Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh hưng yên​ (Trang 76)

tuyến đƣờng vành đai 3,5, vành đai 4 của Thủ đô qua địa bàn tỉnh và nạo vét các tuyến sông, kênh do Trung ƣơng quản lý.

Nguồn vốn vay ODA, WB, ADB khoảng 1.100 tỷ đồng, nguồn vốn này chủ yếu để đầu tƣ các công trình giao thông và thủy lợi. Nguồn vốn vay tín dụng ƣu đãi trong nƣớc khoảng 400 tỷ đồng, nguồn vốn này dùng để đầu tƣ các công trình giao thông nông thôn, kiên cố hóa kênh mƣơng.

Nhƣ vậy, tổng vốn xây dựng cơ bản của tỉnh Hƣng Yên trong năm 2020 và giai đoạn 2021 – 2025 khoảng 20.300 tỷ đồng. Số vốn này không thể đáp ứng đủ nhu cầu đầu tƣ của tỉnh

4.2. Giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ công trên địa bàn tỉnh Hƣng Yên tỉnh Hƣng Yên

4.2.1. Nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước trong đầu tư công

4.2.1.1. Nâng cao chất lượng công tác quy hoạch

Để đảm bảo tính thống nhất của quy hoạch từ tỉnh đến huyện, xã, quy hoạch phải do Tỉnh quản lý, điều phối chung, không đƣợc mạnh ai nấy làm.

Hiện nay các Sở, ngành của tỉnh lập quy hoạch ngành còn nhiều bất cập, thiếu tính khả thi và thực tế, đồng thời chồng chéo lẫn nhau, rất khó quản lý.

Quy hoạch cần phải đƣợc hiệu chỉnh kịp thời, đáp ứng sự thay đổi nhu cầu của thị trƣờng. Phải gắn quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội với quy hoạch ngành, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng đô thị. Chuyển mạnh từ lối quy hoạch hành chính, áp đặt và thiếu khả thi, không tính đến nhu cầu của thị trƣờng sang quy hoạch xuất phát từ yêu cầu của thị trƣờng, từ đó có bƣớc đi và lộ trình đầu tƣ có hiệu quả hơn.

Để tạo đƣợc các nguồn vốn bền vững và đa dạng, công tác quy hoạch phải luôn đi trƣớc một bƣớc. Các ngành, các cấp cần nhận thức sâu sắc về tầm quan trọng của công tác quy hoạch, coi trọng chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, phải coi quy hoạch là cơ sở xuất phát để xây dựng các kế hoạch đầu tƣ phát triển của ngành, của địa phƣơng.

4.2.1.2. Cải tiến việc phân bổ vốn đầu tư

Tăng cƣờng khảo sát thực tế các công trình dự kiến đƣa vào kế hoạc phân bổ hàng năm để đánh giá về hiệu quả của dự án đầu tƣ. Việc này nhằm giú cho việc phân bổ vốn đúng đối tƣợng. Đối với các dự án trọng điểm cần áp dụng phƣơng pháp đánh giá lợi ích – chi phí làm cơ sở đƣa ra quyết định đầu tƣ. Xây dựng kế hoạch vốn trung, dài hạn để hỗ trợ cho việc xây dựng kế hoạch vốn hàng năm đƣợc chính xác và hiệu quả hơn.

Khắc phục cơ chế “xin – cho” thông qua việc xây dựng quy chế phân bổ vốn đầu tƣ. Hiện nay, quy chế phân bổ vốn mới đƣợc xây dựng để phân bổ các nguồn vốn hỗ trợ cho huyện nhƣ vốn xây dựng cơ bản tập trung, vốn từ tiền sử dụng đất, vốn hỗ trợ theo mục tiêu. Nguồn vốn này chỉ chiếm khoảng 5% tổng vốn xây dựng cơ bản hàng năm của tỉnh. Do đó, cần xây dựng quy chế phân bổ vốn đầu tƣ cho tất cả các ngành, lĩnh vực và nguồn vốn hỗ trợ cho huyện.

Nâng cao chất lƣợng dự báo trong việc phân bổ vốn cho từng công trình cụ thể, hạn chế thấp nhất tình trạng có công trình thiếu vốn, trong khi công trình khác lại thừa vốn.

Cần tập trung hơn trong việc phân bổ vốn, tránh việc phân bổ vốn dàn trải cho tất cả các ngành, lĩnh vực nhƣ trong thời gian qua, trong đó tập trung vốn cho những công trình trọng điểm đã đƣợc xác định trong Nghị quyết Đại hội tỉnh Đảng bộ lần thứ XVIII của tỉnh, các dự án hạ tầng ngoài hàng rào các khu, cụm công nghiệp, các công trình giao thông trọng điểm khác và hạ tầng nông thôn.

Cần đánh giá hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế chung, chú ý rằng hiệu quả kinh tế và xã hội khi phát triển một công trình hạ tầng chỉ đạt mức độ cao nhất khi xây dựng lần đầu, mức độ hiệu quả sẽ giảm đi nhiều khi nâng cấp và mở rộng nó. Thế nhƣng đấy vẫn là việc phải làm sau một thời gian đƣa công trình vào sử dụng. Vì vậy, cần đánh giá hiệu quả của dự án đối với phát triển kinh tế chung của Tỉnh, các dữ liệu giám sát và đánh giá cần đƣợc đƣa vào quỹ đầu tƣ để làm tài liệu tham khảo khi xây dựng quy hoạch và lập dự án phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng.

4.2.1.3. Nâng cao chất lượng công tác chuẩn bị đầu tư

Các dự án khi xin chủ trƣơng đầu tƣ của cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền đồng thời phải xin ý kiến về quy mô, tổng mức đầu tƣ trƣớc khi tiến hành lập dự án, việc lập dự án phải tuân thủ theo quy mô đã đƣợc cho chủ trƣơng. Điều này nhằm để khắc phục tình trạng đƣa ra quy mô đầu tƣ quá lớn khi lập dự án, khi trình cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền thẩm định phải điều chỉnh lại mất rất nhiều thời gian.

Tăng cƣờng xử phạt đối với các đơn vị tƣ vấn lập dự án phải chỉnh sửa nhiều lần trong quá trình triển khai thi công, ảnh hƣởng đến tiến độ và kinh phí đầu tƣ dự án. Hiện nay có nhiều đơn vị tƣ vấn vì chạy theo hiệu quả kinh

doanh nên nhận tƣ vấn lập dự án rất nhiều dự án, dẫn đến tình trạng sao chép giữa các dự án, thiếu đầu tƣ trong việc nghiên cứu, thiết kế dẫn đến dự án thiếu tính thực tế, phải điều chỉnh, phát sinh rất nhiều lần. Bố trí nguồn vốn thỏa đáng hàng năm cho công tác chuẩn bị đầu tƣ.

4.2.1.4. Tăng cường công tác quản lý dự án và lựa chọn nhà thầu thi công xây dựng

Cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền và cơ quan thẩm định dự án cũng nhƣ kế hoạch đấu thầu cần tăng cƣờng hơn nữa việc lên bảng tiên lƣợng và các tiêu chuẩn để lựa chọn nhà thầu của chủ đầu tƣ vì đây là khâu rất dễ nảy sinh tiêu cực, các chủ đầu tƣ và nhà thầu thƣờng có xu hƣớng áp giá cao để nâng giá trị công trình, đồng thời đƣa ra các tiêu chuẩn lựa chọn nhà thầu có lợi cho một số nhà thầu. Việc này nhằm chống thất thoát ngân sách nhà nƣớc và đảm bảo việc lựa chọn đƣợc nhà thầu có năng lực thật sự thi công dự án.

Hiện nay, vì quyền lợi mà đa số các sở, ngành đều thành lập Ban Quản lý Dự án để quản lý thực hiện dự án trong lĩnh vực mình quản lý. Tuy nhiên, năng lực quản lý của các Ban Quản lý Dự án này rất yếu ảnh hƣởng đến việc triển khai thực hiện dự án. Do đó, cần nhất quán chủ trƣơng tập trung đầu mối quản lý về các Ban Quản lý Dự án chuyên trách của tỉnh. Đồng thời, tăng cƣờng công tác đào tạo, bồi dƣỡng kiến thức về quản lý dự án cho các ban này để việc quản lý dự án ngày càng tốt hơn.

4.2.1.5. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán của các cơ quan nhà nước thường xuyên hơn, liên tục hơn để chống thất thoát lãng phí trong đầu tư công

Một là, xây dựng các thể chế quản lý chi tiêu công trong từng thời kỳ cho phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế của đất nước.

Với tƣ cách là một công cụ trọng tâm của chính sách tài chính quốc gia và liên quan đến việc thực hiện phân bổ và sử dụng các nguồn lực tài chính

công, nên vấn đề xuyên suốt của quản lý chi tiêu công phải thực hiện đƣợc các mục tiêu của Chính phủ đề ra và phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế trong từng giai đoạn. Cụ thể là phải xây dựng các thể chế nhằm tạo ra một khu vực công năng động, bao gồm tăng cƣờng xây dựng các thể chế về chính sách, chính quyền có khả năng xây dựng và phối hợp chính sách trong việc lựa chọn mục tiêu chiến lƣợc, phân bổ nguồn lực gắn kết với kế hoạch và chính sách, thực hiện, kiểm soát và đánh giá kết quả các hoạt động chi tiêu công.

Hai là, tăng cường công tác quản lý, thanh tra, kiểm tra, kiểm toán các dự án đầu tư công.

Kiểm toán nhà nƣớc và các cơ quan thanh tra, kiểm tra tài chính cần tăng cƣờng công tác chuyên môn nghiệp vụ để thẩm định, đối chiếu, so sánh, phát hiện và ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm pháp luật. Kiên quyết xuất toán các khoản chi sai mục đích, không đúng khối lƣợng, đơn giá, không đúng tiêu chuẩn định mức, vƣợt dự toán lớn. Cần thực hiện chế độ trách nhiệm vật chất, kể cả trách nhiệm đối với nhà thầu, tƣ vấn giám sát trong việc xác nhận thanh toán khối lƣợng thiếu trung thực, không đúng quy định. Việc thanh toán vốn đầu tƣ phải đƣợc tiến hành theo đúng quy trình và phƣơng thức thanh toán theo tiến độ thực hiện.

Ba là, sử dụng nguồn vốn Ngân sách tập trung, chống thất thoát, thực hiện tiết kiệm, chống tiêu cực và lãng phí.

Xử lý kịp thời, nghiêm minh trong việc sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc cho đầu tƣ công. àm rõ trách nhiệm của từng tổ chức, cá nhân và thực hiện chế độ trách nhiệm đối với Thủ trƣởng đơn vị sử dụng Ngân sách Nhà nƣớc trong quản lý điều hành ngân sách khi để xảy ra thất thoát, lãng phí và chi tiêu không đúng mục đích. Phải kiên quyết đình hoãn những dự án không hiệu quả, không bố trí vốn những dự án không đủ thủ tục đầu tƣ, không phê duyệt dự án nếu không xác định đƣợc nguồn vốn thực hiện cho việc đầu tƣ mới.

Bốn là, có chế tài đủ mạnh để nâng cao trách nhiệm của người quyết định đầu tư.

Ngƣời quyết định đầu tƣ sai, gây lãng phí, thất thoát phải bị xử phạt hành chính, cắt chức hoặc truy cứu trách nhiệm. Chủ đầu tƣ phải chịu trách nhiệm toàn diện về hiệu quả, chất lƣợng của dự án, chấm dứt tình trạng giao cho ngƣời không đủ điều kiện năng lực và chuyên môn nghiệp vụ thực hiện quản lý dự án.

Sắp xếp Ban quản lý Dự án theo đúng các tiêu chí và tiêu chuẩn phù hợp. Chủ đầu tƣ phải có trách nhiệm kiểm tra, giám sát thƣờng xuyên Ban quản lý dự án, phát hiện kịp thời những vấn đề phát sinh và đề xuất các biện pháp xử lý kịp thời.

Năm là, cần nâng cao chất lượng sử dụng vốn đầu tư phát triển hạ tầng hơn nữa.

Đó là cách huy động vốn theo chiều sâu. Cần khắc phục tƣ duy cho rằng hạ tầng địa phƣơng yếu kém nên bất cứ dự án hạ tầng nào cũng sẽ đƣa lại hiệu quả kinh tế cao về kinh tế - xã hội. Qua kết quả tính toán 10 năm cho thấy hiệu quả đầu tƣ khu vực công thấp, vì vậy cần xem xét thứ tự ƣu tiên trong đầu tƣ. Muốn vậy, phải có phƣơng pháp luận đúng đắn để đánh giá cụ thể và khách quan hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội của dự án kết cấu hạ tầng, từ đó mới có cơ sở xác định thứ tự ƣu tiên các dự án một cách thuyết phục. Hiện tại, các dự án đầu tƣ của Tỉnh còn quá sơ sài, còn nhiều nhƣợc điểm, chƣa có dự án đầu tƣ công nào phân tích hiệu quả kinh tế - xã hội. Phƣơng pháp phân tích chi phí vòng đời chƣa đƣợc áp dụng trong so sánh chọn lựa phƣơng án. Đánh giá tác động môi trƣờng nếu có chỉ là hình thức.

4.2.1.6. Phối hợp giữa chi đầu tư công và chi thường xuyên

Cần có sự phối hợp giữa chi đầu tƣ công và chi thƣờng xuyên cho bảo dƣỡng, sửa chữa các công trình hạ tầng. Sự thiếu phối hợp này là nhƣợc điểm

của hệ thống ngân sách kép: ngân sách đầu tƣ xây dựng do Sở Kế hoạch và Đầu tƣ chuẩn bị nhƣng ngân sách chi thƣờng xuyên lại do Sở Tài chính trình duyệt. Hiện nay, phần lớn công trình hạ tầng mới xây dựng xong chƣa bao lâu đã xuống cấp nhƣng không đƣợc duy tu, bảo dƣỡng, qua thời gian thì chi phí bảo dƣỡng sẽ tăng nhiều, nếu không kịp đáp ứng công trình sẽ xuống cấp nhanh.

4.2.1.7. Tăng cường công tác quyết toán dự án đầu tư hoàn thành

Công trình sau khi hoàn thành đƣa vào sử dụng phải đƣợc quyết toán vốn đầu tƣ theo đúng thời gian quy định, điều này nhằm giúp cơ quan nhà nƣớc có thẩm quyền quản lý đƣợc các thông tin về tài chính của dự án, từ đó có cái nhìn khái quát hơn về quá trình thực hiện dự án. Ngoài ra, việc quyết toán dự án đúng quy định cũng thể hiện đƣợc tính minh bạch trong quá trình thực hiện dự án của chủ đầu tƣ vì đây xem nhƣ là quá trình kiểm soát lần cuối đối với dự án.

4.2.2. Giải pháp về huy động vốn cho đầu tư công

Nhƣ đã nêu trên, nhu cầu vốn cho đầu tƣ công trong giai đoạn 2021 – 2025 rất lớn, vƣợt khả năng cân đối của tỉnh gần 10.000 tỷ đồng (nhu cầu khoảng 30.180 tỷ đồng, khả năng cân đối đƣợc khoảng 20.300 tỷ đồng). Do đó, để giải quyết phần vốn thiếu hụt nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, trong những năm tới, việc huy động GDP vào đầu tƣ kết cấu hạ tầng đòi hỏi phải tăng lên. Để thực hiện đƣợc điều này, việc đẩy mạnh huy động các nguồn vốn đầu tƣ đa dạng cho phát triển kết cấu hạ tầng phải đƣợc coi là giải pháp mang tính đột phá. Với lợi thế của mình, tỉnh Hƣng Yên có nhiều cơ hội huy động đủ nguồn vốn đáp ứng nhu cầu phát triển kết cấu hạ tầng. Để tận dụng tốt các cơ hội, vƣợt qua thách thức, cần thực hiện một số biện pháp huy động chủ yếu sau:

4.2.2.1. Tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có

Trong giai đoạn 2021-2025, nguồn vốn đầu tƣ công vẫn đƣợc xem là động lực chính thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển. Nhƣ phân tích ở chƣơng 3, sử

dụng hàm hồi quy ta xác định đƣợc với 1 đơn vị vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách địa phƣơng (tỷ đồng) thì sẽ làm tăng lên (hay giảm xuống) GRDP là 1,331799 (tỷ đồng), hay 1 đơn vị vốn đầu tƣ công nguồn ngân sách trung ƣơng (tỷ đồng) thì sẽ làm tăng lên (hay giảm xuống) GRDP là 1,952888 (tỷ đồng), tác động này là cao hơn so với khu vực tƣ nhân. Do đó, để thúc đẩy phát triển kinh tế, nâng cao hiệu quả đầu tƣ công trong giai đoạn ngắn hạn, việc sử dụng tối đa nguồn lực từ ngân sách nhà nƣớc là rất cần thiết.

4.2.2.2. Khai thác tốt các nguồn thu để tăng cho đầu tư công

Khai thác tốt các nguồn thu ngân sách, tăng tỷ lệ chi đầu tƣ xây dựng cơ bản trong tổng chi ngân sách hàng năm. Tăng cƣờng hơn nữa các nguồn thu từ xổ số kiến thiết, từ tiền sử dụng đất vì đây là những nguồn thu có thể cân đối trực tiếp cho đầu tƣ công. Đối với những diện tích đất công sử dụng không hiệu quả tiến hành đấu giá để tạo nguồn thu bổ sung cho đầu tƣ công.

Ở những khu vực có điều kiện thuận lợi, khi đầu tƣ các công trình kết cấu hạ tầng, đặc biệt là giao thông phải áp dụng triệt để giải pháp đầu tƣ kết hợp khai thác quỹ đất hai bên đƣờng để kinh doanh, hoàn vốn cho dự án đầu tƣ. Để thực hiện giải pháp này, khi tiến hành giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án, ngoài việc giải phóng mặt bằng đối với diện tích cần để thực hiện dự án còn thực hiện giải phóng mặt bằng đối với phần diện tích ngoài khu vực dự án, sau khi dự án hoàn thành, phần diện tích này có thể sử dụng để đầu tƣ khu dân cƣ, thƣơng mại để khai thác, phần lợi nhuận thu đƣợc sẽ bổ sung cho đầu tƣ công.

4.2.2.3. Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương

Đây là giải pháp huy động vốn nhàn rỗi trong nhân dân thông qua việc chính quyền tỉnh phát hành trái phiếu ra nhân dân. Để thực hiện giải pháp này hiệu quả, tránh việc để lại nợ sau này dẫn đến không còn nguồn lực để đầu tƣ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả vốn đầu tư công nguồn ngân sách địa phương tỉnh hưng yên​ (Trang 76)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)