay tỷ lệ hộ dân nông thôn đƣợc sử dụng nƣớc hợp vệ sinh ƣớc đạt 87%, tỷ lệ trƣờng học có công trình cấp nƣớc và nhà tiêu hợp vệ sinh 90%.
e. Xây dựng, kết cấu hạ tầng
Trong những năm qua hệ thống kết cấu hạ tầng của tỉnh ngày càng đƣợc hoàn thiện đồng bộ, đặc biệt đã xây dựng đƣợc nhiều tuyến đƣờng, công trình giao thông mang tính đột phá góp phần thay đổi diện mạo của tỉnh, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế xã hội. Hạ tầng giao thông, vận tải đƣợc đầu tƣ, phát triển nhanh, nhất là các tuyến đƣờng trọng điểm và đƣờng giao thông nông thôn. Hạ tầng lƣới điện đƣợc đầu tƣ, xây dựng thêm nhiều trạm biến áp phân phối và đƣờng dây truyền tải 110-220KV (có 03 trạm điện 220KV, 08 trạm điện 110KV). Hạ tầng thủy lợi đƣợc đầu tƣ cải tạo, nâng cấp; nhiều dự án lớn đƣợc triển khai, xây mới. Hạ tầng đô thị của tỉnh đƣợc phát triển về chiều sâu bằng việc hoàn thiện hệ thống hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và hạ tầng dịch vụ của các đô thị, thị trấn trung tâm. Đến nay tỷ lệ đô thị hóa toàn tỉnh đạt khoảng 35%, thành phố Hƣng Yên cơ bản đạt đô thị loại II, Mỹ Hào đƣợc công nhận là đô thị loại IV và đã đƣợc công nhận thị xã, toàn tỉnh có 15 xã, thị trấn đạt đô thị loại V. Hạ tầng bƣu chính viễn thông và công nghệ thông tin từng bƣớc đƣợc hoàn thiện. Trên địa bàn tỉnh hiện nay có 6 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bƣu chính, chuyển phát đáp ứng cho 100% xã, phƣờng, thị trấn. Hệ thống mạng Internet đã phát triển đến 100% các xã trên địa bàn tỉnh.
f. Khoa học và công nghệ
Hoạt động khoa học và công nghệ chuyển sang thực hiện các đề tài, dự án ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, thiết thực, hiệu quả. Quan tâm xây dựng, đăng ký và bảo vệ thƣơng hiệu những sản phẩm chủ lực của tỉnh, tăng sức cạnh
tranh, phát triển bền vững. Công tác quản lý tiêu chuẩn, đo lƣờng chất lƣợng, an toàn bức xạ, sở hữu công nghiệp, thanh tra khoa học và công nghệ đƣợc tăng cƣờng, góp phần bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của ngƣời sản xuất và tiêu dùng. Tiếp tục thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ yêu cầu lãnh đạo của cấp ủy, chính quyền, công tác quản lý ngành, phục vụ công tác giáo dục - đào tạo, khoa học và công nghệ.
3.1.2.2. Về văn hóa – xã hội
a. Về giáo dục đào tạo
Thực hiện từng bƣớc đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; chất lƣợng giáo dục toàn diện đƣợc duy trì. Toàn tỉnh có 274 trƣờng đạt chuẩn quốc gia. Giáo viên đạt chuẩn ở tất cả các cấp học; tỷ lệ trên chuẩn cao ở giáo dục mầm non, tiểu học và trung học cơ sở. à tỉnh thứ 6 đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ 5 tuổi, hoàn thành việc chuyển đổi 159/159 trƣờng mầm non bán công sang công lập; là tỉnh thứ 7 đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học đúng độ tuổi. Học sinh tốt nghiệp các cấp đạt tỷ lệ cao; tỷ lệ thi đỗ đại học đạt 51%, thuộc nhóm các tỉnh có tỷ lệ cao trong cả nƣớc. Có 06 trƣờng cao đẳng, nâng cấp và thu hút thêm 05 trƣờng đại học về tỉnh. Mỗi năm đào tạo trên 01 vạn sinh viên, đào tạo nghề cho hàng vạn lao động, góp phần đào tạo nguồn nhân lực có chất lƣợng cho tỉnh và khu vực. Khu Đại học Phố Hiến đƣợc quan tâm đầu tƣ xây dựng, đến nay Trƣờng Đại học Chu Văn An đã đi vào hoạt động; đang thi công xây dựng Trƣờng Đại học Thủy lợi.
b. Công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân
Giai đoạn 1997-2017 mạng lƣới y tế từ tỉnh đến cơ sở không ngừng đƣợc củng cố, nâng cao hiệu quả hoạt động, đến nay cơ sở y tế công lập gồm 185 cơ sở, với tổng số cán bộ, nhân viên y tế toàn ngành là 3.841 ngƣời. Hệ thống y tế ngoài công lập phát triển cả về số lƣợng và quy mô, tạo điều kiện thuận lợi cho ngƣời dân trong khám chữa bệnh. Đến nay toàn tỉnh có 2 bệnh
viện tƣ nhân và 1.471 cơ sở hành nghề y, dƣợc tƣ nhân, hàng năm đã tiến hành khám, điều trị đƣợc khoảng 330 nghìn lƣợt ngƣời. Hệ thống khám, chữa bệnh bằng y, dƣợc cổ truyền đã đƣợc quan tâm xây dựng ở cả tuyến tỉnh và cơ sở. Quyền lợi trong khám, chữa bệnh của ngƣời tham gia bảo hiểm y tế từng bƣớc đƣợc mở rộng, tỷ lệ ngƣời dân tham gia bảo hiểm y tế tăng từ 24,1% (năm 2005) lên 82,2% (năm 2017). Tổ chức tốt công tác khám chữa bệnh cho ngƣời nghèo, cho các đối tƣợng chính sách và trẻ em dƣới 6 tuổi. Công tác dân số kế hoạch hoá gia đình đƣợc quan tâm. Triển khai tích cực mô hình lồng ghép dân số với phát triển gia đình bền vững, duy trì tỷ lệ phát triển dân số dƣới 1%.
c. Hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục, thể thao
Phong trào thi đua trong hoạt động văn hoá, thể thao đƣợc các ngành và địa phƣơng quan tâm, đặc biệt là “Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hoá” đƣợc đẩy mạnh và phát triển sâu rộng ở tất cả các huyện, thành phố. Chất lƣợng àng, Khu phố văn hóa, Cơ quan, Gia đình văn hóa đƣợc nâng lên; Đến năm 2017, có 62/145 xã đạt tiêu chí số 6 (Cơ sở vật chất văn hóa); 114/145 xã đạt tiêu chí số 16 (Văn hóa); 51 xã đạt 2/2 tiêu chí trong Bộ tiêu chí Quốc gia xây dựng nông thôn mới; tỷ lệ số Gia đình văn hoá đạt