7. KếT CấU CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU
3.4.1 Thiết kế thang đo
Mô hình nghiên cứu được đề xuất trong chương 2 bao gồm:
Biến phụ thuộc: Chất lượng kiểm toán
5 biến độc lập:
(1) Quy mô của DNKT, (2) Giá phí kiểm toán, (3) KSCL từ bên trong,
(4) Đạo đức nghề nghiệp của KTV (5) Năng lực chuyên môn của KTV
Nghiên cứu sử dụng thang đo Likert 5 mức độ với (1) rất không đồng ý, (2) không đồng ý, (3) bình thường, (4) đồng ý và (5) rất đồng ý. Dựa vào phần cơ sở lý thuyết ở chương 2, các thang đo được xây dựng cụ thể như sau:
Biến phụ thuộc:
Thang đo chất lượng kiểm toán
Để đánh giá chất lượng hoạt động KTĐL hiện nay, tác giả xây dựng thang đo chất lượng kiểm toán. Cơ sở lý thuyết ở chương 2 đã cho thấy tùy thuộc vào góc nhìn của từng đối tượng khác nhau, từng mục đích sử dụng kết quả kiểm toán khác nhau mà nhận thức về CLKT cũng khác nhau. Dưới góc nhìn của khách hàng, CLKT chính là ở mức độ thỏa mãn về các lợi ích mà họ nhận được thông qua dịch vụ họ được cung cấp. Dưới góc nhìn của người sử dụng BCKT (nhà đầu từ, đối tác...) thì CLKT là mức độ thoả mãn về tính khách quan và độ tin cậy vào ý kiến
kiểm toán của KTV để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn. Dưới góc nhìn của DNKT thì CLKT là đáp ứng được những yêu cầu, qui định theo chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp, CMKiT và các qui định của pháp luật có liên quan. Bên cạnh đó, đáp ứng được yêu cầu của khách hàng trong sự cân đối giữa lợi ích và chi phí để mang lại lợi nhuận cho công ty. Dựa trên cơ sở này, tác giả đã xây dựng biến quan sát cho thang đo CLKT như sau:
Bảng 3.1: Thang đo chất lượng kiểm toán
Mã Biến quan sát
CLKT1 Khách hàng cảm thấy thỏa mãn với những lợi ích mà họ nhận được thông qua các dịch vụ được cung cấp bởi DNKT
CLKT2 Người sử dụng BCKT (nhà đầu tư, đối tác...) cảm thấy thỏa mãn về tính khách quan để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.
CLKT3 Dịch vụ được cung cấp bởi DNKT đã đáp ứng được yêu cầu của các qui định về kiểm toán
CLKT4
Người sử dụng BCKT (nhà đầu tư, đối tác...) cảm thấy thỏa mãn độ tin cậy của các BCTC được kiểm toán để họ có thể đưa ra các quyết định kinh tế đúng đắn.
CLKT5 Dịch vụ được cung cấp bởi DNKT đã thỏa mãn khách hàng trong sự cân đối giữa chi phí và lợi ích để mang lại lợi nhuận cho công ty.
Biến độc lập
(1) Thang đo quy mô của DNKT
Cơ sở lý thuyết trong chương 2 cho thấy DNKT có quy mô càng lớn thì càng có khuynh hướng cung cấp dịch vụ kiểm toán được tốt hơn. Các nghiên cứu chỉ ra rằng DNKT lớn lo sợ thiệt hại về danh tiếng hơn DNKT vừa và nhỏ nên có xu hướng cung cấp CLKT cao hơn (Mansi và cộng sự, 2004) và DNKT lớn có quy trình kiểm toán tốt hơn, trình độ nguồn nhân lực cao hơn và có phần mềm kiểm toán hiện đại nên CLKT cao hơn (Shu, 2000). Qua đó, các biến quan sát của thang đo quy mô của DNKT được xây dựng như sau:
Bảng 3.2: Thang đo quy mô của DNKT
Mã Biến quan sát
QM1 DNKT lớn có quy trình kiểm toán tốt hơn nên mang lại CLKT cao hơn
QM2 DNKT lớn lo sợ thiệt hại về danh tiếng hơn DNKT vừa và nhỏ nên sẽ cung cấp CLKT cao hơn
QM3 DNKT lớn có trình độ nguồn nhân lực cao hơn nên có thể cung cấp CLKT cao hơn
QM4 DNKT lớn sử dụng phần mềm kiểm toán hiện đại nên có thể cung cấp CLKT cao hơn
(2)Thang đo giá phí kiểm toán
Nhìn chung, các nhà nghiên cứu cho rằng việc hạ thấp giá phí kiểm toán thường dẫn đến giảm CLKT. Giải thích cho điều này là do việc hạ thấp chi phí có thể tác động đến quỹ thời gian và chi phí dự phòng cho cuộc kiểm toán cũng sẽ bị hạ thấp từ đó gây ra áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu (Novie Susanti Suseno, 2013). Bên cạnh đó, một DNKT nếu có doanh thu từ một hay một số khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu (hay nói cách khác là chịu áp lực về mặt tài chính) thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính độc lập của các KTV. Điều này có thể dẫn đến các KTV sẽ tránh báo cáo hết những sai phạm của khách hàng. Theo dự thảo chuẩn mực về đạo đức nghề nghiệp sắp ban hành tại VN thì tỷ trọng này 15% doanh thu. Ngoài ra, theo Novie Susanti Suseno (2013), áp lực cạnh tranh của thị trường kiểm toán dẫn đến một số các DNKT nhỏ giảm giá phí kiểm toán xuống thấp, làm cho các KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm toán cần thiết để phù hợp với giá phí. Do đó, tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo giá phí kiểm toán như sau:
Bảng 3.3: Thang đo giá phí kiểm toán
Mã Biến quan sát
GP1
Giá phí kiểm toán thấp, dẫn đến áp lực thời gian ngắn làm ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các sai sót, gian lận trên BCTC, qua đó có thể
GP2 Giá phí kiểm toán thấp làm ảnh hưởng đến khả năng phát hiện các sai sót, gian lận trên BCTC, qua đó có thể làm suy giảm CLKT
GP3 Giá phí kiểm toán của một khách hàng chiếm tỷ trọng lớn hơn 15% doanh thu của DNKT sẽ ảnh hưởng đến tính độc lập của KTV, dẫn đến
GP4
Áp lực cạnh tranh của thị trường khiến các DNKT có xu hướng giảm giá phí kiểm toán xuống thấp, dẫn đến các KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm toán cần thiết để phù hợp với giá phí, gây giảm CLKT
(3) Thang đo KSCL từ bên trong
Nhìn chung các nghiên cứu chỉ ra rằng soát xét chất lượng từ bên trong tốt sẽ làm cải thiện đáng kể CLKT. Theo Ayers và Kaplan (2003), KSCL từ bên trong giúp đảm bảo KTV tuân thủ quy trình kiểm toán, từ đó giúp gia tăng CLKT. Matsumura và Tucker (1995) thì cho rằng KSCL từ bên trong giúp tìm ra các khiếm khuyết để từ đó lập kế hoạch kiểm tra tốt hơn. Khả năng phát hiện các vi phạm cũng tăng lên nếu DNKT có hệ thống KSCL từ bên trong tốt (Owhoso et al., 2002) (theo nghiên cứu của Jean C. Bedard và cộng sự, 2008). Nghiên cứu của Alderman và Deitrick (1982) cũng chứng minh rằng việc xem xét và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL sẽ làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLKT. Từ đó, tác giả đưa ra các biến quan sát cho thang đo KSCL từ bên trong như sau:
Bảng 3.4: Thang đo KSCL từ bên trong
Mã Biến quan sát
KSCLBT1 KSCL từ bên trong giúp đảm bảo KTV tuân thủ quy trình kiểm toán, từ đó giúp gia tăng CLKT
KSCLBT2 KSCL từ bên trong giúp phát hiện ra các khiếm khuyết của quy trình kiểm toán, làm cải thiện CLKT
KSCLBT3 KSCL từ bên trong làm gia tăng khả năng phát hiện các vi phạm nghề nghiệp, từ đó giúp nâng cao CLKT
KSCLBT4
Việc xem xét và đánh giá liên tục về hệ thống KSCL làm gia tăng khả năng hoạt động hữu hiệu của hệ thống, góp phần nâng cao CLKT
(4) Thang đo đạo đức nghề nghiệp của KTV
Việc tuân thủ đạo đức nghề nghiệp kiểm toán sẽ làm gia tăng CLKT nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu. Nghiên cứu của Baotham (2009) cho thấy tính độc lập trong kiểm toán có mối quan hệ đồng biến với chất lượng và uy tín kiểm toán. Ông cũng cho rằng việc ký cam kết về tính độc lập cho từng khách hàng khiến KTV chấp hành tốt hơn về tính độc lập, làm gia tăng CLKT. Bên cạnh đó, sự thận trọng đúng mức của KTV trong quá trình kiểm toán có ảnh hưởng tích cực đến CLKT (Chen và cộng sự, 2009, theo Phan Thanh Hải, 2014). Từ đó, tác giả đã đưa ra các biến quan sát cho thang đo đạo đức nghề nghiệp của KTV như sau:
Bảng 3.5: Thang đo đạo đức nghề nghiệp của KTV
Mã Biến quan sát
DDNN1 Tính độc lập của KTV góp phần nâng cao độ tin cậy của thông tin được kiểm toán, từ đó giúp nâng cao CLKT
DDNN2 Việc ký cam kết về tính độc lập cho từng khách hàng khiến KTV chấp hành tốt hơn về tính độc lập, làm gia tăng CLKT
DDNN3 Sự thận trọng đúng mức của các KTV trong quá trình kiểm toán giúp nâng cao CLKT
(5) Thang đo năng lực chuyên môn của KTV
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng năng lực chuyên môn của KTV đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao CLKT. Trong đó, kiến thức và chuyên môn của KTV có ý nghĩa quyết định đến kết quả của việc thực hiện kiểm toán (Husam Al-Khaddash và cộng sự, 2013). Nghiên cứu của Hammersley (2006) chỉ ra rằng những am hiểu của KTV ở nhiều lĩnh vực sẽ làm gia tăng khả năng phát hiện ra các sai sót, qua đó ảnh hưởng đến khả năng báo cáo các sai sót và làm tăng CLKT. Nghiên cứu của Eko Suyono (2012) cũng chỉ ra những DNKT có quy trình tuyển dụng chặt chẽ, chú trọng đến năng lực của nhân viên và có sự đầu tư cho việc đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên thì luôn có được chất lượng nhân viên tốt hơn, nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng nhiều hơn qua đó sẽ tác động tích cực đến giá phí kiểm toán, làm gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao CLKT. Qua đó, tác giả xây dựng các biến quan sát cho thang đo năng lực chuyên môn của KTV như sau:
Bảng 3.6: Thang đo năng lực chuyên môn của KTV
Mã Biến quan sát
NLCM1 Kiến thức và chuyên môn của KTV giúp KTV thực hiện kiểm toán tốt hơn, từ đó góp phần làm gia tăng CLKT
NLCM2
KTV am hiểu về nhiều ngành nghề kinh doanh của khách hàng làm tăng khả năng phát hiện sai sót, gian lận trên BCTC trong quá trình kiểm toán, qua đó cung cấp CLKT cao hơn
NLCM3 KTV tại DNKT có quy chế tuyển dụng đầy đủ, chặt chẽ sẽ có NLCM tốt hơn, mang lại CLKT cao hơn
NLCM4
KTV được đào tạo và cập nhật kiến thức chuyên ngành thường xuyên sẽ tăng khả năng đánh giá rủi ro kiểm toán, phát hiện sai sót và gian lận trên BCTC, nhờ vậy làm gia tăng CLKT