7. KếT CấU CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU
2.2.4 Chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của DNKT
Dưới góc nhìn của DNKT, dịch vụ kiểm toán là một hoạt động kinh doanh, đem lại lợi nhuận cho DN. Tuy nhiên, dịch vụ kiểm toán là một loại hình dịch vụ đặc thù, với đặc điểm nghề nghiệp luôn coi trọng trách nhiệm đối với xã hội, bên cạnh trình độ chuyên môn, tiêu chuẩn hành nghề và niềm tin của công chúng.
Theo Taylor (1911), dưới góc nhìn của DNKT, CLKT là (1) việc tuân thủ đầy đủ chuẩn mực, các quy định nghề nghiệp, kiểm soát rủi ro; (2) việc lựa chọn các thủ tục kiểm toán luôn cần được cân đối giữa chi phí và lợi ích tức là chi phí dịch vụ kiểm toán phù hợp với mức độ rủi ro kiểm toán (giảm thiểu các vụ kiện tụng, tăng cường uy tín) (theo nghiên cứu của Trần Thị Giang Tân, 2011).
Ngoài ra, DNKT là người cung cấp dịch vụ, nên chất lượng dưới góc độ nhà cung cấp là chất lượng mang tính chủ quan. Chất lượng này không bị quyết định bởi kỳ vọng của khách hàng mà được xác định bởi DNKT. Các DNKT thường xây dựng một quy trình kiểm toán và KSCL nhằm giúp KTV có thể đưa ra ý kiến trung thực và hợp lý. Như vậy, một cuộc kiểm toán có chất lượng là khi KTV và DNKT tuân thủ đầy đủ chuẩn mực chuyên môn, tuân thủ các quy trình, các thủ tục do
DNKT thiết lập (Trần Thị Giang Tân, 2011). Bên cạnh đó, mục tiêu lợi nhuận cũng cần được cân đối với chi phí bỏ ra bởi lợi nhuận là mục tiêu chính của hoạt động kinh doanh.
Như vậy, CLKT dưới góc nhìn của DNKT là đáp ứng được những yêu cầu, qui định theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, CMKiT và các qui định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong sự cân đối giữa lợi ích và chi phí để mang lại lợi nhuận cho công ty.