4.3.1.1. Tăng cường năng lực cơ quan nhà nước thông qua các hoạt động kiểm tra, kiểm soát
Tăng cƣờng kiểm tra, thanh tra và kiểm toán các dự án, công trình, tập trung vào những khâu yếu kém, dễ xảy ra tiêu cực, phát hiện và làm rõ, xử lý nhanh, dứt điểm, nghiêm minh các sai trái, vi phạm. Tăng cƣờng vai trò của cơ quan dân cử, của tổ chức nghề nghiệp, của đoàn thể quần chúng trong giám sát, phát hiện và đánh giá hoạt động đầu tƣ. Hiện nay đã có quy định
yêu cầu các chủ đầu tƣ tổ chức đấu thầu qua mạng. Tuy nhiên số lƣợng đơn vị chấp hành quy định này không cao. Do vậy, cần phải có chế tài xử lý với các đơn vị không chấp hành quy định này, nhằm tạo điều kiện cho ngƣời dân tham gia mạnh hơn vào giám sát hoạt động đầu tƣ.
Thực tế cho thấy các vi phạm trong tham gia xây dựng cơ bản hiện nay đã đƣợc phát hiện chủ yếu thông qua ngƣời dân, còn các cơ quan nhà nƣớc có chức năng nhiệm vụ giám sát đã không thực hiện đƣợc trách nhiệm của mình. Song sự tham gia vào quản lý nhà nƣớc của ngƣời dân sẽ chỉ có thể có tác dụng nếu các tổ chức nhà nƣớc tạo điều kiện cho họ giám sát và phát biểu ý kiến và quan trọng hơn cả là lắng nghe và tiếp thu những ý kiến hợp lý của ngƣời dân. Để đạt đƣợc điều này, cần thực hiện các biện pháp sau:
Thứ nhất, tất cả các ngân sách đã đƣợc phê duyệt phải đƣợc công khai rộng rãi trên các phƣơng tiện thông tin, các quyết định về ngân sách cần đƣợc công khai trong các cuộc họp và phƣơng tiện thông tin khác để mọi ngƣời có thể xem xét và phản biện. Do thời gian dành cho các kỳ họp Hội đồng nhân hiện nay rất ngắn, nên các đại biểu Hội đồng nhân dân từ lúc đọc báo cáo, phƣơng án đề ra cho đến lúc biểu quyết thực tế không đủ thời gian để xem xét vấn đề một cách sâu sắc. Mặt khác họ cũng không có nhiều lựa chọn nên phần lớn đành phải chấp thuận phƣơng án đầu tƣ, chi tiêu ngân sách do Ủy ban nhân dân tỉnh chuẩn bị sẵn, không thực hiện đƣợc quyền và nghĩa vụ của một đại biểu. Vì thế, việc cung cấp thông tin phải đƣợc mở rộng hơn, gắn với những số liệu để so sánh và các phân tích, lý giải cần thiết để ngƣời dân có thể hiểu đƣợc và đƣa ra ý kiến của mình trƣớc khi diễn ra kỳ họp Hội đồng nhân dân. Từ đó các đại biểu Hội đồng nhân dân mới có thể thực sự thể hiện nguyện vọng mong muốn của ngƣời dân thông qua quyền biểu quyết của mình đối với các phƣơng án phát triển của tỉnh.
Thứ hai, mở rộng khả năng tham gia đóng góp ý kiến của ngƣời dân thông qua các cuộc thăm dò ý kiến bằng phiếu kín, hòm thƣ góp ý tiến hành
một cách định kỳ. Trƣớc các cuộc họp ngƣời có thẩm quyền sẽ trả lời các ý kiến thắc mắc, minh chứng bằng các số liệu cụ thể.
Thứ ba, áp dụng bỏ phiếu tín nhiệm định kỳ tại các kỳ họp Hội đồng nhân dân đối với tất cả các chức danh lãnh đạo Ủy ban nhân dân, Sở-ban- ngành của tỉnh. Kết quả bỏ phiếu tín nhiệm này sẽ đƣợc công khai và dùng để đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ, trách nhiệm đƣợc giao, làm căn cứ cho công tác tổ chức, sắp xếp cán bộ sau đó. Bảo đảm những ngƣời thực sự có năng lực, có trách nhiệm đƣợc phát huy khả năng của mình, điều chuyển những ngƣời không hoàn thành nhiệm vụ khỏi vị trí lãnh đạo chứ không phải là chuyển sang vị trí lãnh đạo của cơ quan, đơn vị khác. Trong thực tế, đây là giải pháp sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình triển khai do chƣa có các cơ chế tiền lệ và ảnh hƣởng đến lợi ích của một số nhóm ngƣời. Mặc dù vậy, vì đây là một trong những giải pháp mang tính cốt lõi quyết định tính hiệu quả trong công tác điều hành, quản lý của hệ thống bộ máy nhà nƣớc, nên việc đƣa vào áp dụng là rất cần thiết. Việc này sẽ đòi hỏi một thời gian rất dài nhƣng là một đòi hỏi bắt buộc cần đạt đƣợc nhằm phát huy tính dân chủ của nhà nƣớc.
Thứ tƣ, những ngƣời tố giác các hành vi tham nhũng phải đƣợc bảo vệ bởi pháp luật, lực lƣợng công an; đƣợc khen thƣởng, biểu dƣơng đối với các trƣờng hợp phát hiện đúng.
4.3.1.2. Đẩy nhanh quá trình cải cách hành chính trong đầu tư xây dựng
Trƣớc hết tỉnh phải tập trung vào cải cách thủ tục hành chính, thủ tục đầu tƣ, thủ tục xem xét, phê duyệt dự án, phân bổ và bố trí vốn, thủ tục giải ngân và thanh toán… Đồng thời, Ủy ban nhân dân tỉnh cần chỉ đạo tăng cƣờng sự phối hợp, trao đổi thông tin giữa các đơn vị, làm tốt chức năng quản lý ngành trong đầu tƣ xây dựng, hỗ trợ tích cực cho đơn vị trong nâng cao chất lƣợng và hiệu quả đầu tƣ, khắc phục yếu kém và lúng túng trong quy hoạch và đầu tƣ phát triển.
Để làm đƣợc điều này cần có một lộ trình cụ thể và bài bản, do vậy, tác giả đề xuất lộ trình áp dụng các cải cách gồm hai giai đoạn. Trong lộ trình này chỉ xác định thời gian cần thiết cho mỗi giai đoạn do trong thực tế, những đề xuất này để đƣợc Ủy ban nhân dân tỉnh chấp nhận sẽ mất rất nhiều thời gian nên chƣa xác định đƣợc thời điểm đƣa vào áp dụng thật sự.
a. Giai đoạn 1
Tại giai đoạn này, tỉnh sẽ đƣa vào áp dụng các biện pháp phù hợp với khả năng thực hiện của bộ máy, nhân sự tỉnh hiện nay. Giai đoạn này dự kiến sẽ thực hiện trong vòng 2 năm và bao gồm các công việc sau:
+ Công khai thông tin về ngân sách.
+ Tổ chức thăm dò ý kiến ngƣời dân các vấn đề quan trọng. + Bảo vệ, khen thƣởng ngƣời tố cáo vi phạm một cách hiệu quả. + Hình thành thêm các quỹ phát triển.
+ Xây dựng cơ chế xử phạt về kinh tế đối với các đơn vị gây chậm trễ tiến độ giải quyết công việc, thực hiện dự án.
b. Giai đoạn 2
Trong giai đoạn này, tỉnh sẽ đƣa vào áp dụng các biện pháp triệt để tác động vào các hạn chế chính trong quản lý đầu tƣ công. Đây đều là các giải pháp khó triển khai do ảnh hƣởng đến quyền lợi của nhiều nhóm đối tƣợng khác nhau nên quá trình triển khai phải từ từ, từng bƣớc, không thể nóng vội. Dự kiến thời gian để triển khai đƣợc các biện pháp này phải từ 3 – 5 năm, bao gồm các công việc:
+ Áp dụng việc bỏ phiếu tín nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân đối với lãnh đạo Ủy ban nhân dân các cấp, các sở, ban, ngành.
+ Công khai kết quả lấy phiếu tín nhiệm.