7. KếT CấU CủA Đề TÀI NGHIÊN CứU
2.3 CÁC NHÂN Tố BÊN TRONG CÔNG TY KIểM TOÁN TÁC ĐộNG ĐếN CHấT LƯợNG
-Báo cáo minh bạch
-Báo cáo KSCL kiểm toán
-Giá trị đạo đức và
thái độ
-Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm và thời gian Tương tác giữa KTV, Cơ quan Nhà nước và Người sử dụng BCTC
Luật, những quy định liên quan đến BCTC; Áp dụng khuôn khổ BCTC; Hệ thống thông tin; Quản trị doanh nghiệp; Các yếu tố văn hóa bên ngoài; Quy định về kiểm toán; Môi trường cạnh tranh; Thu hút nhân lực; Thời hạn của BCTC.
(Chi tiết các nhân tố cụ thể xem Phụ lục 4: Khuôn khổ CLKT (IAASB, 2014))
2.3 Các nhân tố bên trong công ty kiểm toán tác động đến chất lượng kiểm toán kiểm toán
2.3.1 Quy mô của doanh nghiệp kiểm toán (QM)
Quy mô của DNKT được coi là chỉ số hiệu quả nhất trong xác định CLKT (Lennox, 1999). Theo đó, DNKT có quy mô càng lớn thì càng có khuynh hướng cung cấp dịch vụ kiểm toán được tốt hơn (Francis, 2004).
Vào cuối thập niên 1970, nhiều người không đồng tình quan điểm cho rằng, các CTKT lớn luôn có chất lượng tốt hơn CTKT nhỏ và các CTKT quy mô nhỏ bị phân biệt đối xử. Để giải quyết vấn đề này, DeAngelo (1981) đã tiến hành các phân tích về sự ảnh hưởng của quy mô kiểm toán đến chất lượng kiểm toán và kết luận rằng, CTKT quy mô lớn thường có chất lượng được đánh giá (bởi thị trường) cao hơn các CTKT quy mô nhỏ. Theo DeAngelo, CTKT càng nhiều khách hàng thì họ càng bị áp lực kinh tế buộc phải duy trì và nâng cao chất lượng kiểm toán.
Nhiều nghiên cứu đã điều tra về mối quan hệ giữa CLKT và quy mô DNKT. Hầu hết trong số đó khẳng định rằng quy mô DNKT có mối quan hệ tỉ lệ thuận với CLKT (ví dụ, Colbert & Murray, 1995; DeAngelo, 1981; O'Keefe & Westort, 1992). Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng không có sự khác biệt giữa các DNKT lớn và DNKT vừa và nhỏ về CLKT, cả hai đều có khả năng đạt được một
Nhân tố
đầu vào Nhân tố quá trình
Nhân tố đầu ra
Nhân tố
mức CLKT chấp nhận được (ví dụ, Bauwhede & Willekens, 2004; Jackson và cộng sự, 2008; Larn & Chang, 1994). Và các DNKT có quy mô vừa và nhỏ vẫn có khả năng đạt được CLKT cao khi họ đáp ứng được các yêu cầu của các CMKiT (Bauwhede & Willekens, 2004; Larn & Chang, 1994) (theo nghiên cứu của Hosseinniakani S.M và cộng sự, 2014).
Ngoài ra, Dye (1993) kết luận, chất lượng kiểm toán có mối quan hệ với nguồn tài chính của CTKT [85]. Quy mô CTKT càng lớn với nhiều nguồn lực (deep-pocket) thì có thể thanh toán được tiền phạt khi có kiện tụng, điều này cũng làm tăng điều kiện duy trì chất lượng dịch vụ ở mức cao và do vậy cũng sẽ làm giảm tối thiểu khả năng xảy ra các vụ kiện tụng. Một số nhà nghiên cứu khác cũng đồng ý với quan điểm này như Lennox (1999), Shu (2000).
Tuy nhiên, kể từ sau vụ phá sản của tập đoàn năng lượng hàng đầu nước Mỹ Enron năm 2001, liên quan đến sự sụp đổ của hãng kiểm toán hàng đầu thế giới Arthur Andersen năm 2002 đã làm lung lay quan điểm cho rằng chất lượng kiểm toán thường được đảm bảo tốt hơn bởi các công ty kiểm toán lớn.
Công trình nghiên cứu của Chia-Chi Lee (2008) ở Trường Kinh doanh Quốc tế Đài Loan về sự ảnh hưởng của quy mô đến hiệu quả hoạt động của các công ty KTĐL. Nghiên cứu được thực hiện trong khoảng thời gian từ năm 1988- 2002 thông qua việc phân tích kết quả khảo sát đối với 370 công ty KTĐL tại Đài Loan. Kết quả nghiên cứu cho rằng quy mô của DNKT có ảnh hưởng rõ rệt đến hiệu quả hoạt động đặc biệt là trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình các DNKT đa quốc gia (international audit firms), DNKT lớn (large-size audit firms), DNKT có quy mô vừa (medium-size audit firms); tuy nhiên lại chỉ ra rằng sự ảnh hưởng này là không đáng kể trong mối quan hệ so sánh giữa loại hình DNKT có quy mô vừa với loại hình DNKT có quy mô nhỏ (small-size audit firms) (theo nghiên cứu của Phan Thanh Hải, 2014).
Dù vậy, đến nay hầu hết các nghiên cứu đều cho thấy qui mô CTKT là nhân tố ảnh hưởng tới chất lượng kiểm toán cũng như ảnh hưởng đến sự hài lòng của người sử dụng dịch vụ kiểm toán. Các DNNY trên TTCK cũng thường chấp nhận mức phí kiểm toán cao hơn để mời KTV của CTKT lớn kiểm toán BCTC nhằm tăng uy tín của chính DNNY.
2.3.2 Giá phí kiểm toán
Sự ảnh hưởng của giá phí kiểm toán đến CLKT cũng được nhiều nghiên cứu thực hiện. Tuy có nhiều quan điểm khác nhau song về cơ bản ý kiến cho rằng việc giảm giá phí kiểm toán thường dẫn đến giảm CLKT nhận được sự đồng tình của nhiều nhà nghiên cứu. Giải thích cho điều này là do việc hạ thấp chi phí có thể tác động đến quỹ thời gian và chi phí dự phòng cho cuộc kiểm toán cũng sẽ bị hạ thấp từ đó gây ra áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện ra các sai phạm trọng yếu.
Một số nhà nghiên cứu cho rằng, việc hạ thấp chi phí (đặc biệt giá phí của cuộc kiểm toán năm đầu tiên thấp hơn dưới mức chi phí bỏ ra) sẽ ảnh hưởng đến chất lượng kiểm toán. Hạ thấp chi phí (lowballing) có thể dẫn đến quỹ thời gian và chi phí dự tính cho cuộc kiểm toán bị hạ thấp và điều này tạo nên áp lực và khó khăn cho KTV trong việc phát hiện các sai phạm trọng yếu do sợ bị mất khách hàng. Nghiên cứu của DeAngelo (1981) đã đưa ra mô hình phí và chi phí kiểm toán góp phần chỉ rõ mối liên hệ giữa chi phí kiểm toán và mối quan hệ với khách hàng. Cụ thể đó là các DNKT thường có xu hướng ấn định mức giá phí kiểm toán ở năm đầu tiên dưới mức chi phí thực tế mà công ty bỏ ra để thu được lợi nhuận tăng thêm trong tương lai từ việc thực hiện các hợp đồng này. Điều này cũng tạo ra mối quan hệ kinh tế chặt chẽ với khách hàng qua đó làm suy giảm tính độc lập của KTV và dẫn đến giảm CLKT.
Ngoài ra, một DNKT nếu có doanh thu từ một hay một số khách hàng chiếm tỷ lệ cao trong tổng doanh thu (hay nói cách khác là chịu áp lực về mặt tài chính) thì sẽ có ảnh hưởng lớn đến tính độc lập của các KTV. Điều này có thể ảnh hưởng đến CLKT do các KTV sẽ tránh báo cáo hết những sai phạm của khách hàng vì sợ mất khách hàng.
Novie Susanti Suseno (2013) đã tiến hành khảo sát 73 DNKT tại Indonesia cũng chỉ ra rằng giá phí kiểm toán có ảnh hưởng đáng kể đến CLKT. Nghiên cứu cũng cho rằng giá phí kiểm toán phụ thuộc vào quy mô công ty khách hàng, tính phức tạp và rủi ro của quá trình kiểm toán (Jong Hag Choi và cộng sự, 2010). Tuy nhiên đối với một số các DNKT nhỏ thì việc xác định giá phí kiểm toán đôi khi không dựa trên 3 yếu tố trên mà dựa vào các yếu tố kinh tế như giá thị trường hoặc
giá phí mà các DNKT khác đã áp dụng trước đây. Tình trạng này sẽ ảnh hưởng đến CLKT khi KTV có thể bỏ đi các thủ tục kiểm toán cần thiết để phù hợp với giá phí kiểm toán. Kết quả này được hỗ trợ bởi các nghiên cứu Elitzur & Falk (1999), Carcello & Nagy (2004), Choi et al. (2009) và Ghosh & Pawlewicz (2008) (theo nghiên cứu của Novie Susanti Suseno, 2013).
Nghiên cứu của Basioudis & Fifi (2004) cũng chỉ ra mối liên hệ tỉ lệ thuận giữa giá phí kiểm toán và quy mô DNKT. Ông chỉ ra rằng các công ty quy mô lớn thường sẽ có giá phí kiểm toán cao hơn. Điều này là do họ cần phải bảo vệ danh tiếng bằng cách yêu cầu một giá phí cao hơn nhằm có thể thực hiện cuộc kiểm toán được chất lượng hơn (theo nghiên cứu của Jong Hag Choi và cộng sự , 2010).
Tóm lại, có thể thấy nhìn chung các nghiên cứu đều chỉ ra rằng giá phí kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ thuận với CLKT. Do vậy, tác giả lựa chọn nhân tố giá phí kiểm toán là một trong những nhân tố ảnh hưởng trong mô hình.
2.3.3 Kiểm soát chất lượng từ bên trong
Nhìn chung các nghiên cứu chỉ ra rằng soát xét chất lượng từ bên trong tốt sẽ làm cải thiện đáng kể CLKT. Theo báo cáo của Ủy ban trách nhiệm kiểm toán viên (CAR) năm 1978 tại Mỹ thì “nguy cơ bị phát hiện bởi người soát xét” là mối quan tâm lớn nhất khiến các KTV giảm thiểu các hành vi đe dọa CLKT. Alderman và Deitrick (1982) đã phát hiện ra rằng 78% KTV đồng ý rằng các thủ tục soát xét công việc giúp phát hiện ra các hành vi gây giảm CLKT. Theo đó, hoạt động soát xét công việc của KTV nhiều kinh nghiệm hơn đối với KTV ít kinh nghiệm hơn trong nhóm kiểm toán và của các chủ phần hùn đối với các chủ nhiệm kiểm toán phụ trách nhóm kiểm toán được xem là cách hiệu quả để KSCL kiểm toán tại DNKT (Otley và Pierce, 1996).
Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng soát xét chất lượng hợp đồng dịch vụ kiểm toán giúp cải thiện các xét đoán của KTV về đánh giá rủi ro kiểm toán (Ayers và Kaplan, 2003) và giúp tìm ra các khiếm khuyết để từ đó lập kế hoạch kiểm tra tốt hơn (Matsumura và Tucker 1995). Nghiên cứu của Owhoso et al. (2002) cũng chỉ ra rằng việc bổ nhiệm người soát xét có năng lực và nhiều kinh nghiệm trong ngành sẽ làm tăng khả năng phát hiện các vi phạm. Bởi người soát xét có năng lực hạn chế thường có xu hướng bị ảnh hưởng quá mức bởi nhận thức về chất lượng của người
bị kiểm tra (Tan và Jamal 2001). Asare et al. (2005) cũng tìm thấy xu hướng người soát xét có nhiều nỗ lực hơn trong việc phát hiện rủi ro, vi phạm khi thực hiện soát xét hợp đồng dịch vụ của khách hàng có rủi ro kiểm toán cao. Bên cạnh đó, việc soát xét bằng cách phỏng vấn trực tiếp cũng được chứng minh là hiệu quả hơn việc đưa các bảng câu hỏi (Brazel và cộng sự, 2004; Agoglia và cộng sự, 2005). FavereMarchesi và Emby (2005) qua nghiên cứu thực nghiệm cũng đã phát hiện ra rằng việc soát xét chất lượng hợp đồng của khách hàng mới thường mang lại kết quả tốt hơn so với khách hàng cũ. Phát hiện này hỗ trợ yêu cầu luân chuyển bắt buộc đối với khách hàng cũ của CMKiT ISQC 1 (theo nghiên cứu của Jean C. Bedard và cộng sự, 2008).
Nghiên cứu của Malone và Roberts (1996) về mối quan hệ giữa sự tác động của hành vi làm giảm CLKT và áp lực thời gian đối với nhiệm vụ được giao đã chỉ rõ sự cảm nhận áp lực của mỗi KTV về thủ tục quản lý và soát xét CLKT của công ty mà họ đang làm việc có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với hành vi làm giảm CLKT. Đồng thời Wooten (2003) cũng cho rằng, việc kiểm soát của chủ phần hùn và chủ nhiệm kiểm toán, kinh nghiệm của từng KTV về ngành nghề và hoạt động kinh doanh của khách hàng, tính chuyên nghiệp của KTV, sự kiên trì và thái độ hoài nghi nghề nghiệp có ảnh hưởng đến CLKT (theo nghiên cứu của Phan Thanh Trúc, 2013).
Tóm lại, KSCL từ bên trong tốt sẽ thúc đẩy việc tuân thủ của KTV trong quá trình kiểm toán, góp phần nâng cao CLKT. Vì vậy, tác giả lựa chọn nhân tố KSCL từ bên trong là một trong những nhân tố ảnh hưởng trong mô hình.
2.3.4 Đạo đức nghề nghiệp
Sự tiến bộ của xã hội đòi hỏi người hành nghề trong bất cứ lĩnh vực nào cũng phải tuân thủ đạo đức nghề nghiệp cơ bản. Những người hành nghề đều dựa vào đặc thù và nguyên tắc chuẩn mực cơ bản có ảnh hưởng trọng yếu đến nghề nghiệp để làm nền tảng xây dựng đạo đức nhằm đảm bảo cho nghề nghiệp và sản phẩm của ngành nghề được xã hội trọng dụng, tôn vinh. Người hành nghề kiểm toán cũng vậy, việc luôn giữ được đạo đức nghề nghiệp trong quá trình làm việc sẽ góp phần nâng cao CLKT và gây dựng được lòng tin của xã hội.
độ hoài nghi nghề nghiệp của KTV với CLKT. Baotham (2009) nghiên cứu tác động của tính độc lập, chất lượng, độ tin cậy dựa trên danh tiếng và thành công bền vững của các KTV công chứng (CPAs) ở Thái Lan. Kết quả cho thấy rằng tính độc lập trong kiểm toán có mối quan hệ đồng biến với chất lượng và uy tín kiểm toán, và một cuộc kiểm toán có chất lượng có sự liên kết tích cực với độ tin cậy của thông tin được kiểm toán.
Nghiên cứu của Chen và cộng sự (2009) đã ghi nhận một mối quan hệ tích cực giữa thái độ hoài nghi nghề nghiệp và CLKT. Cụ thể, KTV thực hiện mức độ cao hơn của sự hoài nghi nghề nghiệp nếu nhận thấy có nhiều khả năng đối đầu với một khách hàng hoặc thực hiện các thủ tục bổ sung khi bất thường (Shaub và Lawrence, 1996), hoặc nhận thấy có nhiều khả năng để phát hiện gian lận, ít tin tưởng vào khách hàng, và nhiều khả năng phải đầu tư ở mức độ cao đối với các nỗ lực trong quá trình kiểm toán (theo nghiên cứu của Phan Thanh Hải, 2014).
Tóm lại, đạo đức nghề nghiệp của người hành nghề kiểm toán có mối quan hệ tỉ lệ thuận với CLKT. Do vậy, tác giả lựa chọn nhân tố đạo đức nghề nghiệp của KTV là một trong những nhân tố ảnh hưởng trong mô hình.
2.3.5 Năng lực chuyên môn
Năng lực chuyên môn của KTV là một nhân tố quan trọng để đảm bảo chất lượng kiểm toán. Kiểm toán viên thể hiện tính chuyên sâu nếu có hiểu biết sâu về lĩnh vực chuyên ngành của khách hàng, có năng lực nhận biết rủi ro, cơ hội và thực tế kế toán của các khách hàng qua quá trình đào tạo và kinh nghiệm thực tế đạt được trong quá trình kiểm toán (Craswell và cộng sự, 1995; Hogan and Jeter, 1999; Solomon và cộng sự, 1999; Gramling & Stone, 2001; Velury và cộng sự, 2003)
Hầu hết các nghiên cứu đều chỉ ra rằng năng lực chuyên môn của KTV đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao CLKT. Năng lực chuyên môn ở đây không chỉ là năng lực trong lĩnh vực kiểm toán và còn là những am hiểu trong những lĩnh vực hoạt động của khách hàng. Những am hiểu này sẽ làm tăng cường khả năng phát hiện ra các sai sót, qua đó ảnh hưởng đến khả năng báo cáo các sai sót và làm gia tăng CLKT (Hammersley, 2006).
Sự phát triển nhanh chóng của các công ty hoạt động đa ngành nghề đã đặt ra những yêu cầu mới, đòi hỏi KTV tham gia kiểm toán có kiến thức trong nhiều lĩnh
vực hoạt động. Điều này đem lại ưu thế cho các DNKT có quy mô lớn khi họ có nhiều điều kiện để tuyển chọn những KTV có năng lực cùng với những kỹ thuật công nghệ hiện đại được áp dụng và những chương trình đạo tạo thường xuyên. Bên cạnh đó, kiến thức của từng chuyên ngành cụ thể được tích lũy thông qua khách hàng, nhiệm vụ được giao và kinh nghiệm nghề nghiệp về ngành nghề liên quan (Bonner,1990). Nhờ vậy, khách hàng sẽ nhận được nhiều lợi ích hơn từ cuộc kiểm toán ngay cả trong nhiệm kỳ kiểm toán đầu tiên (Stanley & Todd DeZoort, 2007). Qua đó làm gia tăng CLKT, gia tăng sự tín nhiệm của thị trường và gián tiếp tác động đến giá phí kiểm toán. Nghiên cứu của Wang & Iqbal (2009) đã chỉ ra rằng những DNKT có quy trình tuyển dụng chặt chẽ, chú trọng đến năng lực của nhân viên và có sự đầu tư cho việc đào tạo và cập nhật kiến thức thường xuyên thì luôn có được chất lượng nhân viên tốt hơn, nhận được sự hài lòng từ phía khách hàng nhiều hơn qua đó sẽ tác động tích cực đến giá phí kiểm toán, làm gia tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường và nâng cao CLKT (theo nghiên cứu của Eko Suyono, 2012).
Nhiều nghiên cứu khác cũng chỉ rõ kiến thức và chuyên môn của KTV đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát hiện ra những sai sót trong quá trình kiểm toán (Owhoso và cộng sự, 2002), và có ý nghĩa quyết định đến kết quả của việc thực hiện các thủ tục phân tích (Wright và Wright, 1997) hay đánh giá các thành phần của rủi ro kiểm toán (Low, 2004; Hammersley, 2006; Maroney và Simnett, 2009) (theo nghiên cứu của Husam Al-Khaddash và cộng sự, 2013).
Trong các nghiên cứu, KTV/nhóm kiểm toán được giao nhiệm vụ kiểm toán có sự hiểu biết sâu (tinh thông) về lĩnh vực chuyên ngành thường được đánh giá có mức độ ảnh hưởng quan trọng nhất tới chất lượng kiểm toán (Kym Boon, Jill