7. KếT CấU CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU
2.2.5 Chất lượng kiểm toán dưới góc nhìn của người sử dụng BCKT (nhà đầu
(nhà đầu tư, đối tác, hội nghề nghiệp, công chúng…)
Đối tượng sử dụng BCKT có thể chia thành hai nhóm chính là (1) nhóm có mối liên hệ trực tiếp như chủ sở hữu, cổ đông, trái chủ, nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác và (2) nhóm có mối liên hệ gián tiếp như xã hội, hội nghề nghiệp, công chúng. Mối liên hệ trực tiếp hay gián tiếp về lợi ích hoặc rủi ro kinh tế này đã ảnh hưởng đến nhận thức của từng nhóm về CLKT, cụ thể như sau:
(1)Chủ sở hữu, cổ đông, trái chủ, nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác
Chủ sở hữu, cổ đông, trái chủ, nhà đầu tư, người cho vay và các chủ nợ khác là đối tượng chính sử dụng kết quả kiểm toán để ra các quyết định kinh doanh. Vì vậy, BCKT có ảnh hưởng trực tiếp đến lợi ích hoặc rủi ro kinh tế của các đối tượng này. Phần lớn các nghiên cứu chỉ ra rằng những người sử dụng đều kỳ vọng vượt quá những gì mà KTV tin rằng đó là trách nhiệm của họ về việc (Porter, 1993; Baron và cộng sự, 1977) (theo nghiên cứu của Mahdi Salehi, 2011):
- Đưa ra ý kiến về tính trung thực và hợp lý của BCTC; - Đưa ra ý kiến về khả năng hoạt động liên tục của công ty; - Đưa ra ý kiến về hệ thống KSNB của công ty;
- Đưa ra ý kiến về gian lận phát sinh;
- Đưa ra ý kiến về các hành vi không tuân thủ;
Sự kỳ vọng không hợp lý trên dẫn đến nhưng yêu cầu thiếu thực tế của họ về chất lượng dịch vụ của nghề nghiệp kiểm toán. Theo Hội đồng giám sát kế toán các công ty đại chúng Mỹ (PCAOB), CLKT dưới góc nhìn của nhà đầu tư là nhu cầu về tính độc lập và đáng tin cậy của kiểm toán về (1) BCTC và những thuyết minh liên quan; (2) đảm bảo về hệ thống KSNB và (3) cảnh báo về khả năng hoạt động liên
tục.
Một số nghiên cứu thì chỉ ra rằng CLKT dưới góc nhìn của nhóm này là khả năng cung cấp thông tin chính xác cho nhà đầu tư (Titman và Trueman, 1986); hoặc khả năng KTV không phát hành báo cáo chấp nhận toàn phần cho các BCTC có chứa đựng những sai sót trọng yếu (Lee và các cộng sự, 1998); hoặc tính trung thực của thông tin tài chính được trình bày trên BCTC sau khi được kiểm toán (Beatty, 1989; Krinsky và Rotenberg, 1989; Davidson và Neu, 1993); hoặc khả năng KTV có thể phát hiện và phòng ngừa các gian lận trên BCTC (Wallace, 1987) (theo nghiên cứu của Li Dang, 2004; Phan Thanh Hải, 2014).
Tóm lại, dưới góc nhìn của nhóm này, một cuộc kiểm toán có chất lượng khi kết quả của cuộc kiểm toán làm họ cảm thấy thỏa mãn về độ tin cậy, tính trung thực và hợp lý của các BCTC được kiểm toán, về hệ thống KSNB, đồng thời xác định về khả năng hoạt động liên tục và đảm bảo phát hiện và phòng ngừa các gian lận trên BCTC. Qua đó, họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn (đầu tư, hợp tác).
(2)Xã hội, hội nghề nghiệp, công chúng
Xã hội, hội nghề nghiệp, công chúng là những đối tượng sử dụng không dựa trên kết quả kiểm toán để ra các quyết định kinh tế, nhưng lại là bị ảnh hưởng một cách gián tiếp đến lợi ích hoặc rủi ro kinh tế. Ví dụ như trường hợp DN đang gặp khó khăn, đứng trên bờ vực phá sản, nhưng BCKT vẫn "đẹp" và hậu quả là gây ra thiệt hại rất lớn cho nhà đầu tư, cho nền kinh tế đất nước, qua đó gián tiếp ảnh hưởng đến lợi ích của xã hội, uy tín của Hội nghề nghiệp, gây sụt giảm lòng tin của công chúng.
Theo Văn phòng Kiểm toán Chính phủ của Mỹ (GAO) (2003) “Một cuộc kiểm toán có chất lượng là cuộc kiểm toán được thực hiện tuân thủ với các CMKiT được chấp nhận chung (GAAP) nhằm cung cấp sự đảm bảo tin cậy rằng BCTC được kiểm toán và các thông tin có liên quan sẽ (1) được trình bày phù hợp với các CMKiT được chấp nhận chung (GAAP); và (2) không có những sai phạm trọng yếu
(sai sót, gian lận)”.
Còn theo Khuôn mẫu CLKT được ban hành bởi IAASB (2014) thì một cuộc kiểm toán có chất lượng là khả năng KTV đưa ra ý kiến về BCTC dựa trên những bằng chứng kiểm toán đầy đủ và thích hợp có được bởi một đội ngũ tham gia có:
- Đạo đức nghề nghiệp
- Có đầy đủ hiểu biết, kinh nghiệm, và thời gian để thực hiện công tác kiểm toán
- Áp dụng một quy trình kiểm toán chặt chẽ và thủ tục KSCL - Cung cấp báo cáo có giá trị và kịp thời
- Tương tác phù hợp với các bên liên quan
Tóm lại, từ những định nghĩa nêu trên, chất lượng hoạt động kiểm toán được hiểu là mức độ thoả mãn của các đối tượng sử dụng kết quả kiểm toán về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến kiểm toán của KTV; đồng thời đáp ứng các yêu cầu của đạo đức nghề nghiệp và chuẩn mực chuyên môn cũng như thoả mãn mong muốn của đơn vị được kiểm toán về những ý kiến đóng góp của KTV, nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh, trong thời gian định trước với giá phí hợp lý.
Từ những phân tích trên, theo Tác giả, chất lượng kiểm toán của DNKT Việt Nam là mức độ tuân thủ CMKiT và mức độ đảm bảo về khả năng phát hiện sai sót, báo cáo sai sót trọng yếu trên BCTC.